CHẨN ĐOÁN U NÃO BẰNG CÁCH NÀO?
U não là một căn bệnh nguy hiểm nhưng khó phát hiện, do giai đoạn đầu chỉ có những dấu hiệu không điển hình, rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh khác. Vậy làm thế nào để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh này? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán u não nhé!
Có 4 loại u não hay gặp nhất là u tế bào thần kinh, u màng não, u tuyến yên, u di căn não. Với mỗi khối u triệu chứng bệnh cũng thường khác nhau, cách chẩn đoán các khối u não thường sử dụng 1 số phương pháp sau.
1. Khám thần kinh
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ khám và làm một số nghiệm pháp để đánh giá hệ thần kinh của bạn.
Một số cách đơn giản nhất như: kiểm tra sức cơ, kiểm tra xem có yếu liệt chi nào hay không. Quan sát xem có bị méo miệng, mắt lác hay không? Cho bệnh nhân nếm thử, ngửi thử, nghe thử xem có tổn thương khứu giác, thính giác, vị giác hay không? Kiểm tra các phản xạ gân xương, cảm giác nhiệt, xúc cảm…
Tùy theo các dấu hiệu kiểm tra được, nếu thấy nghi ngờ các bác sĩ sẽ cho bạn đi làm thêm các xét nghiệm, cận lâm sàng để chẩn đoán.
2. Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ
Đây là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và rất thông dụng tại Việt nam hiện nay. Hầu hết các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện tỉnh, bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện trung ương được trang bị những phương tiện này. Hai phương pháp này chụp ảnh phía trong của não bộ não theo cách gần giống như máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh vậy.
Tuy nhiên, thầy thuốc có thể sẽ tiêm một chất tương phản (contrast agent) vào mạch máu để phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa tổ chức não lành và khối u não. Chất tương phản này được tiêm vào tĩnh mạch và sau đó đi tới não (một số người bị dị ứng với chất tương phản sẽ không được sử tiêm chất này khi chụp).
Phần lớn khối u não ngấm chất tương phản này nhiều hơn tổ chức não lành. Một số ít loại u não như u biểu bì không ngấm chất tương phản do không có mạch máu. Hai phương pháp chẩn đoán này không những được sử dụng để chụp sọ não mà còn chụp hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, thận, gan…
- CLVT: sử dụng tia X để khảo sát, Kết quả cho thấy hình ảnh u xương sọ, u não, tình trạng ứ dịch, xuất huyết hay phù não
- MRI: Tạo hình ảnh không gian 3 chiều, cho kết quả rõ ràng hơn CLVT
- PET CT: là hình ảnh động của não bộ, cho thấy hình ảnh rõ tổ chức lành, khối u não, sẹo sau mổ não, tế bào hoại tử.
3. Sinh thiết
Sinh thiết là một phẫu thuật đơn giản với mục đích lấy một mảnh nhỏ tổ chức từ khối u não. Mảnh tổ chức này sẽ được xử lý qua các công đoạn nhuộm, tẩm, đúc, cắt… và đưa soi dưới kính hiển vi.
Bác sỹ chuyên về tế bào học, giải phẫu bệnh sẽ nghiên cứu hình ảnh tế bào của khối u để chẩn đoán đó là khối u gì, u lành tính hay u ác tính. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta có thể thực hiện sinh thiết dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị (stereotaxy) hoặc hệ thống thần kinh dẫn đường (neuronavigation). Với hệ thống này, bác sỹ chỉ cần rạch ra 2cm, khoan một lỗ nhỏ trên sọ và đưa kim đầu tù nhỏ vào trong khối u để lấy mảnh u não
Như vậy để chẩn đoán u não không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán chính xác và tiên lượng tình hình bệnh.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe, quý vị vui lòng liên hệ dong y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995