NÊN ĐIỀU TRỊ TRĨ THEO PHƯƠNG PHÁP NÀO
Trĩ là bệnh mạn tính do các mạch máu ở trực tràng, hậu môn bị giãn và xung huyết. Bệnh thường do: Viêm đại tràng mạn tính, chế độ ăn ít rau, uống ít nước gây táo bón nên khi đại tiện phải rặn nhiều; viêm gan, xơ gan mạn tính gây xung huyết tĩnh mạch; các bệnh nghề nghiệp do đứng lâu, ngồi lâu, mang vác nặng, phụ nữ lớn tuổi sinh đẻ nhiều lần làm tăng áp lực ổ bụng gây bệnh…
Với Y học hiện đại
Hiện Tây y có 2 phương pháp điều trị trĩ phổ biến:
+ Một là, dùng thuốc co mạch và hướng tĩnh mạch như Daflon, Ginkgo Forte… để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nó chỉ tác dụng với người mới bị trĩ nhẹ và thuốc có nhiều tác dụng phụ gây khó chịu.
+ Hai là, dùng thủ thuật như tiêm xơ búi trĩ, thắt bũi trĩ bằng vòng cao su và quang đông bằng tia hồng ngoại hoặc dùng phẫu thuật theo Milligan hay Longo. Nhưng khi dùng thắt búi trĩ bằng vòng cao su có thể biến chứng như đau dữ dội do thắt không đúng vị trí, nứt hậu môn, nặng nhất là nhiễm trùng vùng chậu có thể gây hậu quả nhiễm trùng máu. Còn dùng tiêm gây xơ búi trĩ có thể gây đau, chảy máu sau tiêm, rò hậu môn - âm đạo, viêm tiền liệt tuyến nếu tiêm sai vị trí và phải làm nhiều lần, dễ tái phát.
Qua đây cho thấy, các phương pháp điều trị mà Tây y đang sử dụng chi phí cao nhưng lại gây đau đớn, không triệt để, dễ bị biến chứng, không thể là sự lựa chọn khôn ngoan.
Theo quan niệm của Đông y, trĩ là do thấp nhiệt (viêm nhiễm) tích lâu ngày khiến chức năng của tỳ suy yếu (tỳ chủ cơ). Hoặc do tinh thần căng thẳng uất ức kéo dài sinh nhiệt trong cơ thể, mà “nhiệt bức huyết vong hành” (quá nhiệt sẽ khiến máu thoát ra ngoài thành mạch gây chảy máu). Búi trĩ sa xuống do khí hư, tỳ suy yếu không có khả năng nâng lên. Chưa kể đến thói quen trong sinh hoạt, ngồi lâu một tư thế, bị kiết lỵ mà rặn nhiều làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ gây căng giãn hậu môn, càng ứ lâu khí huyết lưu thông càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu, đó là trĩ xuất huyết.
Đông y chia trĩ ra nhiều thể bệnh tùy theo triệu chứng mà điều trị,( như trĩ nội thể huyết ứ thì lương huyết chỉ huyết khứ ứ; thể thấp nhiệt bội nhiễm thì thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống; thể khí huyết đều hư thì dùng pháp bổ khí huyết thăng đề chỉ huyết.) Ngoài ra còn kết hợp châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Như vậy khi dùng tây y chỉ giải quyết bệnh cấp tính, giúp bệnh nhân đỡ khó chịu tạm thời. Còn dùng đông y kết hợp uống thuốc sắc, ngâm, châm cứu mới giải quyết bệnh trĩ một cách triệt để, lâu dài.