Niêm mạc tử cung là lớp mô bao phủ phía bên trong của tử cung, được hình thành phần lớn từ lớp mô niêm mạc, chúng gồm 2 lớp:
Lớp thứ nhất là lớp nội mạc căn bản, bám vào lớp mô cơ trơn của tử cung, được gọi là Myometrium. Lớp này là nơi nội mạc bên trong tử cung bám vào và không thay đổi.
Lớp thứ hai là lớp nội mạc tuyến nông hay còn gọi là lớp chức năng, lớp này chịu tác động của những thay đổi hoocmon sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt. Tại đây, trứng đã thụ tinh sẽ đến làm tổ nếu quá trình thụ thai diễn ra, độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi theo từng thời điểm trong tháng.
Độ dày niêm mạc tử cung trong các giai đoạn:
- Bình thường: 7 – 8 mm;
- Sau khi hành kinh: 3 – 4 mm;
- Giữa chu kỳ kinh nguyệt (gần ngày rụng trứng): 8 – 12 mm.
Quá trình thay đổi niêm mạc tử cung
Estrogen là hoocmon sinh dục được tiết ra bởi buồng trứng.
Progesteron là hoocmon sinh dục được sản xuất bởi thể vàng, bánh nhau và 1 phần nhỏ do nang trứng bài tiết. Cả 2 đều chịu sự tác động bởi hoocmon FSH, LH ở vùng tuyến yên.
Estrogen làm thay đổi có tính chất chu kỳ của nội mạc tử cung, cổ tử cung, âm đạo, làm tăng lượng máu đến tử cung và có vai trò quan trọng đối với hệ thống cơ trơn tử cung, làm tăng trưởng số lượng cơ tử cung, các protein có trong tế bào cơ.
Progesterone chịu trách nhiệm cho những thay đổi trong nội mạc tử cung để phục vụ cho việc mang thai và những thay đổi có tính chu kỳ của cổ tử cung và âm đạo. Hoocmon này có tác động đối kháng với estrogen trên cơ tử cung, làm giảm khả năng kích thích và giảm sự nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
Niêm mạc tử cung và quá trình thụ thai
Trước khi rụng trứng tức là quá trình phóng noãn ra từ buồng trứng thì lớp nội mạc tử cung sẽ có những thay đổi nhất định. Dưới tác động của các hoocmon sinh dục, cấu trúc tuyến sẽ thay đổi dài ra và tăng sinh mạch máu. Kết quả là lớp niêm mạc tử cung dày lên và chứa nhiều máu, sẵn sàng cho việc làm tổ của trứng. Việc dày lên và chứa nhiều máu ở lớp nội mạc tử cung nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho thai nhi qua nhau thai. Nếu không diễn ra quá trình thụ thai thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và chảy máu qua đường âm đạo, tạo thành kinh nguyệt của phụ nữ. Sau quá trình này, lớp đáy sẽ phát triển lên thành lớp niêm mạc mới để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vì vậy, khi niêm mạc tử cung mỏng sẽ làm giảm lượng máu cung cấp đến cho bào thai trong qua trình mang thai.
Khi nào thì được coi là niêm mạc tử cung mỏng?
Bình thường niêm mạc tử cung sẽ có độ dày thay đổi tùy vào từng thời điểm trong tháng dựa trên sự thay đổi các hoocmon sinh dục, trung bình khoảng 10mm được coi là bình thường.
Nếu niêm mạc tử cung có độ dày dưới 7-8mm thì được coi là niêm mạc tử cung mỏng và quá trình thụ thai sẽ xảy ra khó khăn hơn do phôi khó bám vào và làm tổ. Ở một số trường hợp cá biệt, nếu phôi có thể bám vào và làm tổ thì lượng dinh dưỡng thai nhi hấp thụ được cũng sẽ ít hơn do lớp niêm mạc tử cung quá mỏng. Do đó, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát tiển của thai nhi.
Các nguyên nhân gây mỏng niêm mạc tử cung
Nồng độ estrogen trong máu thấp: Do estrogen có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung. Nếu nồng độ estrogen xuống thấp sẽ làm mỏng niêm mạc tử cung.
Thiếu máu: khi lượng máu đến tử cung thấp sẽ làm tử cung co lại và mỏng hơn.
Nạo phá thai: Khi nạo phá thai sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc tử cung không thể phát triển nữa.
Bệnh phụ khoa: Những bệnh lý phụ khoa và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ góp phần làm mỏng đi lướp niêm mạc tử cung. Cần khám bệnh phụ khoa và điều trị triệt để những bệnh này.
Thuốc tránh thai: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai sẽ làm mỏng tử cung và khó thụ thai.
