VIÊM GAN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y
Viêm gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp như viêm gan virus, viêm gan do nhiễm độc, sau mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Theo đông y, viêm gan thuộc chứng hoàng đản (vàng da), trong đó viêm gan cấp thuộc thể dương hoàng, còn viêm gan mạn thể âm hoàng.
Viêm gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp như viêm gan virus, viêm gan do nhiễm độc, sau mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài.Các triệu chứng của Viêm gan mạn tính giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên nhiều người không để ý. Biểu hiện của mỗi bệnh nhân không giống nhau, nhưng thường có các rối loạn về tiêu hóa như đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón, chán ăn, miệng đắng, chậm tiêu, bụng chướng và các biểu hiện suy chức năng gan, thoái hóa tế bào gan.
Theo đông y, viêm gan thuộc chứng hoàng đản (vàng da), trong đó viêm gan cấp thuộc thể dương hoàng, còn viêm gan mạn thể âm hoàng. Nguyên nhân gây ra do cảm thấp nhiệt khiến can (gan) khí uất kết, không sơ tiết được đởm (mật) mà sinh ra vàng da. Cũng có thể do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của tỳ vị bị rối loạn sinh ra thấp, thấp ứ đọng lâu ngày đưa đến nhiệt, thấp nhiệt uất kết sinh chứng hoàng đản.
Đông y với thể can nhiệt tỳ thấp
Bệnh nhân có các triệu chứng miệng đắng không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhớt, nóng đau nhiều ở vùng gan, da vàng sắc tối, tiểu tiện vàng táo, nhớt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.
Phương thuốc: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm
Bài thuốc: Nhân trần 20g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trư linh 8g, Trạch tả 12g, Sa tiền 12g, Đẳng sâm 16g, Ý dĩ 12g.
Đông y với thể can uất tỳ hư khí trệ
Các triệu chứng bệnh nhân thường gặp là mạn sườn phải đau, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt, đại tiện nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Pháp trị: Sơ can kiện tỳ, lý khí
Phương trị: Sài hồ sơ can thang gia giảm
Bài thuốc: Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 8g, Trần bì 6g, Bán hạ chế 8g, Bạch thược 12g, Cam thảo 6g.
Đông y với thể can âm thương tổn
Bệnh nhân thấy choáng váng đau đầu, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, long bàn tay bàn chân nóng, khát nước, miệng họng khô, hay tức giận, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác.
Pháp trị: Bổ can âm ( tư dưỡng can âm)
Phương trị: Nhất quán tiễn gia giảm
Thành phần: Sa sâm 12g, Sinh địa 12g, Nữ trinh tử 12g, Mạch môn 12g, Bạch thược 12g, Kỷ tử 12g, Hà thủ ô 12g.
Với thể khí huyết ứ trệ và cách điều trị của Đông y
Người bệnh thường có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện táo hay nát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác (căng, nhanh)
Pháp trị: Sơ can lí khí, hoạt huyết
Phương trị: Tứ vật đào hồng gia giảm
Bài thuốc: Bạch thược 12g, Đương quy 8g, Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Hồng hoa 8g, Đào nhân 8g, Diên hồ sách 8g.
Như vậy, Viêm gan mạn tính tùy theo chứng trạng mà trong Đông y dùng từng bài thuốc khác nhau cho phù hợp.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)