Chuyên gia ĐH Cornell, Mỹ tư vấn về dinh dưỡng với bệnh tiểu đường

SKĐS - Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) Mời Chuyên gia ĐH Cornell,Mỹ trực tiếp tư vấn về bệnh tiểu đường vào lúc 9h30 thứ hai, ngày 13/6/2016.

 

Báo Sức khoẻ & Đời sống xin tiếp nhận mọi thông tin tố cáo tiêu cực của người dân tại hòm thư [email protected] hoặc liên hệ với số điện thoại đường dây nóng 0901727659.
SKĐS trân trọng cảm ơn.

Mời các bạn theo dõi chương trình

Tiểu đường hay còn gọi là "đái tháo đường" là một bệnh mạn tính, thường tiến triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường với số ca mắc hiện nay khoảng 3 triệu người, trong số đó có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện bệnh. Tiểu đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.

Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân là do dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.... Tuy nhiên khi đã mắc bệnh, việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động của  người bệnh  sẽ quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Thậm chí nhiều biện pháp đông y cũng được chứng minh có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đối với người bệnh tiểu đường như thế nào, làm sao để ngăn ngừa và tránh tái phát bệnh, các biện pháp đông y hỗ trợ bệnh tiểu đường thế nào....  báo điện tử Sức khỏe và đời sống (suckhoedoisong.vn) mời Chuyên gia ĐH Cornell,Mỹ trực tiếp tư vấn về bệnh tiểu đường”.

Khách mời tham dự chương trình gồm:

Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhurry –  Tiến sỹ Y khoa trường WRU, Anh Quốc; Chuyên gia Nghiên cứu Y khoa Trung Hoa, Trường Đại Học Cornell, Mỹ.

Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhurry, người Ấn Độ tốt nghiệp khoa siêu âm tim, Đại học Y khoa Vienna, Áo; ông có Chứng nhận cấp cao chuyên gia tiểu đường, Viện Cleveland Clinic, Mỹ; Tốt nghiệp khoa giáo dục tiểu đường, Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Bỉ; là thành viên Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ; Người đạt 2 kỷ lục Thế giới về trí nhớ và thể chất; và là tác giả hơn 25 quyển sách về trí nhớ và cơ thể.

TS. Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam.

 

TS. Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam.

Bác sĩ đa khoa Mai Thanh Việt


Buổi tư vấn được truyền hình trực tuyến trên Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống (Suckhoedoisong.vn), trên Youtube bắt đầu từ: 9h30, thứ hai, ngày 13/6/2016.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ Email: [email protected]

hoặc Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam theo email: [email protected]

hoặc gọi theo số 19006690 trong thời gian diễn ra chương trình

hoặc trên trang fanpage: Y tế Việt Nam

hoặc fanpage của báo: Sức khoẻ & Đời sống

Các khán giả có câu trả lời tương tác với chương trình đúng và nhanh nhất sẽ được lựa chọn để nhận các phần quà của chương trình gửi tặng.

Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS. Biswaroop Roy Chowdhurry - Tiến sỹ Y khoa trường WRU, Anh Quốc; Chuyên gia Nghiên cứu Y khoa Trung Hoa,Trường Đại Học Cornell, Hoa Kỳ, TS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, TS Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Hội đồng Viện - Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam và Bác sĩ Mai Thanh Việt.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Vinamilk đã đồng hành cùng chương trình!

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Câu hỏi 1 tương tác khán giả

1. Câu nào sau đây đúng về bệnh tiểu đường:

a. Triệu chứng ở giai đoạn mới phát là đi tiểu nhiều, khát nước.

b. Tiểu đường có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương

c. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là do dinh dưỡng không hợp lý

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án đúng là đáp án D. Chúc mừng độc giả có Facebook là DucAnh Hoang đã trúng thưởng câu hỏi tương tác số 01 của chương trình.

2. Câu hỏi 2 tương tác khán giả

Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc. Câu này đúng hay sai?

a.Đúng

b.Sai

Đáp án đúng là đáp án A. Chúc mừng độc giả có Facebook là Khoa Nam đã trúng thưởng câu hỏi tương tác số 02 của chương trình.

Câu hỏi tương tác 03:

3. Bệnh tiểu đường là bệnh thuộc dạng:

  1. Bệnh mạn tính và thường tiến triển một cách âm thầm.

  2. Là bệnh đột phát, có thể phát hiện sớm và chữa trị dễ dàng.

Đáp án đúng là đáp án A. Chúc mừng độc giả có Facebook là Linh Linh đã trúng thưởng câu hỏi tương tác số 03 của chương trình.

HY

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :
Như Quỳnh
(Hà Nội )
Tôi thấy mọi người nói rằng sữa rất tốt cho sức khoẻ, có thể cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường lại không nên dùng sữa vì có thể khiến bệnh tình nặng lên. Vậy điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
BS. Mai Thanh Việt :

Cảm ơn chị đã có câu hỏi. Sữa rất tốt, quan trọng với trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, chúng ta đều biết mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi đặc thù bệnh lý khác nhau nên có các loại sữa chuyên biệt khác nhau. Sữa rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên khi xây dựng công thức sữa cho tiểu đường phải có những khác biệt với những loại sữa bình thường. Có 3 nguyên tắc khi xây dựng sữa cho bệnh nhân tiểu đường. Thứ nhất là ổn định đường huyết cho tiểu đường. Bạn sẽ thấy trong các công thức sữa cho bệnh nhân tiểu đường bạn sẽ thấy lượng đường sẽ thay đổi. Trong các loại sữa khác người ta sẽ sử dụng đường sucrose  tạo vị ngọt giúp cảm giác ngon miệng nhưng đối với sữa cho bệnh nhân tiểu đường không sử dụng đường sucrose người ta sẽ dụng loại đường sử dụng đường chỉ số đường huyết thấp, điểm thứ 2 sữa bệnh nhân tiểu đường có hệ chất béo hoàn toàn khác bởi người tiểu đường hay mắc bệnh các bệnh lý tim mạch như mỡ trong máu cao, cholesterol… Cho nên khi sử dụng sữa cho bệnh nhân tiểu đường người ta tách toàn bộ chất béo có nguồn gốc động vật ra thay bằng các loại dầu thực vật và trong các loại dầu thực vật này có axit béo không no giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch VD như DHA, PUFA, MUFA… Điểm thứ 3 người tiểu đường thường thiếu năng lượng  bởi vì không sử dụng đường trong máu, cần bồi bổ dưỡng chất  như vitamin, khoáng chất, lượng đạm cũng phải phù hợp để giúp cho bệnh nhân tiểu đường có sức khỏe tốt. Đó là nguyên tắc khi xây dựng sữa cho tiểu đường.  Lời khuyên cho các bệnh nhân tiểu đường là chúng ta vẫn sử dụng sữa  nhưng chúng ta chọn các loại sữa chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Đường hiện nay người ta chia 2 loại, một loại đường đơn hấp thu nhanh, loại này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường ví dụ như đường glucose, sucrose… những loại đường này chỉ sử dụng cho những trường hợp đột xuất như bị hạ đường huyết và dùng trong trường hợp cấp còn bình thường chúng ta sử dụng một số loại đường có chỉ số đường huyết thấp và hấp thu từ từ như Surcalose thứ hai là đường palatinose.   

