CHỮA XƠ CỨNG BÌ BẰNG NAM Y
Xơ cứng bì (Scleroderma) là bệnh chất tạo keo có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau đặc biệt là hệ hô hấp, tiêu hoá, khớp, tim mạch. Tổn thương da có thể toàn bộ hay khu trú, có rối loạn tăng sinh và lắng đọng chất tạo keo ở lớp trung bì. Đây là một bệnh nan y, hiện nay tại Trung Quốc có hàng chục triệu người mắc căn bệnh này, tại Việt Nam tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Thọ Xuân Đường với sự nghiên cứu nhiều năm về bệnh tật và phương pháp chữa bệnh dựa trên quy luật sinh học và y học môi trường của Nam Y đã có những thành công trong việc điều trị bệnh xơ cứng bì, tự hào đã chữa khỏi bệnh và ổn định cho nhiều người Trung Quốc, mang nam y Việt Nam chữa bệnh cho nhân dân thế giới.
1. Triệu chứng lâm sàng bệnh xơ cứng bì
a. Xơ cứng bì tiến triển
Triệu chứng lâm sàng của xơ cứng bì tiến triển phụ thuộc vào bộ phận bị tổn thương. Bệnh tiến triển có thể rất chậm và bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường hoặc có thể tiến triển nhanh với nhiều biến chứng nặng nề và dẫn đến tử vong. Bệnh có các triệu chứng với các mức độ khác nhau sau đây:
- Tổn thương da: Toàn bộ da trên cơ thể bị xơ cứng, nhiều nhất là ở vùng mặt, bàn tay, các ngón tay. Các nếp trên mặt chụm lại hoặc mất nếp nhăn, mi mắt co lại, miệng chụm lại, mũi như nhọn ra, vùng có da xơ cứng bị hạn chế vận động.
- Tổn thương màng khớp: Viêm màng khớp, đau khớp. Đôi khi có kèm theo viêm bao hoạt dịch, viêm gân, xơ hóa xương và cơ.
- Tổn thương thực quản: Biểu hiện khó nuốt: Mất hoặc giảm vận động 2/3 dưới thực quản.
- Tổn thương phổi: Phù kẽ màng phổi, phế nang. Biểu hiện khó thở do, rối loạn trao đổi khí qua phế nang, do phổi bị xơ hóa kẽ lan tỏa và do rối loạn vận động hô hấp. Xquang tim phổi cho thấy hình ảnh lưới hay còn gọi là hình ảnh “tổ ong”.
- Tổn thương tim: Rối loạn nhịp, suy tim do cơ tim bị xơ hóa. Có thể có tràn dịch màng ngoài tim (ngoại tâm mạc).
- Tổn thương thận: Do hoại tử cầu thận dạng Fibrin dẫn đến suy thận tiến triển từ từ. Có thể mắc cao huyết áp ác tính kèm theo.
- Bệnh kết hợp: Xơ cứng bì có thể kết hợp với một số bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp mạn Hashimoto, hội chứng Seriögren (thiểu năng mạn tính các tuyến ngoại tiết), xơ gan nguyên phát do mật (nếu kết hợp với hội chứng CREST thì được gọi là hội chứng Reynolds).
b. Xơ cứng bì khu trú
Nếu như xơ cứng bì tiến triển ảnh hưởng đến toàn bộ mô, cơ quan trong cơ thể thì xơ cứng bì khu trú thường chỉ tổn thương ở một vùng da nhất định. Dưới đây là một số dạng xơ cứng bì khu trú:
- Xơ cứng bì ở đầu chi: Khu trú ở bàn tay, bàn chân và các ngón. Da xơ cứng, sẫm màu và teo lại, các ngón khó gấp duỗi, giảm cảm giác hoặc dị cảm, có thể có loạn dưỡng móng.
- Xơ cứng bì thể dải: Tổn thương xơ cứng da hình dải như vết dao chém, nơi tổn thương có hiện tượng teo da và niêm mạc (môi, lợi, lưỡi) trên vùng ảnh hưởng.
- Xơ cứng bì thể mảng: Tổn thương da thành mảng, có giới hạn rõ so với vùng da bình thường, tổn thương ban đầu có thể nhỏ, sau đó lan rộng dần ra. Trên bề mặt tổn thương màu sẫm lại, có thể có ánh xà cừ, thường không có lông và giảm tiết mồ hôi, da teo lại.
- Xơ cứng bì hình nhẫn: Tổn thương xơ cứng trên da dạng vòng tròn (hình nhẫn). Thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, bao quy đầu.
- Viêm mạc cơ (cân cơ), nhiễm bạch cầu ái toan (Shulman): Thể này được coi như một thể xơ cứng bì khu trú. Bắt đầu có tính kịch phát, xuất hiện đột ngột sau gắng sức. Tổn thương chủ yếu ở lớp hạ bì và mạc cơ (cân cơ). Thường không có tổn thương nội tạng (tim, phổi, thận…) kèm theo.
