BIỂU HIỆN BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính thường gặp ở cả nam và nữ. Căn bệnh diễn biến âm thầm và kéo dài với các triệu chứng tăng dần chứ không rầm rộ khiến bệnh nhân chủ quan. Ít ai biết căn bệnh này có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu các biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản và biện pháp điều trị hiệu quả.
1. Biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Theo sinh lý bình thường cơ vòng thực quản dưới có nhiệm vụ đóng mở nhịp nhàng nhằm đưa thức ăn xuống và ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược lại. Vì một nguyên nhân nào đó khiến dịch dạ dày, thức ăn, hơi… ở dạ dày trào ngược lên trên thực quản nên gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Biểu hiện của bệnh thường bao gồm các triệu chứng sau:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là các dấu hiệu thường gặp khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Cảm giác hơi đẩy từ dưới dạ dày lên gây ợ hơi, cảm giác chướng bụng khó chịu. Còn ợ nóng là cảm giác nóng rát sau xương ức hay cảm giác nóng rát tự dày dày lan dần lên cổ. Khi ợ hơi ợ nóng lên thường kèm với ợ chua, cảm giác dịch dạ dày trào lên khiến miệng có vị chua
Các dấu hiệu này có thẻ xuất hiện cả khi đói, lúc bình thường nhưng hay gặp nhất là khi ăn no, đầy bụng khó tiêu.
- Nôn và buồn nôn
Dịch dạ dày trào ngược từ dưới lên trên kích thích họng nên cảm giác muốn nôn, có thể nôn ra thức ăn, dịch dạ dày
- Đau vùng thượng vị
Tùy từng bệnh nhân mà có triệu chứng này hay không. Thường xuất hiện ở giai đoạn sau, hoặc ở bệnh nhân có kèm theo viêm loét dạ dày tá tràng
- Các dấu hiệu khác
Bệnh nhân có thể thấy miệng tiết nhiều nước bọt hơn, cảm giác khó nuốt, nuốt vướng hay khản giọng. Tình trạng này là do dịch trào ngược gây tổn thương thực quản và vòm họng khiến dây thanh phù nề, viêm họng. Nhất là khi bệnh nhân dư acid thì các triệu chứng này càng rõ rệt hơn.
2. Biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một bệnh mạn tính, hay tái phát nên cần phối hợp nhiều phương pháp thì điều trị mới hiệu quả
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với bệnh nhân trào ngược nên chia nhỏ bữa ăn, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng trào ngược. Nên lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm có khả năng trung hòa acid, hạn chế thực phẩm tăng tiết acid.
Như vậy nên tăng cường ăn rau xanh, tinh bột và giảm các thực phẩm chua, cay, các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra nên ăn đồ hấp luộc, salad tránh các đồ chiên xào, đồ cứng, kiêng rượu bia, thuốc lá
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Nên ăn uống điều độ, không bỏ bữa. Sau ăn nên ngồi nghỉ rồi đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm ngủ ngay sau ăn, cũng không nên làm việc ngay sau ăn. Tránh tình trạng vừa ăn vừa làm
- Thư giãn, tránh stress
Các áp lực công việc, áp lực từ gia đình và xã hội có thể làm bệnh nặng hơn. Nên thư giãn, thoải mái, tránh stress căng thẳng để điều chỉnh bệnh dạ dày tốt hơn
- Sử dụng các thảo dược điều trị bệnh dạ dày
Có thể sử dụng chè dây, lá khôi tía, cây dạ cẩm, nghệ vàng, lược vàng… để uống giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.