Phương Thuý
(Bến Tre )
Khi bị tiểu đường, tôi nên và tránh ăn những loại thực phẩm nào?
BS. Mai Thanh Việt :

Đối với bệnh nhân tiểu đường có một số thực phẩm nên tránh ví dụ tùy theo thành phần: chất béo nên ăn chất béo không no có nguồn gốc từ dầu thực vật tránh chất béo có nguồn gốc động vật từ heo, bò… Bởi những loại thực phẩm này gây cholesterol, mỡ máu không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Thứ hai về thành phần tinh bột hạn chế loại có đường đơn dễ hấp thu gây tăng đường huyết mà nên ăn những loại đường phức và ăn những loại rau quả có chất xơ để làm chậm hấp thu đường vào trong máu. Về tinh bột, người tiểu đường nên đưa lượng tinh bột chỉ khoảng 50-60% so với người bình thường nên dùng loại đạm thực vật hơn đạm động vật. Nếu ăn đạm động vật thì nên tránh loại có dính mỡ thì không nên, cần hạn chế bia rượu, hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đó là một số lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường.

 

TS. Từ Ngữ bổ sung: Có những người ăn chay trường vẫn bị tiểu đường vì khi bị rối loạn chuyển hóa thì cholesterol tự tạo ra trong cơ thể cho nên cholesterol ngoại sinh ăn vào không quan trọng bằng cholesterol nội sinh là cơ thể tự tạo ra cho nên làm sao để không bị rối loạn chuyển hóa mới là quan trọng. Không phải ăn hôm nay ngày mai khỏe vì ăn là một quá trình tích lũy nhiều năm. Rối loạn chuyển hóa là do quá trình tích lũy. Một chế độ ăn sai sẽ dẫn đến mắc bệnh cho nên rối loạn chuyển hóa vì vậy thực phẩm kiêng và không kiêng, người bình thường một bữa ăn no, ăn đa dạng nên ăn nhiều thực vật hơn động vật tức là hướng ngoại, hướng các thực vật vì thực vật là ăn trực tiếp, ánh sáng chiếu vào cây, chúng ta ăn nhận trực tiếp năng lượng còn ăn động vật là từ thực vật nuôi động vật rồi chúng ta ăn động vật thì bao nhiêu năng lượng động vật đã hấp thu và chất động tích lũy trong động vật sau đó chúng ta lại ăn vào cho nên hướng là ăn thực vật nhiều hơn động vật. Còn cụ thể thực phẩm nào kiêng thực phẩm nào ăn của bệnh nhân tiểu đường cần xem chỉ số GI cao hay thấp để quyết định ăn thực phẩm nào hay như hoa quả ta thấy ngọt nhưng chỉ số GI lại thấp có thể ăn được nhưng gạo không thấy ngọt nhưng chỉ số GI lại cao và không nên ăn nhiều thì phải nhìn vào nhãn hàng để chúng ta quyết định. Để nói cụ thể từng loại sẽ rất khó.

An An ở đường Bưởi, Hà Nội
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì? Làm thế nào để phát hiện ra là mình mắc bệnh tiểu đường?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là bạn sẽ thường xuyên bị khát nước. Kế tiếp là bạn thấy luôn luôn mệt mỏi và bị mất năng lượng. Các triệu chứng này làm lượng đường trong máu trong cao, do vậy bạn cần phải đi kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Nếu lượng đường huyết trong máu của bạn cao hơn 250mg/dl là bạn đã bị tiểu đường.

Nguyễn Vũ
(Vĩnh Phúc )
Tôi năm nay 65 tuổi, được chẩn đoán tiểu đường 5 năm nay, tôi cũng bị huyết áp cao. Tôi chỉ biết rằng nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và hạn chế muối, đường. Tôi muốn nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi cụ thể hơn tôi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Tôi xin cảm ơn.
TS. Từ Ngữ :

Thưa bác Vũ, bác nói rất chính xác, đối với bệnh nhân tiểu đường cần tăng chất xơ trong rau, giảm đường, giảm muối. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hoá cũng như trong bệnh đái tháo đường. Làm sao để đường huyết giảm xuống và làm sao để đường huyết không bị dao động là 2 yêu cầu quan trọng trong bữa ăn của người bệnh. Lời khuyên cụ thể rất khó cho bệnh nhân bởi mỗi một cá thể chấp nhận một nguyên tắc khác nhau . Tôi khuyên, các bệnh nhân tiểu đường nên giảm đường tinh luyện, các loại nước uống có ga - vì trong đó có rất nhiều đường, nên ăn thực phẩm thô (gạo không xay xát quá kỹ) tốt hơn thực phẩm tinh, và ăn các loại thực phẩm càng gần tự nhiên càng tốt. Thứ 3, bạn ăn thêm thực phẩm phân huỷ chậm. Ở nhà tôi thường mua thêm cám và cho vào nấu cơm, để làm sao đường trong gạo phân huỷ chậm, khiến đường huyết không bị tăng. Cuối cùng bác cần chia nhỏ bữa ăn để lượng  đường huyết không tăng đột ngột. Đây là nguyên lý dinh dưỡng chung cho bệnh nhân tiểu đường. Với trường hợp của bác còn mắc thêm bệnh cao huyết áp, chế độ ăn như tôi đã nói có thể áp dụng được. 

Ngọc Minh ở TPHCM
“Tôi được biết một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do suy giảm insulin, vậy insulin là gì? Làm thế nào để không bị suy giảm insulin? Có những loại thực phẩm nào ăn vào giúp tăng cường sản sinh insulin hay không?”
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là những đòi hỏi về insulin, có nghĩa là cơ thể đòi hỏi lượng insulin nhiều hơn để tiêu hóa những lượng đường mà thực phẩm đưa vào có thể. Như vậy, tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường phải làm việc nhiều hơn người bình thường. Và như vậy, tuyến tụy trở nên mệt mỏi và dĩ nhiên sau một thời gian, tuyến tụy không thể sản sinh ra lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Đó là hệ quả của việc tổn hại tuyến tụy.

Nhưng thật may mắn, chúng ta vẫn có những cách hồi phục lại tuyến tụy. Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường phải thay đổi cách sống của mình. Bước thứ nhất, từ sáng đến trưa, bạn nên ăn các loại trái cây theo mùa, khoảng 800 gram trái cây thay thế cho các bữa ăn sáng. Bước thứ 2, luôn luôn trước bữa ăn trưa và tối, bạn nên ăn 400 gram rau xanh, rau tươi; đồng thời kết hợp phơi nắng vào buổi sáng ít nhất là 30 phút.