Thuốc kích thích rụng trứng Clomid: nếu lạm dụng nhiều loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen của cơ thể.
Niêm mạc tử cung mỏng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền thì tử cung còn có tên gọi khác là bào cung, tử tạng, bào tạng, tử xứ, là một phủ kỳ hằng, có chức năng tạo ra kinh nguyệt và làm tổ cho thai nhi. Tử cung có liên quan chặt chẽ với các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận và 2 mạch Xung, Nhâm. Khi 2 mạch Xung, Nhâm điều hòa thì khí huyết thịnh mà tạo thành kinh nguyệt.
Tâm tàng thần: chủ điều tiết hoạt động của tử cung;
Tỳ chủ vận hóa: là nguồn hóa sinh của huyết dịch, nhu nhuận khắp ngũ tạng lục phủ, trong đó có tử cung;
Can chủ tàng huyết: là nguồn tinh huyết của nữ giới;
Thận tàng tinh: là gốc của tiên thiên, là cấu thành nên vật chất nguyên thủy của thai nhi.
Mạch Xung: khởi nguồn từ Thận. Từ Thận, mạch Xung chạy xuống dưới đến huyệt Hội âm của mạch Nhâm. Từ đây, mạch Xung chia làm 2 nhánh:
- Nhánh thứ nhất đi ở mặt trong cột sống.
- Nhánh thứ hai đi theo mạch Nhâm đi đến hạ bộ, đi theo kinh thận lên ngực và đi xuống chân.
- Liên hệ với kinh Thận, kinh Vị, mạch Nhâm, mạch âm duy.
- Khi mạch Xung bị rối loạn gây ra các triệu chứng: Đau lưng, đau tức bụng dưới, ngứa âm hộ, kinh kéo dài, sa tử cung, thống kinh, hiếm muộn, huyết trắng, co thắt âm hộ.
Mạch Nhâm: Khởi lên từ thận, đi xuống huyệt Hội âm, chạy ngược lên trên kết thúc ở dưới môi.
- Liên hệ với các kinh âm Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.
- Khi mạch Nhâm bị rối loạn gây ra các triệu chứng: Đau tức bụng dưới, khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn.
- Khi xảy ra vấn đề niêm mạc tử cung mỏng có thể xét đến các nguyên nhân như nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân ảnh hưởng đến 2 mạch Xung, Nhâm gây ra sự rối loạn khí cơ ở 2 kinh mạch này.
+ Nội nhân: Do 7 loại tình chí buồn, vui, lo, giận, kinh sợ ảnh hưởng đến khí cơ từ đó gây ra bệnh.
+ Ngoại nhân: Do các yếu tố phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể. Ban đầu ảnh hưởng đến kinh mạch, lâu dần không điều trị hoặc điều trị không thỏa đáng dẫn đến bệnh nhập sâu vào bên trong tạng phủ và gây bệnh.
+ Bất nội ngoại nhân: Do nguyên nhân bên ngoài như mạo phá thai làm mỏng dần niêm mạc tử cung không hồi phục, thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố, thuốc kích thích rụng trứng Clomid…
Tử cung là nơi ở của thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Vậy nên để có một quá trình thai kỳ an toàn, thuận lợi và em bé sinh ra được khỏe mạnh thì phụ nữ cần chủ động chăm sóc sức khỏe tiền thai sản, nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để can thiệp điều chỉnh các vấn đề rối loạn về nội tiết, kinh nguyệt…
Niêm mạc tử cung mỏng chỉ là một trong số các nguyên nhân gây khó thụ thai ở nữ giới, ngoài ra để có thể mang thai và sinh nở thuận lợi, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Hiện nay, các phương pháp điều trị của y học hiện đại đối với niêm mạc tử cung mỏng đa số là sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết như liệu pháp estrogen, dùng yếu tố kích thích thuộc dòng tế bào dòng hạt (G-CSF), …
Còn phương pháp điều trị của y học cổ truyền cốt lõi sẽ tìm vào nguyên nhân và gốc bệnh, nơi xảy ra rối loạn ví dụ như khí huyết hư thực, khí cơ vận hành thất điều, công năng tạng phủ suy giảm để có thể thúc đẩy khả năng tự điều tiết của cơ thể, tăng sản xuất hoocmon nội sinh…
Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường tự hào là cơ sở khám chữa bệnh uy tín bằng y học cổ truyền với thế mạnh khám bệnh hiếm muộn và điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, giúp cải thiện chức năng sinh sản của nam và nữ giới, cải thiện khả năng thụ thai ở nữ giới, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai phụ ở thời kỳ trong và sau sinh.
BS. Nguyễn Yến