TRẦM CẢM, RỐI LOẠN LO ÂU SAU KHI MẮC COVID-19
Bài đăng Tạp chí Sức khoẻ Cộng đồng số 15 ngày 27/10/2021
Sau thời gian điều trị mắc Covid-19, mặc dù người bệnh đã phục hồi và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, nhưng sau đó nhiều bệnh nhân vẫn phải chịu tác động từ những di chứng, biến chứng, sự tổn thương tinh thần. Những bệnh nhân bị Covid-19 nặng, bệnh nhân lớn tuổi hay người có nhiều bệnh sẽ là lúc các bệnh nền dễ bộc phát.
Covid-19 làm tăng gần 1/3 số người mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), hội chứng hậu Covid-19 hay còn gọi Covid-19 kéo dài là vấn đề đang rất được quan tâm; nhiều người sau khi khỏi bệnh Covid-19 có thể gặp phải một số vấn đề sức khoẻ kéo dài hàng tuần hay hàng tháng; điều này có thể xảy ra với cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Theo đó, trong bối cảnh dịch kéo dài, mỗi người phải đối diện với nhiều nỗi lo, không chỉ xoay quanh chuyện cơm áo gạo tiền, mà còn bản thân và gia đình có thể nhiễm bệnh. Người mắc Covid-19 thì lo diễn tiến nặng, khỏi bệnh rồi thì lo sẽ có di chứng. Chính những lo lắng này là tác nhân gây ra một số triệu chứng giống với hội chứng Covid-19 kéo dài.
Ở một diễn biến khác, một nghiên cứu mới phát hiện, đại dịch Covid-19 đã làm tăng gần 1/3 số người mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu ở hơn 200 quốc gia trên thế giới hồi năm ngoái.
Theo nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí y học Lancet, mặc dù các rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng về sức khỏe toàn cầu trước cả khi đại dịch bùng phát, nhưng sự lây lan của virus corona chủng mới cùng các biện pháp phong tỏa, hạn chế tiếp sau đó để chống lại mầm bệnh nguy hiểm này đã làm vấn đề thêm trầm trọng.
Các nhà nghiên cứu thống kê, trong năm 2020, thế giới có thêm 76,2 triệu ca rối loạn lo âu và 53,2 triệu ca rối loạn trầm cảm, tương đương mức tăng 27,6% so với năm trước đó.
Để đo lường tác động của đại dịch đối với bất kỳ khu vực cụ thể nào, nhóm nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ mắc virus hàng ngày, các hạn chế về việc đi lại của mọi người và tỷ lệ tử vong vượt mức hàng ngày. Kết quả là, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất xét về 2 tiêu chí đầu tiên tương ứng với những khu vực tăng vọt tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu. Song, không có sự tương đồng nào được ghi nhận, xét về tiêu chí thứ 3.
Do đó, nghiên cứu kết luận, sự gia tăng ca mắc Covid-19 và giảm khả năng di chuyển có "liên quan đáng kể" đến tình hình sức khỏe tâm thần xấu đi.
Nhóm nghiên cứu cũng khám phá ra rằng, phụ nữ bị ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tâm thần nhiều hơn đàn ông trong đại dịch. Những người trẻ tuổi chịu tác động lớn hơn nhóm lớn tuổi hơn, vì họ bị thiếu tương tác bạn bè đồng trang lứa sau khi các trường học phải đóng cửa và nhà chức trách cho triển khai các hạn chế xã hội khác. Ngoài ra, những người trẻ tuổi cũng nhiều khả năng bị thất nghiệp trong và sau khủng hoảng kinh tế hơn so với những người lớn tuổi hơn.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo, các rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ làm gia tăng nguy cơ về các chứng bệnh khác và tình trạng tự tử. Họ kêu gọi các chính phủ trên khắp thế giới nên tăng cường các hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân.