Nếu các bệnh nhân tiểu đường có thể làm được điều này, thì sau một thời gian, tuyến tụy của họ có thể hồi phục lại từng bước, dần dần có thể sản sinh được ra lượng insulin cần thiết cho cơ thể.

Thanh Lan ở Hải Phòng
Tôi năm nay 53 tuổi, vừa mới đi khám và được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1. Tôi nghe nói có rất nhiều loại thảo dược, thuốc từ thiên nhiên chữa được bệnh tiểu đường mà ít gây ra tác dụng phụ. Xin hỏi bác sĩ tôi có thể vừa tiêm insulin vừa uống thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường được không?
TS. Phùng Tuấn Giang :

Xin chào bạn Thanh Lan. Tiểu đường bạn đi khám biết mình mắc tiểu đường tuýp 1. Như các bạn đã biết, tiểu đường tuýp 1 lệ thuộc vào insulin. Khi bị tiểu đường tuýp 1, bạn phải được tiêm insulin định kỳ hàng ngày. Để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, bạn phải thay đổi chế độ ăn và lối sống. Thực đơn của TS. Biswaroop Roy Chowdhurry rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, tôi có điểm bổ sung thêm cho bệnh nhân là khi ăn, chúng ta cần phải ăn chậm, nhai kỹ. Vì khi ăn chậm, nhai kỹ, chúng ta có giúp vận động cơ hàm, giúp nước bọt tiết ra, kích thích tuyến tuỵ tiết ra insulin. Thay đổi chế độ ăn và lối sống là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chúng ta có thể kiểm soát được tiểu đường nhờ biện pháp này.

Về mặt dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, chế độ dinh dưỡng cần cân bằng giữa các vi chất dinh dưỡng giữa lipid, protein, glucid, chất khoáng, vitamin để ổn định tối đa đường huyết.

Ngoài ra, các vị thuốc, bài thuốc từ thiên nhiên rất tốt, có thể kiểm soát tiểu đường tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám để chuyên gia kiểm tra tổn thương lục phủ ngũ tạng, điều trị khí huyết để đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất cho bạn. 

Lê Hoài
(Thủ Đức, TPHCM)
Tôi 45 tuổi nhưng đã mắc tiểu đường 8 năm rồi. Tôi bị tiểu đường do rối loạn chuyển hóa và uống thuốc tiểu đường hàng ngày. Do tính chất công việc tôi thường xuyên phải đi ăn uống, nhậu nhẹt bên ngoài nên khó giữ được điều độ trong ăn uống. Tôi xin hỏi có loại thuốc nào có thể giúp tôi hạ đường huyết ngay sau ăn hay không, có nên uống thêm thuốc tiểu đường sau những bữa nhậu không, xin bác sĩ tư vấn?
TS. Từ Ngữ :

Trong bữa ăn gia đình rất quan trọng, giúp cải thiện sức khoẻ rất nhiều. Về mặt dinh dưỡng, đường là calo rỗng, nhưng rượu còn tệ hơn. Vì rượu gây ngộ độc, làm cho người uống vừa mất tư cách và vừa gây rối loạn chuyển hoá. Đối với người bệnh tiểu đường thì càng không nên uống rượu. Tôi rất thông cảm với công việc của bạn, nhưng lời khuyên của tôi là bạn có thể viện lý do lái xe không uống rượu giống như tôi đã từng làm. Nhất là với người bệnh tiểu đường, bạn cần biết tự giữ sức khoẻ của mình khi biết rượu là có hại.  Một nguy cơ nữa đối với bệnh nhân tiểu đường uống rượu thường mắc là do hạ đường huyết. Người uống rượu thường không ăn nên càng dễ bị hạ đường huyết. Một nguyên nhân gây tử vong ở người tiểu đường là hạ đường huyết buổi đêm.

Nên tôi khuyên bạn có thể uống một chút rượu vang hoa quả vào các dịp lễ tết.  Tôi không thể khuyên bạn nên uống thuốc gì sau uống rượu vì rượu có thể làm tăng cũng có thể làm hạ đường huyết, nên nếu uống rượu bạn cần làm test nhanh để kiểm tra đường huyết của mình để có ứng xử phù hợp.

Bạn đọc gọi điện thoại
Tôi có những dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, ăn nhanh đói, hay chán ăn. Vậy liệu có phải tôi đã mắc bệnh tiểu đường hay không?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Những dấu hiệu này có thể là bị hoặc không bị tiểu đường. Vì các triệu chứng này có liên hệ tới rất nhiều bệnh lý khác của cơ thể. Điều quan trọng nhất là bạn đi thử đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết của bạn là 250 mg/dl hoặc cao hơn thì bạn đã bị tiểu đường, còn nếu thấp hơn thì có thể cơ thể bạn có thể bị mất một số cân bằng.

Như vậy, để kiểm tra những vấn đề liên quan tới sức khỏe, tôi đưa ra lời khuyên ra cho bạn là bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Nên chấm dứt ngay việc ăn các đồ ăn nhanh. Cố gắng đưa khẩu phần ăn trái cây vào chế độ ăn của mình, khoảng 800 gram các loại trái cây, rau củ và tất cả các loại rau lá xanh. Chỉ trong chừng vài ngày, bạn sẽ thấy cơ thể mình thay đổi và trở nên có sức sống hơn.

Nguyễn Mai ở Phú Thọ
Thưa bác sĩ, cháu đang mang thai ở tuần thứ 28, gần đây đi xét nghiệm bác sĩ bảo cháu bị tiểu đường thai kỳ nhưng không cho thuốc. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có thể uống thuốc nam để chữa bệnh được không?
TS. Phùng Tuấn Giang :

Xin chào bạn. Tôi xin chúc mừng bạn vì bạn đã mang thai ở tuần thứ 28, tương đương tháng thứ 7. Tiểu đường thai kỳ là loại chỉ mắc trong mang thai. Trong giai đoạn này, biến chứng không gây cho mẹ nhiều nhưng gây cho con. Về chế độ ăn uống sinh hoạt của bạn cũng giống người mắc tiểu đường thông thường. Về chế độ tập luyện, bạn nên tập luyện nhẹ nhàng theo chế độ cho người mang thai. Cần phải siêu âm định kỳ. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ để lại hệ luỵ cho con: dị tật bẩm sinh, thai quá to hay chậm phát triển, đa ối, dị ối, người mẹ khó chịu khi mang thai. Đồng thời lúc sinh con hay có triệu chứng đau hơn người bình thường. Kiểm soát thai kỳ lúc siêu âm rất cần thiết. Biến chứng nặng nề hơn có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi. 

