CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 18 ngày 21/09/2022
Hỏi: Em thấy quảng cáo về yến sào hiện nay quá vi diệu, chuyên gia cho hỏi Yến sào có thực sự tốt cho sức khoẻ không?
(Long Châu – Kiên Giang)
Trả lời:
Tổ yến thường được khai thác để làm thực phẩm chế biến món ăn, đóng hộp hay làm thuốc.
Thành phần dinh dưỡng chứa trong tổ yến chủ yếu là protein, glucose các acid amin quan trọng và cần thiết cho cơ thể như cysteine, phenylamin, tyrosin…, các vitamin E, B, C, Pp, các chất khoáng và yếu tố vi lượng khác. Chính vì vậy tác dụng của tổ yến là bồi bổ sức khỏe, ích khí cường dương, giúp tăng hấp thụ dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch.
Theo đông y tổ yến có vị ngọt tính bình vào kinh Phế, Vị, Thận. Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết.
Một số món ngon từ tổ yến
- Yến thả
Nguyên liệu: yến sào 5g, thịt gà xé 30g (chọn phần nạc ở ức, đùi)
Chế biến: Cho yến sào và thịt gà xé vào bát con, hấp cách thủy 15-20p cho chín. Sau đó bắc ra cho nước luộc gà nóng, thêm gia vị cho đủ độ mặn ngọt. Ăn trước bữa ăn. Dùng cho trường hợp suy nhược cơ thể.
- Yến tần
Nguyên liệu: chim bồ câu đã làm sạch 1 cặp, yến sào 10g, gạo nếp 1 nắm, đậu xanh 50gr, mộc nhĩ, nấm hương
Chế biến: Ngâm cho mộc nhĩ nấm hương nở ra, thái nhỏ cho vào trong bụng chim. Gạo và đỗ xanh ngâm rửa sạch, sau đó cho tất cả vào nồi hầm cách thủy cho nhừ, thêm gia vị. Ăn trong ngày. Tác dụng kiện tỳ dưỡng huyết.
- Chè yến
Nguyên liệu: yến sào 5g, đường phèn
Chế biến: Cho yến vào bát con hấp cách thủy. Đường phèn đun sôi đổ vào bát yến cho vừa ăn. Ăn khi còn ấm và sau bữa ăn. Tác dụng bổ trung, dưỡng khí huyết, dùng cho người suy nhược cơ thể.
- Yến sào kỷ tử
Nguyên liệu: yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100g.
Chế biến: Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở ra, cho tất cả yến sào, kỷ tử và đường kính trong một xoong với lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút. Dùng cho các trường hợp viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản.
- Yến sào pha sữa bò
Nguyên liệu: yến sào 10g, sữa bò tươi 250ml
Chế biến: ngâm nước cho mềm, đun cách thủy cho chín, cho thêm sữa bò, khuấy đều cho sôi. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột có nôn ói, nấc cụt và các bệnh nội khoa có nôn ói.
- Yến sào đỗ trọng hấp đường
Nguyên liệu: yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 100g.
Chế biến: Yến sào ngâm nước sôi cho mềm trước, tất cả cùng nấu trong 30 phút, khuấy lắc đều, lấy nước uống. Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói; do có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu.
- Yến sào bạch cập
Nguyên liệu: yến sào 12g, bạch cập 12g.
Chế biến: Đun nhỏ lửa, hầm kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, đun cho tan. Uống 2 lần trong ngày. Chữa ho ra máu.
- Yến nấm gà tần
Nguyên liệu: yến sào 40g, thịt gà 200g, nấm hương 20g.
Chế biến: cho tất cả vào nồi hầm trong 10 phút. Ăn trong ngày. Chữa cơ thể suy nhược.
Nói chung yến có tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được, nhưng người phế vị hư hàn, đàm thấp, thể trạng béo bệu không nên dùng. Tốt nhất hỏi ý kiến các y bác sĩ trước khi dùng cho người nhà hoặc bản thân đang bị ốm.
Hỏi: Người bị tiểu đường cần lưu ý những gì khi sử dụng yến sao thưa chuyên gia ?