Nên tuân thủ lối sống lành mạnh
Mặc dù trầm cảm, rối loạn lo âu có thể trở thành một chủ đề lâm sàng rất nguy hiểm, nhưng nhiều cách để giúp bạn vượt qua chứng rối loạn tâm trạng này rất đơn giản và thiết thực. Tự chăm sóc bản thân là một thành phần quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh và giữa chế độ ăn uống, tập thể dục, thói quen hàng ngày và các tương tác xã hội, có rất nhiều bước bạn có thể thực hiện để ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Khi bạn vượt qua giai đoạn trầm cảm, hãy cởi mở để thử những cách tiếp cận mới và hiểu rằng có thể cần kết hợp các phương pháp tự chăm sóc này trước khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong tâm trạng của mình.
Bạn nên tuân thủ những điều sau:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục nhiều hơn
- Đắm mình trong nắng
- Có được giấc ngủ chất lượng
- Giao lưu với bạn bè và gia đình
- Lên kế hoạch cho các hoạt động vui chơi
- Hãy tử tế với chính mình
Sử dụng thảo dược để giảm chấm dứt stress, trầm cảm, lo âu
Hippocrates (460-370 TCN), ông được coi là cha đẻ của y học , ông cho rằng sự phát sinh bệnh là do sự mất cân bằng trong bốn chất dịch chính của cơ thể (máu, dịch đờm, mật vàng, mật đen) hay còn được gọi là “humors” và những biến đổi về tâm lý. Bốn chất dịch này là được sản xuất bởi các cơ quan khác nhau, đi khắp cơ thể và không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc . Khi “humors” cân bằng, thì sức khỏe sẽ tốt lên theo đó còn khi mất cân bằng, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, nhiệm vụ của người thầy thuốc là để khôi phục lại sự cân bằng về humors, tâm lý cho bệnh nhân. Để tái lập cân bằng này, có thể thông qua việc sử dụng các loại thảo dược để trị liệu.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, toàn bộ khái niệm về “humors” và tác động của chúng đối với sức khỏe có vẻ buồn cười, cổ xưa và xa vời. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho rằng hoạt động bình thường của nhiều hệ thống sinh lý phụ thuộc vào các dãy chất hóa học khác nhau. Hệ thống thần kinh của con người là một ví dụ điển hình. Nó là hệ thống rộng lớn với mạng lưới phức tạp bao gồm não và tủy sống, dây thần kinh đi sâu vào tất cả các phần của cơ thể. Chúng được tạo thành từ hàng triệu, thậm chí hàng tỷ tế bào chuyên biệt được gọi là neuron với tác dụng thu thập và truyền thông tin thông qua xung điện. Các hợp chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh giúp chuyển tiếp những xung điện từ neuron này sang neuron khác với tốc độ ít hơn 1/5000 của 1 giây. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 30 chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin, dopamin và norepinephrin.
Hệ thần kinh liên quan mật thiết với hệ thống nội tiết, các hormone như insulin, cortisol, estrogen, và testosterone. Các hormone này thông qua đường máu đến các tế bào đích cụ thể, chúng tạo ra các phản ứng sinh học trên phạm vi rộng. Hormone giúp điều chỉnh nhiều chức năng và cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng và cảm xúc của cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gián đoạn trong cân bằng bình thường của dẫn truyền thần kinh và hormone chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, sự mất cân bằng nồng độ serotonin có thể dẫn đến trầm cảm, hoặc lo lắng, giận dữ hay cảm giác hoảng loạn. Những bất thường nội tiết tố có thể dẫn những vấn đề khác như ăn ngủ kém và thay đổi tâm trạng. Một trong những nguyên nhân chất phá vỡ sự cân bằng dẫn truyền thần kinh đó là sự căng thẳng (stress). Stress thường phát sinh bởi những yêu cầu công việc, lối sống bận rộn, lo lắng tài chính và xung đột cá nhân… diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Dấu hiệu của stress bao gồm: khó chịu, tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, lo âu, đau đầu, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ. Thuốc để điều trị căng thằng, hoặc giải quyết các triệu chứng của nó thường dùng các thuốc hướng thần, tuy nhiên có thế gây tác dụng không mong muốn như: rối loạn thần kinh thực vật, thay đổi cảm xúc thất thường, rối loạn trương lực cơ hoặc có thể gây quen thuốc… Với liệu pháp thiên nhiên, dùng các loại thảo dược để chống lại sự căng thẳng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt, an toàn, không gây tác dụng phụ, giúp cơ thể cân bằng và tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone nội sinh. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thảo dược đã được sử dụng để điều trị bệnh thần kinh và giúp khôi phục lại tinh thần. Dưới đây là những loại thảo mộc đặc biệt hiệu quả, thường có sẵn và được áp dụng rộng rãi. Một số loại được sử dụng trong đông y từ lâu đời, một số loại mới được nghiên cứu phát hiện.