Trong quá trình này, bạn phải kiểm soát định kỳ tốt nhất. Phải đến cơ sở bác sĩ chuyên ngành khám điều trị. Đầu tiên kiểm soát tiểu đường, bổ thai, dưỡng thai, thuốc nam cũng có thể hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, cần theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Bạn đã mang thai ở tháng thứ 7 rồi, là lúc thai nhi cũng đã khá lớn rồi. Bạn cần đến sớm nhất để chúng tôi kiểm soát.

Bình Minh (Bắc Ninh)
Tôi năm nay 42 tuổi, bị tiểu đường týp 2 thể nhẹ đã hơn 10 năm. Lượng đường trung bình buổi sáng đo thường là 120, cao nhất là 130 - 149. Tôi uống thuốc Glucopha 500mg, sáng và chiều. Tôi muốn hỏi bác sĩ, trường hợp của tôi, uống thuốc tiểu đường lâu dài như thế có hại thận, gan?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Với tình trạng bệnh như bạn đã nói, nếu bạn đã uống thuốc điều trị tiểu đường trong 10 năm qua thì nói thật là nó rất có hại, thậm chí còn hại hơn hẳn cả chính căn bệnh tiểu đường của bạn. Thuốc điều trị đó rất có hại cho thận, cho gan của bạn khi bạn muốn duy trì chỉ số đường huyết bằng thuốc.

Tôi sẽ đưa cho bạn một số lời khuyên hữu ích mà từ đó bạn không cần phải dùng tới thuốc để kiểm soát lượng đường huyết. Thực sự, chỉ số lượng đường huyết của bạn không phải là quá cao. Nếu bạn sử dụng tất cả loại thực phẩm từ thực vật, đặc biệt các loại thực phẩm chưa qua chế biến. Tổng cộng lượng thức ăn bạn sử dụng trong ngày là 80% thực phẩm từ thực vật, 20% là thực phẩm từ các loại động vật. Có nghĩa là bạn ăn rất nhiều trái cây, đặc biệt rau, củ, quả tươi. Bạn nên nhớ là nếu bạn nấu các loại thực ăn lên, hàm lượng dinh dưỡng từ các loại rau, củ, quả đó sẽ bị mất đi, không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Do đó, bạn nên ăn loại thực phẩm chưa qua chế biến. 

Bạn cố ăn các loại trái cây vào buổi sáng, khi bao tử còn trống. Điều đó rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Rất nhiều bệnh nhân của tôi ở Ấn Độ và Việt Nam đã làm theo điều này và đạt được những tiến bộ sức khỏe. 

Bạn có thể ngưng sử dụng thuốc và thực hiện chế độ ăn như trên, bạn có thể duy trì mức độ đường huyết của mình. Nếu bạn tiếp tục sử dụng thuốc, ở trường hợp ở bạn ở thuốc glucopha, thì trước mắt thì có thể hạ được lượng đường huyết nhưng về lâu dài rất có hại cho cơ thể. Còn nếu bạn thay đổi chế độ ăn của mình, thực hiện theo chế độ ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả tươi và đo đường huyết hàng ngày, bạn sẽ thấy nó giảm từ từ và trở nên ổn định. 

Câu hỏi facetime
Tôi bị tiểu đường thì có được uống nước ép các loại hoa quả có nhiều đường chẳng hạn như dưa hấu hay không? Nếu được thì nên uống bao nhiêu là tốt nhất?
TS. Từ Ngữ :

Nước ép hoa quả không tốt bằng ăn quả trực tiếp vì ăn quả có nhiều chất xơ hơn nước ép. Vừa rồi tôi đọc được tài liệu của Tổ chức Nông lương thế giới cho biết, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này làm tôi giật mình.  Đây là một điều rất lạ vì có một số chất dinh dưỡng mà trong rau quả không có như sắt chẳng hạn. Sắt đặc biệt quan  trọng cho sự phát triển của trẻ em.  Tuy nhiên nói như vậy để thấy rằng rau quả quan trọng thế nào. Theo tôi nước ép hoa quả để thanh lọc hoặc hồi phục cơ thể tốt hơn. Câu hỏi đặt ra là nên ăn lúc nào. Với người tiểu đường nên ăn sau bữa ăn vì sợ đường huyết tăng, đây là lời khuyên của tôi. Đường hoa quả và đường tinh luyện khác nhau. Vì đường hoa quả không phải đường gluco, vì insulin thường tác động chủ yếu lên gluco còn các loại đường khác không tác dụng bao nhiêu. Nên ăn hoa quả tốt. Lời khuyên của tôi là ăn hoa quả tươi, ăn thô, tốt hơn ép và ăn sau bữa ăn chừng 2 tiếng.

Bs Mai Thanh Việt: Tôi cũng đồng ý với TS Từ Ngữ. Về nguyên tắc hoa quả nên ăn thô vì trong đó có nhiều chất xơ, làm chậm hấp thu đường trong hoa quả. Nếu chúng ta vắt hoa quả ra lấy nước uống hấp thu đường sẽ nhanh hơn, không bị cản trở bởi chất xơ, sẽ làm tăng đường huyết. Hoa quả có rất nhiều loại, chúng ta cần xem chỉ số đường trong hoa quả như thế nào. Dưa hấu là loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao, nên chúng ta nên hạn chế, những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp là lê, người tiểu đường nên ăn. Tôi cũng là người rất thích uống nước hoa quả vì nước hoa quả vừa giúp cung cấp nước, vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể sảng khoái.

Nguyễn Hằng – Đà Nẵng
Tôi bị tiểu đường tuýp 1, đã điều trị suốt 2 năm nay rồi, hiện tôi đang chích insulin. Chỉ số đường huyết của tôi không ổn định. Giờ tôi muốn chuyển sang các liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên. Xin TS. Phùng Tuấn Giang tư vấn cho tôi được không?
TS. Phùng Tuấn Giang :

Chào bạn Nguyễn Hằng. Tiểu đường tuýp 1 lệ thuộc vào insulin, nên bạn vẫn phải trích insulin hàng ngày. Lệ thuộc vào insulin để lại một số biến chứng như biến chứng mạch máu nhỏ, dị ứng, rối loạn mỡ cơ thể, có thể gây một số nguy hiểm.

Liệu pháp bằng thiên nhiên giúp ổn định đường huyết và có nhiều biện pháp tốt. Một là liệu pháp tâm lý, tâm lý trị liệu. Khi con người ta có tâm lý tốt tư tưởng thoải mái, cân bằng nhiều vấn đề. Cân bằng tiểu đường, khôi phục tuyến tuỵ. Liệu pháp tập luyện, dưỡng sinh dưỡng công, tăng hấp thụ đường huyết giảm chỉ số đường huyết. Châm huyết bấm huyệt, do tiểu đường gây ra biến chứng mạch máu nhỏ, xoa bóp bấm huyết rất tốt giúp giảm nhẹ những biến chứng này.

Chế độ ăn uống từ liệu pháp thiên nhiên rất quan trọng. Cần cân bằng giữa lipid, protein, chất xơ, vitamin. Chúng ta nên thay đồ ăn từ mỡ động vật bằng các loại dầu từ các loại đậu tốt cho thành mạch hơn. Về protein, đạm, chúng ta nên thay đạm động vật bằng đạm thực vật. Như bác Từ Ngữ đã nói, đạm thực vật giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Đạm thực vật có thể từ nấm, các loại đậu đỗ. Thay tinh bột tinh chế bằng tinh bột thô. Con người ta sinh ra từ thiên nhiên, nên hoà hợp với thiên nhiên, cùng vơi nó phát triển. 

Chất xơ rất quan trọng. Chất xơ, rau xanh có nhiều tác dụng như giảm hấp thu đường, ngoài ra, rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung rau xanh giống như bộ máy đi qua quét sạch chất cặn bạ cho cơ thể, rau xanh có oxy tươi giúp tái tạo mạch máu, giúp cải thiện biến chứng mạch máu nhỏ, enzyme sống tiết ra hormon có lợi tốt cho chuyển hoá.

Nhai kỹ nuốt chậm rất quan trọng giúp dịch vị tiết ra insulin. 

Để đảm bảo vitamin khoáng chất, và ăn uống gần với thiên nhiên, không nên nấu chín rau xanh nhiều quá. 

Các loại thuốc từ thiên nhiên, bài thuốc hay, cây thuốc quý giải quyết bệnh rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể dùng liệu pháp thiên nhiên điều trị.

Sơn Tùng, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Người ta thường khuyên là nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ, và dùng que thử đường huyết để kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, dùng que thử đường huyết bấm vào ngón tay thường rất đau. Và nếu kiểm tra tại nhà có sợ nhiễm trùng hay không? Vì khi vết thương chưa lành, tôi chỉ lo mình mắc bệnh uốn ván. Có cách nào kiểm tra đường huyết đơn giản hơn hay không, thưa bác sĩ?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Bạn nói đúng. Thử đường huyết trên ngón tay đúng là gây đau cho mình. Tiểu đường bình thường đã gây đau đớn, vì vậy việc kiểm tra mỗi ngày sẽ gây đau đớn. Vậy điều gì có thể thay đổi được việc đó? Nếu không kiểm tra thì không thể biết được chỉ số đường huyết ra sao, tuy nhiên, việc kiểm tra thường xuyên vào ngón tay không hẳn là một điều tốt.

Như tôi đã chia sẻ, đối với các bệnh nhân tiểu đường, kể cả bệnh nhân bị tiểu đường hơn 20 năm, là nếu họ chịu khó theo chế độ ăn như ăn sáng bằng hoàn toàn bằng trái cây, không trà, không bánh mì. Vào bữa tối thì ăn một đĩa rau to, hoàn hoàn không chế biến. Bước thứ 3 là ngưng sử dụng các sản phẩm đóng gói.

Lúc đó sẽ có 2 điều xảy ra, thứ nhất là các bệnh nhân thấy rằng hệ miễn dịch trong cơ thể tiến triển thấy rõ, thậm chí khi trên cơ thể có một số biến chứng bệnh xảy ra, chúng sẽ từ từ đẩy lui và biến mất. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi, do không thể ăn một lượng lớn thức ăn nhiều như vậy, thì họ có thể đưa 1 ly lớn đựng nước ép rau củ tươi. Bắt buộc phải sử dụng nước ép rau củ tươi. Khi uống phải uống thật chậm, giống như uống rượu và thứ nước uống này sẽ giống như một loại thuốc, duy trì cân bằng lượng đường huyết của bạn.

Bạn hãy cố gắng thử theo chế độ này đi, bạn sẽ tiết kiệm được tiền chữa bệnh cũng như việc phải thử đường huyết đau đớn hàng ngày.

Xuân Hiệu
(Cao Bằng )
Thưa bác sĩ, tôi vừa mới phát hiện bị bệnh tiểu đường, người ta có mách tôi dùng lá xoài non uống rất hiệu quả để giảm đường huyết. Xin hỏi việc dùng lá xoài uống để hạ đường huyết có được không, nên dùng liều lượng thế nào?
TS. Từ Ngữ :

Hiện nay có nhiều thông tin là thực phẩm nào đó có thể hạ đường huyết, nhưng thường là những thông tin đó không có kiểm chứng. Như sản phẩm sữa vinamilk Diecerna dùng cho người tiểu đường là có kiểm chứng. Lá xoài non đã có kiểm chứng ở Đại học Queensland ở Úc, người ta đã có thử nghiệm lâm sàng là có tác dụng hạ đường huyết. Có thể bạn uống bạn thấy tốt, bạn có thể dùng. Nhưng những người khác có thể không đúng. Nó có thể đúng với người này và không đúng với người khác, tốt với người này và không tốt với người khác. Không thể nói nó tốt cho tất cả mọi người được.

Tôi nghĩ lá xoài có mùa, nếu dùng có thể phơi khô vì lá xoài có mùa. Sau đó có thể hãm nước uống.

TS Phùng Tuấn Giang: Trong dân gian, bài thuốc lá xoài non rất hay được sử dụng để kiểm soát tiểu đường. Có thể xay sinh tố lá xoài non để uống hoặc hãm giống nước chè để uống đều tốt. Tuy nhiên đây chỉ là liệu pháp dân gian, chúng ta cần phải chờ thêm các nghiên cứu và những bằng chứng khoa học.

Trần Ngọc ở Thanh Hoá
Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tiểu đường đã 10 năm nay, tôi thường xuyên phải theo dõi đường huyết. Tôi nghe nói có thể dùng lá hay củ của cây chuối hột có thể chữa được bệnh tiểu đường, tôi có nên dùng hay không, nếu dùng thì nên uống trong thời gian bao lâu?
TS. Phùng Tuấn Giang :

Như các bạn đã biết, trong dân gian, ngoài lá xoài non ra thì quả non, thân cây, và củ của cây chuối hột cũng được bà con dùng để chữa tiểu đường. Hiện nay đã có một số nghiên cứu chứng minh một số thành phần trong đó có khả năng kiểm soát và hạ đường huyết rất tốt. Theo tôi, đây là phương pháp nên sử dụng: chúng ta nên say sinh tố quả, thân cây, củ chuối hột để làm sinh tố uống. Ngoài ra, uống nước ép mướp đắng, trái lê, đậu que, bắp cải lô hội, ...cũng tốt cho người bệnh tiểu đường. Mình nên đa dạng hoá các loại sinh tố theo mùa, mùa này có thứ này, mùa khác có thứ khác, mình dùng loại tươi, gần gũi thiên nhiên nhất. Mình nên thay đổi dựa theo trái cây theo mùa để hỗ trợ kiểm soát tiểu đường một cách tốt nhất. 

Nguyễn Thị Mây, Bắc Ninh
Bà tôi bị bệnh tiểu đường nhiều năm nay và thị lực đã giảm sút, hiện mắt bà nhìn rất mờ. Đây là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường và có cách nào khắc phục được hay không? Nếu được ghép giác mạc, liệu mắt bà có nhìn rõ trở lại hay không? Tôi cần làm gì để tránh biến chứng loét bàn chân cho bà?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Điều quan trọng nhất là phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu. Trong trường hợp này, đặc biệt khi bà đã già và lớn tuổi, ghép giác mạc không thể khẳng định là sẽ thành công. Phải xác định đó không phải là lựa chọn đầu tiên.

Tôi sẽ tư vấn cho bạn những gì mà bạn có thể làm cho bà của bạn. Cứ 2 tiếng 1 lần, bạn hãy cung cấp những thực phẩm này cho bà, vì bà không thể ăn nhiều được 1 lần. Cụ thể, 2 lần mỗi ngày, bạn hãy cung cấp cho bà của bạn 2 ly nước dừa, 2 ly nước ép quả tươi, có thể ép từ dứa, 2 ly nước ép củ quả tươi. Ngoài ra, bạn có thể hấp 1 số rau củ lên cho bà, đặc biệt như cà chua, dưa leo v.v... có thể sử dụng từ 300 - 400 gram cà chua, dưa leo để hấp lên từ 10 - 15 phút để các loại rau, củ này vừa chín tới để bà dùng vào trưa hoặc tối. Đặc biệt, hạn chế cho bà sử dụng các thực phẩm từ đạm động vật, không thịt bò, thịt lợn. Ngoài ra, cho bà phơi nắng thường xuyên vào buổi sáng.

Khi bà theo được phương pháp này, sau khoảng 10 ngày, bạn có thể sự tiến bộ sức khỏe của bà, thị lực có thể trở nên tốt hơn. Hãy liên tục thực hiện trong vòng 3 tháng, bệnh tật của bà bạn chắc chắn sẽ được cải thiện. Hãy nghe lời tôi và bạn hãy thực hiện thử xem.

Phạm Thảo ở Hải Phòng
Tuyến tụy suy giảm khiến cơ thể không thể sản sinh insulin. Nhưng tôi nghe nói gần đây trên thế giới, cụ thể ở Anh đã có một bệnh nhân được cấy ghép tuyến tụy và bà đã khỏi bệnh, không còn mệt mỏi mỗi khi vận động, cơ thể rất khỏe và không còn phải uống thuốc hay tiêm insulin nữa. Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng này. Có thể áp dụng rộng rãi được hay không?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Có một số trường hợp liên quan tới tuyến tụy trên thế giới mà họ nói có thể giải quyết được. Tuy nhiên, trên thực tế, không có trường hợp này thành công hết. Đó chỉ là những thử nghiệm.

Nếu bạn có điều kiện đi sâu vào thực tế, bạn sẽ thấy nó sẽ khác những gì mà họ đã quảng bá. Tôi đề nghị với bạn thế này: bạn hãy quên đi những gì mà họ mà nói rằng có thể phẫu thuật hoặc thay thế. 

Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc hồi phục tuyến tụy của mình một cách tự nhiên, như những gì chúng tôi đã chia sẻ trong suốt chương trình.

Tuấn Phong
(Hà Nội )
Mới đây, tôi đo chỉ số đường huyết của mình là 128mg/ dL. Tôi đo sau khi ăn 2 tiếng. Vậy tôi có mắc bệnh tiểu đường hay không?
TS. Từ Ngữ :

Để khẳng định đường huyết có cao hay không , chúng ta phải xét nghiệm máu, có 2 cách lấy máu ở đầu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch. Cách lấy máu tĩnh mạch tốt hơn. Có thể lấy máu trước khi ăn và lấy sau khi ăn 2 tiếng xem dung nạn đường huyết sau và trước ăn. Ngưỡng của bạn đúng là ở mốc giữa có và không. Bạn cần làm thêm 1 xét nghiệm nữa bằng cách uống 75g đường gluco, sau 2 tiếng làm lại xét nghiệm về máu. Nếu đường huyết của bạn cao hơn 200mg/dL thì bạn đã bị tiểu đường, nếu dưới ngưỡng đó là bạn không bị bệnh tiểu đường.

Tôi rất cảm ơn bạn là người quan tâm đến tình hình sức khoẻ của bản thân. Để chẩn đoán tiểu đường, đường huyết chỉ là một tiêu chí nhưng là tiêu chí rất quan trọng. Ngoài ra còn có các triệu chứng lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân... đây là những gợi ý cho một người có thể bị tiểu đường, nên đi khám và thử máu.

Độc giả
Tôi mắc tiểu đường tuýp 1. Tôi nghe nói có rất nhiều loại thảo dược, thuốc từ thiên nhiên chữa được bệnh tiểu đường mà ít gây ra tác dụng phụ. Xin hỏi bác sĩ tôi có thể vừa tiêm insulin vừa uống thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường được không?
TS. Phùng Tuấn Giang :

Tiểu đường tuýp 1 lệ thuộc vào insulin. Việc bắt buộc bạn phải tiêm insulin định kỳ. Các liệu pháp thiên nhiên, các liệu pháp ổn định tiểu đường. Các liệu pháp thiên nhiên hiện nay, thế giới hiện nay vươn tới các liệu pháp thiên nhiên khá nhiều. Bạn nên lựa chọn các liệu pháp thiên nhiên để ổn định đường huyết tốt nhất.

Bạn Minh Huệ, khu đô thị Phố Nối, Hưng Yên
Tôi nghe nói bệnh tiểu đường phát hiện càng sớm càng dễ tầm soát bệnh và điều trị đơn giản hơn, đỡ tốn kém và sống lâu hơn. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Vấn đề mà bạn quan tâm là làm sao phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm. Việc chẩn đoán sớm sẽ đồng nghĩa với việc điều trị sớm, để ta có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, dựa lên dữ liệu khảo sát, việc phát hiện ra bệnh sớm cũng không dẫn tới việc tầm soát bệnh và điều trị tốt hơn. Do vậy, nếu bạn thấy cơ thể của mình khỏe mạnh thì không cần phải đi kiểm tra sớm. Mà chỉ khi bạn thấy cơ thể mệt mỏi, có những triệu chứng bất ổn thì bạn hãy đi khám.

Tuy nhiên, không phải bạn phụ thuộc vào chỉ số đường huyết mà bạn kiểm tra, mà phải hiểu được những kết quả sau khi kiểm tra. Thay vào đó, bạn thử cố gắng thay đổi chế độ ăn uống như chúng tôi đã chia sẻ. Rồi sau 2 tiếng thay đổi đó, bạn lại kiểm tra lại chỉ số đường huyết cơ thể bằng cách lấy máu trên ngón tay. Nếu chỉ số đó dưới mức 250 mg/dl thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo lắng thì bạn lại có thể kiểm tra tiếp, tuy nhiên đừng vội vã dùng thuốc để duy trì đường huyết. 