2. Giải phẫu bệnh
Tổn thương vi thể điển hình trong bệnh xơ cứng bì là xơ hóa các sợi keo, sợi chun tăng sinh, bị đứt đoạn và sắp xếp lộn xộn:
- Da: Lớp thượng bì bị teo lại, lớp trung bì dày lên, các sợi keo bị xếp thành bó và các tiểu động mạch bị Hyalin hóa.
- Màng khớp: Màng khớp thâm nhiễm Lympho – tương bào (viêm màng khớp), tiến triển tới nhiễm Hyalin.
- Thực quản: Niêm mạc thực quản bị teo, các tiểu động mạch dày lên.
- Phổi: Phù kẽ phổi, phế nang, màng phổi. Sợi keo tăng tạo thành các nang phế nang dưới màng phổi tạo thành lưới (phổi hình tổ ong), dị sản biểu mô phế nang.
- Tim: Cơ tim, màng ngoài tim bị xơ hóa.
- Thận: Cầu thận, các tiểu động mạch tại thận bị hoại tử dạng Fibrin.
3. Biến chứng của xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì thường gây ra biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong do tổn thương đến đến các cơ quan sinh mệnh của cơ thể như: Tim, thận, phổi.
- Hội chứng Raynaud trong xơ cứng bì có thể dẫn đến loét, hoại tử đầu chi. Và phải phẫu thuật tháo khớp.
- Tổn thương tại phổi gây khó thở, hoạt động gắng sức cũng như sinh hoạt hằng ngày bị hạn chế. Có thể bị tăng áp lực động mạch phổi.
- Biến chứng suy tim trong xơ cứng bì do tổn thương cơ tim cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.
- Bệnh nhân xơ cứng bì bị suy kiệt, sút cân do bị tổn thương ở khoang miệng, thực quản, hệ ruột dẫn đến ăn uống khó khăn, rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn chức năng tình dục: Ở nữ có thể bị ảnh hưởng do sự giảm tiết chất nhờn và giảm co thắt ở cửa âm đạo, ở nam giới có thể bị rối loạn cương dương.
- Biến chứng thận rất nguy hiểm do sự hoại tử dang Fibrin ở cầu thận dẫn đến suy thận. Đặc biệt, tổn thương tại thận gây bệnh tăng huyết áp và các cơn tăng huyết áp ác tính đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
4. Nam Y chữa xơ cứng bì
Theo y học cổ truyền bệnh xơ cứng bì thuộc phạm vi chứng “Ma mộc”. Vật chất di truyền, hệ miễn dịch, hormone nội tiết ứng với “tiên thiên” (tinh, khí bẩm thụ từ cha mẹ) của Y học cổ truyền. Bệnh xơ cứng bì là do tiên thiên bất túc, bẩm tố can thận hư, lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy ngoại tà (phong, hàn, thấp) xâm nhập, làm khí huyết, kinh lạc bế trở sinh bệnh.
Nam Y với sự kết hợp tinh hoa của Y học cổ truyền và những tiến bộ của Y học hiện đại đã nghiên cứu về bệnh học và các phương pháp điều trị bệnh trên quy luật sinh học và y học môi trường đã có những thành tựu to lớn trong điều trị các bệnh khó trong đó có xơ cứng bì.
Theo Nam y bệnh xơ cứng bì chủ yếu sinh ra do môi trường ô nhiễm và chế độ ăn uống sai nên đã làm rối loạn miễn dịch và hệ thống của cơ thể.
Những bệnh nhân xơ cứng bì đến với Nam Y đều được thăm khám tỉ mỉ bằng “thất chẩn” của Nam Y bao gồm:
- Chẩn đoán của Y học hiện đại: Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trên lâm sàng và cận lâm sàng.
- Tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết của Y học cổ truyền.
- Chẩn đoán kinh lạc bằng cách đo nhiệt độ các tỉnh huyệt ở đầu ngón tay, ngón chân bằng máy móc hiện đại.
- Chẩn đoán mức độ tổn thương nông sâu của toàn bộ cơ thể.
Những nguyên tắc điều trị xơ cứng bì theo Nam Y bao gồm:
- Giải độc tế bào, điều hòa nội môi, cân bằng các quá trình đồng hóa, dị hóa của cơ thể.
- Dùng thuốc Nam Y có tác dụng bổ can thận, khí huyết để điều trị bản (gốc bệnh) nâng cao thể trạng.
- Dùng các vị thuốc trừ hoạt huyết, trừ phong, hàn, thấp thư cân chống co cứng để phục hồi thương tổn, điều trị các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
- Các loại thuốc bôi được chế từ các loại Nam dược giúp phục hồi vùng da bị xơ cứng.
- Mai hoa châm là phương pháp dùng kim mai hoa (5-7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu cán gỗ) gõ trên mặt da. Nam Y sử dụng mai hoa châm để điều trị bệnh xơ cứng bì, gõ lên mặt da bị tổn thương 1 – 2 lần/ tuần có tác dụng rất tốt.