Rau đắng biển (Bacopa - Bacopa monnieri) được sử dụng để làm giảm và ngăn ngừa stress. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức, thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư.
Rau đắng biển (Bacopa - Bacopa monnieri)
Cây bơ gai (Butterbur - Petasites hybridus): Các chế phẩm làm từ rễ và lá của cây được sử dụng trong y học thảo dược hiện đại để giảm đau đầu đau nửa đầu do stress gây ra. Thử nghiệm lâm sàng đã xác nhận tác dụng của nó.
Cây bơ gai (Butterbur - Petasites hybridus)
Tiểu bạch cúc (Feverfew - Tanacetum parthenium) đã từng được dùng ở Hy Lạp cổ đại chủ yếu để hạ sốt, nhưng ngày nay nó được dùng để trị chứng đau nửa đầu rất hiệu quả.
Tiểu bạch cúc (Feverfew - Tanacetum parthenium)
Hoa bia (Hops - Humulus lupulus) thường được dùng trong sản xuất bia. Trong y học, loại thảo dược này giúp chống mất ngủ, kích thích giấc ngủ, giúp giảm căng thẳng thần kinh.
Hoa bia (Hops - Humulus lupulus)
Cây hồ tiêu rễ (Kava - Piper methysticum) được sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ và rối loạn lo âu và trầm cảm nhẹ.
Cây hồ tiêu rễ (Kava - Piper methysticum)
Cây hương phong thảo (Lemon balm - Melissa officinalis) thường được kết hợp với hoa bia (Hops - Humulus lupulus), cây nữ lang (Valeriana - Valeriana officinalis) sử dụng để cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, tăng trí nhớ và khả năng học tập.
Cây hương phong thảo (Lemon balm - Melissa officinalis)
Cỏ thánh John (St. John’s Wort - Hypericum perforatum), là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu đặc biệt ở Đức để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Loại cỏ này rất an toàn, dùng được cho thanh thiếu niên và trẻ em. Một số nghiên cứu đã cho thấy loại cỏ này giúp cân bằng lượng của serotonin dẫn truyền thần kinh trong não.
Cỏ thánh John (St. John’s Wort - Hypericum perforatum)
Cây nữ lang (Valeriana - Valeriana officinalis) là loại thảo dược được dùng từ lâu đời ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã, cũng như trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, loại cây này được dùng để giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc với ít tác dụng phụ.
Một nghiên cứu được công bố trên tuần san khoa học nổi tiếng The Lancet ngày 1.9 cho biết tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm 50% nguy cơ phát triển các triệu chứng Covid-19 kéo dài. Trang web chính thức của CDC Mỹ cũng kêu gọi người dân nên tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa hội chứng này.
Cây nữ lang (Valeriana - Valeriana officinalis)
Link:
https://suckhoecongdongonline.vn/tram-cam-roi-loan-lo-au-sau-khi-mac-covid-19-d235175.html
Tiến sỹ - Lương y Phùng Tuấn Giang
Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam