THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH KHIẾN BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG RAYNAUD KHỔ SỞ
Nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh khiến không ít bệnh tái phát, trong đó phải kể đến các bệnh như viêm xoang, bệnh cơ xương khớp, hen phế quản…và không thể thiếu hội chứng Raynaud. Vậy hội chứng này như thế nào mà khiến bệnh nhân mắc bệnh phải khốn đốn, khổ sở mỗi khi đông lạnh về?
1. Tìm hiểu về hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là tình trạng nối loạn vận mạch ở tay và chân, phát triển sau khi bị lạnh làm cô nhiều động mạch nhỏ khiến ứ máu ở tĩnh mạch.
- Triệu chứng lâm sàng:
Hay gặp nhất là các ngón tay, ít bị ở ngón chân, có thể khu trú 1 bên hoặc cả 2. Tùy theo từng giai đoạn mà triệu chứng khác nhau:
+ Giai đoạn 1: Để ý sẽ thấy 1 hoặc cả bàn tay của bệnh nhân trắng, tái nhợt, rắn và lạnh do thiếu máu ở các dadfuf ngọn chi. Tình trạng này sẽ lan dần lên gốc chi khiến cả bàn tay lạnh tái, kèm theo đó là dị cảm như cảm giác kiến bò, cảm giác đau buốt, cứng tay và vụng về. Các ngón tay giảm cảm giác đau, đầu chi dường như co nhỏ lại.
+ Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 khoảng 1-2 phút thì các ngón tay có màu đỏ trở lại, dần dần xanh tím thậm chí chuyển thành màu đen, lan dần từ ngọn chi lên gốc chi. Khi ấn tay vào thấy mất máu, thả tay ra 1 lúc lâu mới trở lại màu bình thường.
Cảm giác tay lạnh buốt, đau tăng lên hoặc đau dữ dội. Nếu giơ tay cao hoặc ngâm nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng này.
Hội chứng này diễn biến thành nhiều đợt, mỗi cơn có thể xảy ra trong vòng vài tuần đến 1 tháng. Khi mới bắt đầu có thể chỉ xảy ra vào thời tiết lạnh, sau đó cứ tăng dần, thậm chí mùa hè cũng có thể bị.
2. Tiến triển và biến chứng của hội chứng Raynaud
Không chỉ gây các triệu chứng đau buốt, khó chịu khiến bệnh nhân khó làm việc, hội chứng Raunaud còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại khôn lượng:
- Rối loạn dinh dưỡng ở các đầu chi, thấy đầu chi tím đen, giới hạn rõ thường khu trú ở quanh móng tay.
Cũng có thể xuất hiện các bọng nước nhỏ chữa mủ, sau khi vỡ ra để lại sẹo.
- Hoại tử đầu chi có thể gặp nếu tình trạng các vết loét tiến triển nhiều lần, nhiều bệnh nhân phải tháo khớp để bảo toàn các ngón tay khác.
- Xơ cứng đầu chi, da vùng các dầu ngón tay trở nên khô bóng, hoại tử, khó làm việc, mất cảm giác.
3. Làm thế nào để hạn chế tác hại của hội chứng Raynaud
Hiện nay tây y vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với tình trạng bệnh này, thường họ chỉ kê 1 số thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng như vitamin, thuốc giãn mạch đầu chi…
Để hạn chế tác hại của hội chứng Raynaud bệnh nhân cần chú ý một số yếu tố sau:
- Luôn giữ ấm đầu chi
Việc ủ ấm đầu ngọn chi rất quan trọng, giúp các tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn do khí huyết lưu thông tốt. Không được sờ tay vào nước lạnh, nên sử dụng nước ấm, đeo găng tay khi làm việc và ra đường.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích, hạn chí nấu nướng bằng các gia vị có tính kích thích mạnh
- Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn
- Chế độ ăn: uống nhiều nước, ăn nhiều rau sống, làm các món salad, nên sử dụng nước ép rau má mỗi ngày
- Sử dụng các thảo dược y học cổ truyền để giúp làm da mềm mại, nuôi dưỡng da từ bên trong.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG số 5-7
Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282