Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN NHƯ THẾ NÀO?
Vảy nến là bệnh khá thường gặp và gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, vảy nến thuộc phạm vi chứng bạch sang hoặc tùng bì tiên là một bệnh ngoài da mạn tính tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh do huyết nhiệt cảm phải phong tà gây bệnh ở ngoài da, lâu ngày phong huyết áo không dinh dưỡng da gây bệnh vảy nến. Bệnh hay tái phát về ùa đông, ở đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng có thể phát ra toàn thân, có thể thấy kèm theo sưng đau các khớp tay chân.
1. Thể phong huyết nhiệt
- Triệu chứng: những nốt chẩn xuất hiện nhiều liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.
- Pháp chữa: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết
- Phương chữa: Hòe hoa thang gia giảm. Hòe hoa sống 40g, Thăng ma 12g, Sinh địa 40g, Thổ phục linh 40g, Tử thảo 12g, Thạch cao 40g, Trích thảo 4g, Địa phu tử 12g, Ké đầu ngựa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
2. Thể phong huyết táo
Gặp ở thể bệnh kéo dài
- Triệu chứng: Những nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
- Pháp chữa: Dưỡng huyết nhuận táo khu phong.
- Thuốc bôi ngoài: Hỏa tiêu, Khô phàn, Phác tiêu, Dã cúc hoa mỗi thứ 20g. Nấu thành nước tắm rửa ngày 1 lần.
- Thuốc uống: Huyền sâm 12g, Kim ngân 12g, Sinh địa 12g, Ké đầu ngựa 12g, Hà thủ ô 12g, Vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Châm cứu: Châm KHúc trì, Huyết hải, Túc tam lí, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Phi dương.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)