Hãy thay đổi chế độ ăn và tiếp tục theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể.

BS Từ Ngữ: Để cơ thể không bị tiểu đường, ta cần lưu ý 3 điểm: 1, việc dinh dưỡng cho đúng. 2, vận động một cách hợp lý, tùy theo tuổi. 3, đừng để stress nhiều vì stress gây rối loạn cơ thể. Cần lưu ý đến vấn đề tuổi tác, vì sau một thời gian dài ăn uống lung tung, đến khi đến tuổi thì sẽ có nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Do đó, cần phải lưu ý tới chế độ ăn và vận động ngay từ sớm, thay vì đợi đến bệnh mới đi khám và dùng thuốc.

Trí Bảo
Bác sỹ cho cháu hỏi cháu thường không ăn sáng, trưa thì ăn cơm văn phòng, tối về cháu ăn 4 bát cơm, năm nay cháu 35 tuổi, cao 1m70, nặng 72kg. Như vậy cháu có gọi là béo và ăn cơm tối nhiều có nguy cơ bị tiểu đường không ạ?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Với những gì bạn chia sẻ cho tôi, tôi thấy bạn có thể đang ở tình trạng khỏe mạnh. Tuy nhiên, dù vậy, trong tương lai không ai có thể đảm bảo là bạn sẽ tiếp tục khỏe mạnh, không bị tiểu đường. Do vậy, tôi khuyến cáo bạn thay đổi chế độ ăn của mình, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như chúng tôi đã đề cập ở trên để tránh rủi ro và việc mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. 

MC
Với những người béo phì và có nguy cơ mắc bệnh béo phì thì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn hay hơn?
TS. Từ Ngữ :

Mỗi một chất dinh dưỡng có vai trò nhất định trong cơ thể. Người thừa cân béo phì thường đi với mỡ máu cao, hay mắc bệnh rối loạn chuyển hoá đó là do không sử dụng hết năng lượng anh ăn vào. Tôi không quan tâm lắm đến việc 1 người ăn 1 hay 10 bát cơm, vì còn liên quan đến chế độ vận động như thế nào để sử dụng hết năng lượng của 10 bát cơm đó. Nếu anh ăn 1 bát cơm nhưng lại nằm ì đó, ít vận động cũng có thể gây ra thừa cân béo phì hay tiểu đường. Vận động rất quan trọng. Người thừa cân béo phì là do vận động ít ăn nhiều. Đừng chờ đến thừa cân béo phì mới giải quyết sẽ quá chậm. Cân nặng một người cao hơn chuẩn nhưng nhiều cơ tốt hơn nhiều mỡ. Người gầy cũng có thể bị tiểu đường, do nhiều mỡ bụng chẳng hạn.

Dương Ngân, Hà Nam
Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường 16 năm nay, gần đây đường huyết mẹ tôi luôn kiểm soát ở mức 6,1 mmol/l. Nhưng mẹ tôi lại không yên tâm, vẫn cố nhịn ăn để đường huyết giảm xuống mức thấp hơn vì mẹ tôi cho rằng như vậy mới phòng ngừa được biến chứng. Xin bác sĩ cho hỏi đường huyết hạ thấp có tốt và ngừa được biến chứng như mẹ tôi nói không?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Thông tin mà bạn vừa cung cấp cho tôi, tôi thấy rằng mẹ của bạn đang có chỉ số đường huyết tốt. Bạn không chia sẻ với tôi là bà có dùng thuốc hay không, nhưng tôi tin rằng là bà đang không dùng thuốc, mà chọn cách duy trì mức đường huyết một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu mà mức đường huyết tụt giảm quá, đặc biệt khi chúng ta trên 50 tuổi, khi cơ thể sẽ cố gắng duy trì lượng đường trong máu nhiều hơn, huyết áp trở nên cao hơn, thì là điều không tốt. Vì vậy, khi ta cao tuổi, huyết áp cao hơn, đường huyết cao hơn thì là điều tự nhiên, tốt cho cơ thể. Nếu những người lớn tuổi duy trì được mức độ đường huyết tốt, dưới 10 mmol mà không cần dùng thuốc thì vẫn được gọi là người khỏe mạnh.

Thông qua những chia sẻ trong buổi hôm nay, bạn có thể hiểu được rằng là điều không phải quá khó để duy trì một lượng đường huyết tốt. Tôi cũng muốn nhắc nhở bạn một điều, nếu duy trì một lượng đường huyết quá thấp, đặc biệt đối với người lớn tuổi là một điều không hề tốt. Nên cẩn thận với điều này.

BS Mai Thanh Việt: Tôi đồng ý hoàn toàn với phần trả lời của bác sĩ Biswaroop. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện tốt sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên duy trì một lượng đường huyết thấp, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi thì lúc đó lợi ít, hại nhiều hơn.

Đinh Huy Hòa
Với người già , bệnh TĐ tuyp 2 có thể vừa điều trị bằng thuốc Tây y vừa bằng thuốc Đông y (thuốc Nam / thuốc Bắc ) được không ạ . Xin rất cảm ơn
TS. Phùng Tuấn Giang :

Việc này là rất tốt. Việc kiểm soát tiểu đường bằng uống thuốc là việc để ổn định đường huyết. Phương pháp chữa bệnh bằng đông y có liệu pháp từ thiên nhiên, bài thuốc hay, cây thuốc quý là việc rất tốt chúng tôi đang làm. Bạn nên đến khám để thầy thuốc đưa ra chẩn đoán hiệu quả. Kết hợp đông tây y trong điều trị tiểu đường là hoàn toàn được, không có vấn đế gì xảy ra cả.

GS. Từ Ngữ: về HBa1C: quan trọng trong điều trị, nghiên cứu can thiệp. 3 tháng trước bệnh nhân bị thế nào, để số liệu nay nó thấp hơn hay cao hơn số trung bình của 3 tháng trươc. Giá trị trung bình làm chúng ta tự điều chỉnh bữa ăn, tập luyện. HBa1c rất quan trọng. Các cụ đã nói, thực phẩm là thuốc. Thuốc là thực phẩm. Song song điều trị, dùng thuốc, như TS. Giang đã chia sẻ nếu kết hợp cả 2: cả dùng thuốc và thực phẩm, giá trị điều trị bệnh tiểu đường sẽ tốt hơn, toàn diện hơn.

