ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI KHÔNG DÙNG THUỐC
Thoái hoá khớp gối là căn bệnh ngày một phổ biến ở độ tuổi trung niên. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, gây đau nhức và khó khăn trong vận động. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp thêm nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc để giúp tiến triển khỏi bệnh nhanh hơn.
Tổng quan về bệnh thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là gì?
Thoái hoá khớp gối là hiện tượng xảy ra những tổn thương trên bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp. Tình trạng này xảy ra là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn.
Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Nữ giới thường chiếm 80% trường hợp gặp phải.
Nguyên nhân thoái hoá khớp gối
Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá chia làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát. Trong đó thoái hoá khớp gối nguyên phát là nguyên nhân chính, thường xuất hiện muộn ở người trên 60 tuổi, không tìm rõ nguyên nhân gây khởi phát bệnh.
Thoái hoá khớp thứ phát thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường là khởi phát sau những chấn thương như gãy xương, can lệch khiến trục khớp thay đổi, bệnh khớp gối bẩm sinh: Khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi,.. Hoặc sau các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, lao khớp, viêm cột sống dính khớp.
Dấu hiệu thoái hoá khớp gối
Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm:
Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt.
Khớp gối có thể bị sưng to.
Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
Nguyên tắc điều trị thoái hoá khớp gối
Giảm đau trong các đợt tiến triển.
Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lƣu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Điều trị thoái hoá khớp gối không dùng thuốc
Với từng giai đoạn bệnh sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau là phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên ngoài việc dùng thuốc bệnh nhân có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm mục tiêu chính giảm đau và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Giảm cân
Ở những bệnh nhân béo phì, giảm cân và duy trì cân nặng ở mức độ thấp hơn làm giảm đau do viêm xương khớp. Giảm cân ở người béo phì có thể cải thiện cấu trúc sụn khớp, cũng như độ dày của sụn.
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên 1kg đã làm tăng thêm 1-2kg áp lực cho cả hai bên khớp gối. Trọng lượng dư thừa làm tăng tải trọng khớp, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sụn khớp và góp phần gây ra các tác động viêm khớp.
Tập thể dục đều đặn
Việc thường xuyên thực hiện các bài tập thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau. Bên cạnh những cải thiện về chức năng khớp, vận động còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, biến cố tim mạch, té ngã, tàn tật và cải thiện tâm lý và giúp người bệnh hòa nhập cuộc sống.
Hoạt động thể chất được khuyến khích là các bài tập aerobic, đi bộ, tập khí công, yoga, bơi... Các bài tập này giúp tăng cường cơ bắp và thể lực chung đều được khuyến nghị cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Người bệnh nên tránh các hoạt động cường độ cao và cần tuân thủ lâu dài để tăng hiệu quả. Các bài tập vận động nên được thực hiện ít nhất ba ngày trong một tuần và để đánh giá đáp ứng của cơ thể, bệnh nhân nên hoàn thành ít nhất 12 buổi tập luyện.
Tăng cường hiểu biết cho người bệnh
Bệnh nhân nên tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh cũng như tự kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mình. Hiểu rõ về bệnh và tiến triển chung của bệnh sẽ giúp bệnh nhân có ý thức điều trị cũng như giúp người bệnh chấp nhận “sống chung với bệnh”.
Các liệu pháp thay thế
Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm kem bôi có capsaicin hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…).
Vật lý trị liệu
Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Ngoài ra, họ cũng chỉ bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sao cho ít gây đau khớp nhất.
Châm cứu, cấy chỉ
Châm cứu chữa thoái hoá khớp gối có hai tác dụng chính là giúp giảm đau nhức hiệu quả và điều trị dứt điểm bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét cẩn trọng tình trạng cụ thể của người bệnh như người bệnh đau ở một khớp hay đau nhiều khớp, đau tại chỗ hay cơn đau dọc cơ thể, các triệu chứng kèm theo như tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió,...để xác định thể bệnh, từ đó xác định những huyệt đạo cần được châm cứu và lựa chọn kỹ thuật châm cứu phù hợp (như thủy châm, điện châm hay ngải cứu) nhằm đạt hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Cấy chỉ cũng mang lại tác dụng điều trị tương tự nhưng duy trì kết quả lâu hơn.
Tại nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường điều trị bệnh lý thoái hoá khớp bằng phương pháp dùng thuốc phối hợp với xoa bóp bấm huyệt, tập vận động và châm cứu, cấy chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Bác sĩ Hoa Nguyễn
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XU N ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282