(Trần Kiên – Bắc Ninh)
Trả lời:
Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết và điều hòa huyết áp. Người bị tiểu đường khi sử dụng tổ yến nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Giảm lượng đường trong món yến chưng
Yến sào thường có vị nhạt nên được chế biến cùng với đường phèn để tạo hương vị hài hòa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường sẽ gây tăng đường huyết. Khi chế biến yến sào cho người tiểu đường, chỉ nên dùng 1 – 2g đường phèn hoặc 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
Có thể sử dụng quả chà là, cỏ ngọt,… để tạo vị ngọt cho món ăn thay vì dùng đường phèn và mật ong
Ngoài ra, có thể thay thế bằng đường ăn kiêng, quả chà là, cỏ ngọt hoặc mật dừa để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn mà không gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Bên cạnh đó, có thể chưng yến với những nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như quả lê, bí đỏ, táo đỏ để giảm lượng đường cho món ăn.
2. Kết hợp với các thực phẩm giúp giảm đường huyết
Các cách chưng yến cho người tiểu đường được giới thiệu trong bài viết đều kết hợp với những thực phẩm có tác dụng giảm đường huyết như kỷ tử, lá dứa, nhân sâm, hạt chia,… Điều này sẽ giúp ổn định đường huyết và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài những nguyên liệu trên, bạn cũng có thể kết hợp yến sào với những thực phẩm có tác dụng giảm đường huyết khác như gừng, nước dừa, saffron,…
3. Chọn yến sào nguyên chất
Tác dụng của yến sào chỉ được đảm bảo nếu mua đúng yến sào nguyên chất. Giá trị dinh dưỡng của tổ yến có sự chênh lệch đáng kể ở yến sào nhà và yến sào đảo. Yến sào nhà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhưng ít khoáng chất hơn so với yến đảo. Đồng thời có thể cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát nồng độ đường huyết hiệu quả.
Để đảm bảo công dụng của yến sào, bạn phải chọn mua yến sào nguyên chất. Nếu lo ngại về việc mua phải yến giả và yến độn chất, nên mua tổ yến thô thay vì yến tinh chế. Tuy nhiên, yến thô sẽ có lẫn lông chim và tạp chất nên việc sơ chế tương đối mất thời gian.
4. Bổ sung với liều lượng, tần suất hợp lý
Người bị tiểu đường thường phải hạn chế thịt đỏ và nhiều nhóm thực phẩm để tránh làm tăng đường huyết. Do đó, không ít người gặp phải tình trạng thiếu chất, cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường nên bổ sung từ 3 – 5g yến sào mỗi lần ăn và nên dùng yến chưng 1 lần/ tuần.
Người bị tiểu đường nên bổ sung món yến chưng 1 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe
Trong trường hợp ăn uống kém, có thể bổ sung 1 – 2 lần/ tuần để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài yến chưng, có thể sử dụng yến sào để nấu cháo, súp nhằm đa dạng thực đơn ăn uống.
5. Một số lưu ý khác
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc quản lý bệnh tiểu đường. Do đó, khi sử dụng các món yến chưng, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi chưng yến, không nên chưng quá lâu vì sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong yến sào và một số nguyên liệu khác.
- Cần làm sạch yến đúng cách để yến sào không bị tanh và lẫn lông tơ. Tuy nhiên, cũng không nên ngâm yến quá lâu và rửa mạnh tay khiến cho yến bị mềm, bở.
- Nên ăn yến chưng vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng trong món ăn. Hạn chế ăn yến chưng khi no vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng.
- Nên bổ sung các món ăn từ yến sào đều đặn 1 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, nên đa dạng thêm các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, sữa chua, các loại hạt, thịt trắng,… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ngoài chế độ ăn uống, người bị tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên và hạn chế thức khuya để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Trên đây là một số cách chưng yến cho người bị tiểu đường bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu có nồng độ đường huyết quá cao, không nên sử dụng đường hay mật ong để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nên cân đối chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe và quản lý bệnh thành công.
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282