Đinh Huy Hòa
Thưa các BS . Em xin hỏi 2 vấn đề : 1- HbA1c được xét ngiệm vào buổi sáng , khi đói , vậy nó là trị số TB 3 tháng chỉ khi đói hay cả khi đói và khi no . 2- Với người già , bệnh TĐ tuyp 2 có thể vừa điều trị bằng thuốc Tây y vừa bằng thuốc Đông y (thuốc Nam / thuốc Bắc ) được không ạ?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Chỉ số HbA1c thể hiện chỉ số đường huyết trung bình của bạn trong vòng 3 tháng qua là như thế nào. Cụ thể là lượng đường kết nối trong cơ thể là như thế nào. Tuy nhiên, cái kiểm tra này không phải cuối cùng, mà bạn có thể dùng các xét nghiệm gần nhất. Nhưng mà để dựa vào hoàn toàn các chỉ số này mà đưa ra phác đồ điều trị thì cần phải xem xét lại.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ số HbA1c không phải là chỉ số tiên quyết để chỉ định bệnh tiểu đường cho bệnh nhân. Mà còn phải phụ thuộc vào chỉ số cơ thể, tuổi tác, mạch máu của bệnh nhân.  Như trường hợp của tôi, với cân nặng của tôi là 70 kg, tôi chỉ lấy chỉ số đường huyết vào tầm 70 ngày, nhưng với bạn, với cân nặng là 80 kg thì bạn có thể chỉ số đường huyết vào tầm 120 ngày.

Theo những báo cáo hiện tại, việc tìm ra bệnh phụ thuộc vào kiểm tra như thế nào. Tốt nhất là theo dõi từ thực tế, chứ đừng dựa vào các chỉ số xét nghiệm.

TS Phùng Tuấn Giang: Việc kiểm soát tiểu đường bằng uống thuốc là việc mình ổn định đường huyết. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đông ý từ các vật liệu tự nhiên là điều tốt. Tuy nhiên, bạn nên khám trực tiếp với thày thuốc để thày thuốc đưa ra phương án chữa bệnh hợp lý nhất. Tôi cho rằng việc kết hợp điều trị bằng thuốc tây y và đông y là rất nên, rất tốt.

Bạn Trần Hòa Bình, Thanh Hóa
Bố tôi bị tiểu đường type 2 khoảng 8 năm nay nhưng do ăn uống không hợp lý nên đường huyết không được ổn định. Gần đây mặt của bố tôi còn bị méo nhẹ sang một bên. Xin hỏi bố tôi bị như vậy có phải do biến chứng tiểu đường hay không và có thể chữa trị được không?
TS. Biswaroop Row Chowdhurry :

Qua những gì bạn chia sẻ thì tôi cho rằng, bố của bạn đã bị biến chứng của bệnh tiểu đường. Và như vậy, trên thế giới, không có thể điều trị được nếu như các bệnh nhân không thay đổi và theo đuổi một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Bệnh nhân muốn điều trị bệnh, khắc phục tình trạng sức khỏe thì phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bệnh nhân tiểu đường không bao giờ để mình bị đói, luôn mang theo thực phẩm theo mình. Hãy mang theo trái cây, một số loại hạt dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tốt hơn nữa là bạn nên ngâm các loại hạt này trong nước ít nhất là 4 tiếng trước khi ăn. Ngoài ra, cách 2 tiếng, bạn nên cho bố ăn thứ gì đó, chủ yếu là thực phẩm từ thực vật, rau quả tươi. Cố gắng cho bố uống nước dừa tuổi 2 lần/ngày. 

Việc bố bạn bị méo nhẹ mặt sang một bên thì bạn có thể dùng cây nha đam, lấy phần thịt bên trong, bôi vào phần mặt méo nhẹ của bố bạn và massange nhẹ chừng 10 phút mỗi ngày. Và mỗi buổi sáng sớm, bạn nên cho bố dùng thịt nha đam tươi, chừng 3 muỗi/ngày.

Với các cách này, nếu bố bạn có thể sát sao trong chừng 6 tháng, tình trạng sức khỏe của bố bạn sẽ hồi phục. Rất nhiều bệnh nhân của tôi đã áp dụng các phương thức này và đã hồi phục được sức khỏe.

Bạn đọc
Cho tôi được hỏi trên thị trường, tôi thấy có bày bán sữa Vinamilk Diecerna dành cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy hiệu quả của sữa Vinamilk Diecerna đối với bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
BS. Mai Thanh Việt :

Vinamilk đang có sản phẩm đặc chế cho bệnh nhân tiểu đường đó là sản phẩm Vinamilk Diecerna. Đây là một sản phẩm  hợp tác giữa trung tâm dinh dưỡng Vinamilk và Viện dinh dưỡng Quốc gia, sản phẩm đã nghiên cứu lâm sàng và cũng được xây dựng trên ba nguyên tắc như đã trình bày. Thứ nhất làm sao sản phẩm  có chỉ số đường huyết thấp, điều này cực kỳ quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Trong nghiên cứu lâm sàng năm 2012 thì sản phẩm này có chỉ số đường huyết khoảng 27,6 là một chỉ số rất thấp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nguyên tắc thứ hai là  sản phẩm có tách hết chất béo có nguồn gốc động vật và thêm vào đó chất béo có nguồn gốc thực vật và trong dầu thực vật hiện nay sử dụng các loại dầu thực vật không nó. VD: DHA, MUFA, PUFA… đây là chất béo rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường giúp tránh các bệnh lý tim mạch giúp giảm nguy cơ tăng cholesterol máu. Điểm thứ 3 là bệnh nhân tiểu đường không sử dụng được đường trong máu của họ nên có tình trạng thiếu năng lượng nên mệt mỏi nên trong sản phẩm Diecerna có sử dụng dưỡng chất L-carnitin làm tăng chuyển hóa chất béo có trong sản phẩm này giúp cung cấp năng lượng để bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn ngoài ra có bổ sung 26 vitamin, khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là sản phẩm được sản xuất chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường và đã được nghiên cứu lâm sàng và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường giúp ổn định đường huyết 

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • TS. Từ Ngữ
    Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
    Đặt câu hỏi
  • TS. Phùng Tuấn Giang
    Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam
    Đặt câu hỏi
  • TS. Biswaroop Row Chowdhurry
    Tiến sỹ Y khoa trường WRU, Anh Quốc; Chuyên gia Nghiên cứu Y khoa Trung Hoa. Trường Đại Học Cornell, Hoa Kỳ
    Đặt câu hỏi
  • BS. Mai Thanh Việt
    BS. Mai Thanh Việt
    Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI :
Bình luận
  • Nguyen thi Hai ([email protected])

    Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, cao 1m57 nặng 56 kg. Mùa hè mẹ tôi thường uống nước chè đậu đen, uống nước đậu ( có pha đường), uống nước mía, uống sữa có đường. Ngày nào mẹ tôi cũng uống đồ ngọt như vậy thì có nguy cơ bị tiểu đường không. Xin cảm ơn bác sỹ
  • Nguyễn Thu Thảo ([email protected])

    Thưa bác sĩ, bố tôi bị bệnh tiểu đường, tôi được biết đồ ăn có nhiều tinh bột không tốt vì có thể làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng. Nhưng đỗ đen cũng có nhiều tinh bột tại sao lại được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường. Xin bác sĩ tư vấn

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: [email protected]

ĐỌC NHIỀU NHẤT