- Chế độ ăn sống một số loại rau củ (rau húng, dưa leo, cà chua, ớt chuông…) để phòng chống các bệnh chuyển hóa, ung thư, miễn dịch. Ăn thực phẩm giàu Nitrit oxyd (NO) là cần thiết bởi đặc tính sinh học của NO giúp lưu thông mạch máu, rất tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì có hội chứng Raynaud. Để có bữa ăn giàu NO cần chuẩn bị các loại đậu đỗ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều… ngâm với nước 2 – 4h bỏ vỏ và thực hiện nguyên tắc “ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm”.
- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, giữ ấm bàn tay, luôn lạc quan, tránh căng thẳng, stress, xúc động quá mạnh.
5. Kết quả điều trị xơ cứng bì bằng Nam Y
Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường với hơn 400 năm kinh nghiệm và sự nỗ lực tìm tòi ra những phương pháp mới chữa bệnh bằng Nam Y, Nam dược đã chữa cho rất nhiều trường hợp xơ cứng bì các thể có kết quả tốt nhiều trường hợp đã khỏi hoàn toàn, bệnh nhân cần điều trị ít nhất 4 - 6 tháng, sau 1 - 2 tháng da sẽ mềm hơn giảm xơ cứng, giảm co rút, sức khỏe cải thiện, hạn chế biến chứng về khớp, xơ cứng cơ tim và xơ cứng phổi.
Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân thực tế gần đây đã được chữa xơ cứng bì tại phòng khám:
- Trường hợp bệnh nhân Lâm Thị Bích Tuyền (39 tuổi, Quảng Ninh): Bệnh nhân bị bệnh xơ cứng bì tiến triển từ năm 2011, biểu hiện da càng ngày càng đen xạm, khô cứng, các khớp đau nhức, đầu ngón tay lạnh và tím, loét hoại tử. Bệnh nhân đã điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi, bệnh tình ngày càng trầm trọng, tinh thần cũng suy sụp rất nhiều. Đầu tháng 8/2014 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Thọ Xuân Đường được điều trị bằng thuốc sắc, thuốc viên, thuốc bôi và mai hoa châm. Sau điều trị một tháng bệnh nhân đã thấy da sáng, mềm hơn chút ít. Và đến tháng thứ ba thì bệnh nhân thấy đã giảm được 7 phần, da mềm nhiều, các khớp không còn đau nhức, ngón tay hồng hào, đỡ lạnh.
- Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thế Mộc (66 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội): Bệnh nhân mắc xơ cứng bì toàn thể cách đây 5 năm, với các hiện tượng tê bì, lạnh tím các đầu ngón tay, ngón chân, đặc biệt là khi ngâm nước, khi tiếp xúc với lạnh, da toàn thân càng khô và sạm lại. Trong 4 năm liền, bệnh nhân đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không đỡ. Tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn, da toàn thân khô, sạm màu, không tiết được mồ hôi, các ngón tím lạnh, đau nhức các khớp, đầu ngón tay bị hoại tử và kèm theo khó thở. Tháng 5/2014 bệnh nhân đến Phòng khám Thọ Xuân Đường cơ sở 2, khám và điều trị theo phác đồ thuốc sắc, thuốc viên, thuốc bôi, mai hoa châm. Bệnh nhân điều trị liên tục đến tháng 5/2015, thấy da sáng, mềm hơn nhiều, đặc biệt không còn khó thở và đau khớp, các đầu ngón tay giảm triệu chứng tím và tê khi bị lạnh. Bệnh nhân rất yên tâm, phấn khởi khi bệnh tình ngày càng thuyên giảm.
- Trường hợp bệnh nhân: Nguyễn Hữu Thành (58 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Từ tháng 3/2013, bệnh nhân mắc xơ cứng bì khu trú ở vùng thượng vị bên trái , tổn thương to bằng 2 ngón tay, da sạm lại, không đau không ngứa. Do chủ quan nên bệnh nhân không điều trị. Nhưng càng ngày, vùng da đó càng thâm và khô cứng và tìm đến Nam Y điều trị. Tháng 6/2013, bệnh nhân đến Phòng khám Thọ Xuân Đường khám và điều trị. Sau khoảng 6 tháng, vùng tổn thương của bệnh nhân đã mờ nhiều, không còn khô và xơ cứng nữa, màu da tại đó trở lại gần như bình thường.
6. Kết luận
Bệnh xơ cứng bì hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì vậy nên việc điều trị đặc hiệu còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu lệ thuộc nhóm thuốc Corticoid để kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch và giảm đau giảm co cứng. Nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao và các bệnh nấm). Đặc biệt, nếu dùng Corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận. Bởi lẽ, tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết và như thế là rất nguy hiểm.
Sau nhiều năm nghiên cứu và điều trị thực tế bằng quy luật sinh học và y học môi trường, Nam Y đã điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh nhân mắc xơ cứng bì, phương pháp đơn giản ít tốn kém và ít tác dụng phụ, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đối với những bệnh khó, Nam Y sẽ tiếp tục không ngừng nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những phương pháp tốt nhất, chi phí thấp nhất để chữa bệnh cứu người.
Tiến Sỹ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)