ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN DỰA THEO CẤU TRÚC SỎI NHƯ THẾ NÀO?
Sỏi thận là một căn bệnh khá thường gặp, nó có thể là một vấn đề rất đơn giản nhưng cũng có thể trở thành vấn đề phức tạp. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, cấu trúc, số lượng sỏi cũng như các triệu chứng, biến chứng mà nó gây ra. Có rất nhiều loại sỏi thận khác nhau, tùy theo từng cấu trúc sỏi mà cách điều trị lại khác nhau.
1. Sỏi canxi
Loại sỏi này hay gặp nhất chiếm tới 90% các ca bệnh sỏi. Tùy theo từng nguyên nhân gây ra sỏi canxi mà cách điều trị khác nhau:
- Sỏi calci do tăng calcl niệu:
Dùng lợi tiểu thiazid, liều 25 - 50mg/ngày để tăng tái hấp thu calci ở ống thận ở người có calci niệu cao và giảm hấp thụ calci từ ruột.
Dùng kali cỉtrat để ức chế kết tinh sỏi, nhất là đối với người có citrat thấp trong nước tiểu. Indapamid là thuốc được lựa chọn cho những trường hợp sỏi thận do tăng calci niệu nguyên phát.
- Sỏi calci do do tăng oxalat niệu:
Cần uống nhiều nước và làm kiềm hóa nước tiểu, đảm bảo 3 lít nước mỗi ngày
Điều trị bệnh nguyên phát gây nên tình trạng tăng oxalat niệu
Giảm lượng oxalat ăn vào: không ăn vỏ củ hành, rau chút chít, đại hoàng
Tăng lượng calci trong khẩu phần: bởi vì chỉ cần có sự thay đổi rất ít về nồng độ oxalat niệu là có thể dẫn đến tăng khả năng bão hòa tinh thể oxalat calci.
Có thể dùng calci carbonat viên 500mg dùng 2-3 viên/ngày với bữa ăn, kèm thêm với kali citrat viên 450mgx2-3 lần/ ngày và magnesi gluconat 0,5-1g/ngày.
Trường hợp tăng oxalat niệu nguyên phát do thiếu hụt một loại men do gan sản xuất, bệnh có tính chất di truyền, thường rất khó điều trị. Trong trường hợp này, cần điều trị bệnh gan là chính, mà cụ thể là ghép gan mới đem lại hiệu quả.
- Sỏi calci do giảm citrat niệu:
Do citrat hình thành một phức hợp hòa tan khi gắn với calci, do vậy citrat là một tác nhân dùng để điều trị sỏi calci do bất cứ nguyên nhân nào. Có thể dùng liều ban đầu 450mg kali citrat 2 - 3 lần/ngày. Nên duy trì nồng độ citrat trong nước tiểu 2,4 - 5,1mmol/ngày.
- Sỏi calci do toan hóa ống thận: cần kiềm hóa nước tiểu.
- Sỏi calci do tăng acid uric niệu:
Cần tăng lượng nước đưa vào cơ thể.
Điều trị bệnh chính gây ra tình trạng này
Giảm thành phần purin trong chế độ ăn: không ăn các loại thịt đỏ đặc biệt là thịt chó, thịt bò.
Có thể dùng thêm Allopurinol để làm giảm nồng độ acid uric.
2. Sỏi acid uric
Thường gặp ở những bệnh nhân bị Gout, hoặc các bệnh tăng acid uric khác. Khiến nước tiểu luôn bị bão hòa acid uric và tạo sỏi.
Điều trị cần duy trì pH niệu kiềm bằng cho uống bicarbonat natri 5 - 10g/ngày.
Có thể kết hợp cho allopurinol 100-300mg/ngày nếu có tăng acid uric máu.
3. Sỏi struvit
Loại sỏi này thường gặp ở tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, những vi khuẩn gây bệnh sẽ tiết ra men urease làm phân hủy ure, tạo ammoniac gây kiềm hóa nước tiểu. Chính vì vậy để điều trị cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cần uống nhiều nước, điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ngay cả sau khi đã lấy sỏi. Có thể uống các loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như râu ngô, mã đề, trạch tả, kim tiền thảo.
- Có thể phối hợp cho uống thêm thuốc gắn với phosphate làm giảm sự gắn kết của phosphate vào sỏi struvite.
4. Sỏi cystirt
Sỏi này hình thành do rối loạn sự vận chuyển cystin ở ống thận và niêm mạc ruột bị rối loạn. Bệnh này thường do di truyền gen lặn, đôi khi kết hợp với các loại sỏi khác. Để ngăn ngừa bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp:
- Uống nhiều nước > 2,51/ngày.
- Kiềm hóa nước tiểu bằng kali citrat hoặc natribl carbonat 4-6g/ngảy chia 4 lần để đảm bảo pH trên 7,4.
- Hoặc có thể dùng D-penicillamin hay a-mercaptopropionylglycin để giảm nguy cơ sỏi, tuy nhiên hay gặp tác dụng phụ là giảm tiểu cầu.
Nói chung hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi theo đông hay tây y, tùy theo từng cơ địa mỗi người mà có liệu trình điều trị phù hợp.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Bác sỹ Thúy Hường