Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh
Đăng trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng số 15 ngày 10/08/2024
Áp lực học hành ngày càng trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều bạn trẻ hiện nay. Điều này không chỉ gây ra căng thẳng tâm lý mà còn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Một ví dụ điển hình là câu chuyện của Phương Ch., một cô gái 19 tuổi, người đã phải đối mặt với động kinh từ nhiều năm trước do áp lực học hành. Câu chuyện của Phương Ch. không chỉ là một trường hợp cá biệt mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc quản lý căng thẳng và chăm sóc sức khỏe tinh thần trong cuộc sống học tập.
Câu chuyện của cô gái 19 tuổi
Năm 3 tuổi do cú sốc tâm lý khi đi nhà trẻ, Phương Ch. bị lên cơn co giật, lúc này gia đình mới tá hỏa đưa em đi khám nhận được kết luận động kinh. Dùng thuốc tây trong nhiều năm nhưng cơn động kinh ngày càng xuất hiện tần suất dày, khoảng 2-3 lần/ngày, bị mất ý thức trong cơn, toàn thân co giật, kéo dài tầm 1 phút, chủ yếu xảy ra khi thức.
Lớn lên Phương Ch. bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung và tiếp thu, ăn ngủ kém, hay hồi hộp đánh trống ngực, run tay chân, gầy sút cân. Đặc biệt khi áp lực học hành đã trở thành một gánh nặng tinh thần lớn lao, khiến Phương Ch. liên tục cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn. Nhiều năm gia đình chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh tình của em không thuyên giảm.
Từ khi bước vào cấp 3, Phương Ch. phải đối mặt với khối lượng bài tập lớn và kỳ thi căng thẳng. Dù đã cố gắng rất nhiều, cô cảm thấy mình không thể đáp ứng được kỳ vọng của bản thân và gia đình. Áp lực học hành đã trở thành một gánh nặng tinh thần lớn lao, khiến Phương Ch. liên tục cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.
Vào một buổi tối, khi đang ôn bài cho kỳ thi quan trọng, Phương Ch. đột nhiên bị co giật và mất ý thức. Các bác sĩ cho biết rằng tình trạng của Phương Ch. có thể liên quan đến mức độ căng thẳng cao mà cô đang trải qua.
Đến năm 2020, qua người quen giới thiệu bố mẹ đưa em tới Nhà thuốc Thọ Xuân Đường thăm khám. Sau đó Phương Ch. được điều trị với chẩn đoán động kinh, basedow, nhân tuyến giáp trái.
Trải qua 4 năm kiên trì điều trị theo phác đồ của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, sức khỏe của em dần được cải thiện, con người nhanh nhẹn, hết nhân tuyến giáp, đặc biệt 4 tháng nay em không còn xuất hiện cơn động kinh. Niềm vui nhân lên gấp bội, dù bị bệnh nhưng việc học của em vẫn đảm bảo, thi tốt nghiệp cấp 3 xong em xét tuyển vào một trường Đại họcchuyên ngành kế toán, hiện nay đang chuẩn bị bước sang năm thứ 2, chuyên ngành kế toán. Đó là điều “mơ ước” của gia đình chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra.
Câu chuyện của Phương Ch. là một ví dụ rõ nét về những tác động tiêu cực của áp lực học hành lên sức khỏe tâm thần và thể chất. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý căng thẳng một cách hiệu quả và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Bằng cách hiểu rõ và giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng, cùng với việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như động kinh. Hãy cùng nhau tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ, nơi mà mỗi cá nhân có thể phát triển và thành công mà không phải gánh chịu áp lực quá mức.
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang – Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển y dược cổ truyền Việt Nam: Áp lực học hành không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra động kinh, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ở những người có nguy cơ mắc bệnh. Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện não, dẫn đến sự xuất hiện của các cơn động kinh. Do vậy, ngoài điều trị về y tế, cần có giải pháp và hỗ trợ cho bệnh nhân động kinh vụ như:
- Quản lý căng thẳng:
Lên kế hoạch học tập hợp lý: được khuyên cần lập kế hoạch học tập rõ ràng và phân bổ thời gian hợp lý để giảm bớt áp lực.
Thực hành kỹ thuật thư giãn: Tham gia các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, và các bài tập thở có thể giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng.
- Hỗ trợ tâm lý
Tư vấn tâm lý: Người bệnh cần tham gia các buổi tư vấn tâm lý để học cách quản lý cảm xúc và áp lực học hành một cách hiệu quả.
Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và động viên trong quá trình điều trị.
Sử dụng thuốc: Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống động kinh để kiểm soát các cơn co giật và duy trì sức khỏe não bộ.
- Khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?
Có chữa khỏi được bệnh động kinh không là 1 trong những câu hỏi thường gặp nhất của người bệnh. Theo thống kê cho thấy tỉ lệ chữa khỏi bệnh động kinh khá cao, có khoảng 70% người bệnh có thể cắt được cơn động kinh và trở lại cuộc sống bình thường sau quá trình điều trị từ 2-3 năm. Và còn khoảng 30% người bệnh, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể dùng thuốc duy trì và đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh.
Một số phương pháp điều trị Tây y phổ biến là phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc kháng động kinh, tuy nhiên tác dụng phụ mang lại với cơ thể người bệnh cũng khá nhiều.
Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị bệnh động kinh một cách tối ưu. Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh Động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường. Với kinh nghiệm gần 400 năm chữa bệnh cứu người, 17 đời làm nghề y với bài thuốc gia truyền nhiều đời, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh động kinh cho kết quả tốt. Ngoài sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ của bệnh động kinh, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn sử dụng phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Từ đó xây dựng lên nguyên tắc chữa bệnh động kinh hiệu quả.
Tình Vũ