CHÈ XANH NHẬT CHỮA BỆNH SỐT RÉT
Chè xanh Nhật là loài cây được du nhập vào nước ta cách đây gần 30 năm. Với công dụng thanh nhiệt, trừ được bệnh sốt rét, loại cây này đang được nhân giống rộng rãi. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu về giống chè này nhé!
1. Mô tả
- Tên gọi: Chè xanh Nhật, Chè ngọt, bát hoa, phẩn đoàn hoa, từ đường hoa, cam trà, từ cầu là to.
- Tên khoa học: Hydrangea macrophylla Seringe var. thunbergii Makino. Thuộc họ: Từ cầu (Hydrangeaceae ).
- Đặc điểm thực vật: Cây bụi nhỏ, rụng lá hàng năm. Cành to khỏe, có lỗ bì và vết lá rụng. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng rộng, dài 7 – 20 cm, rộng 4 – 10 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn nhọn, hai mặt có lông thô ở các gân, mặt trên màu lục sáng, mặt dưới nhạt có màu hơi phớt vàng, mép có răng cưa to đều, cuống lá dài 1 – 3 cm. Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn to, đường kính khoảng 20 cm, có lông; hoa nhiều màu trắng phớt hồng, sau chuyển màu lam, lá đài hình trứng hoặc hình tròn, dài 1 - 2cm. Quả ít gặp. Mùa hoa: tháng 3 - 5.
2. Phân bổ , sinh thái
- Chi Hydrangea L. ở Việt Nam có 3 loài, riêng cây chè xanh trên chỉ là 1 trong 3 thừ (var.) đã biết, thuộc loài gốc H.macrophila (Thunb.) ser. in DC., chúng đều là những cây nhập trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc.
- Chè xanh Nhật được viện Dược liệu nhập nội Nhật Bản năm 1990. Cây trồng với mục đích lấy lá khô) xuất khẩu trở lại sang Nhật Bản. Lúc đầu trồng thí điểm ở Trại cây thuốc Tam Đảo Viện Dược liệu), đến năm 1992 chuyển lên Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) tiếp tục hoàn thiện cách nhân giống, kỹ thuật trồng và đưa ra sản xuất.
- Chè xanh Nhật thuộc loại cây bụi, ưa sáng, ta ẩm và chỉ sinh trưởng phát triển tốt ở vùng núi khí hậu ẩm mát quanh năm. Qua nghiên cứu trồng Sa Pa và Tam Đảo cho thấy, cây thích nghi cao với điều kiện tự nhiên ở Sa Pa, với nhiệt độ bình quân tháng hàng năm khoảng 15°C. Cây sinh trưởng mạnh từ cuối mùa xuân cho đến mùa hè, khi nền nhiệt độ đây cao nhất năm (18 - 24°C). Cây trồng tại Sa Pa đã thấy ra hoa nhiều nhưng không kết quả. Vì thế cách nhân giống duy nhất hiện nay là tách các nhánh ở gốc.
3. Bộ phận dùng
Rễ, lá phơi hay sấy khô.
4. Thành phần hoá học
Rễ và lá chè xanh Nhật chứa alcaloid. Hoa chứa hydrangenol, acid hydrangeic và 0,36 % rutin The wealth of India, 1959, p.145]. Các hydrangenosid A, B, C, D cũng được tìm thấy trong lá chè xanh [CA, 1962, 56, 15266], [CA1972, 76, 1813], [CA, 1979, 91, 17165Z ], [CA, 1982, 96, 100897y], [CA, 1986, 104, 17666K]. Theo các tác giả Trung Quốc [Trung dược Đại điển, 1993, vol.1, 112], chè xanh Nhật còn chứa umbelliferon, acid cinnamic, acid p - coumaric shimmin và phylodulcin - 8-0-B-glucosa [Phytochem, 1965, 4(2), p.255].
5. Tính vị , công năng
Lá chè xanh Nhật vị đắng hơi cay, tính hàn, độc, có công năng thanh nhiệt, kháng ngược (chống sốt rét). Tài liệu Trung Quốc ghi: lá chè xanh Nhật có vị hơi đắng, tính hàn, có ít độc, công năng thanh nhiệt, trừ phiền kháng sốt rét TDTH, 1993, 112].
6. Công dụng
Rễ và lá cây chè xanh Nhật được dùng chữa bệnh sốt rét giống như cây thường sơn (Dichroa febrifuga Lour.). Ngày dùng 9 - 12g sắc uống. Ở Trung Quốc, lá và rễ để chữa sốt rét là do có một alcaloid có công thức phân tử là C6H5ONa . 2HCl, alcaloid này có tác dụng chống sốt rét mạnh hơn quinin [Chopra, 1998 : 42]. Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng chữa bệnh về tim như nóng ngực , đánh trống ngực. Ở Nhật Bản, nhân dân cũng dùng chữa bệnh tim. Ở Indonesia, rễ, lá và hoa được dùng chữa sốt rét. Riêng hoa còn được dùng chữa bệnh tim [Medicinal herb, 1995: 101] .
Bài viết mang tính chất tham khảo, quý độc giả vui lòng hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.