CỎ BẤC ĐÈN THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH MẤT NGỦ, VIÊM NHIỄM HỆ TIẾT NIỆU
Cỏ bấc đèn thường được biết đến là một loại cỏ dại hay mọc hoang gần những nơi ẩm ướt ở nước ta. Tuy nhiên ít người biết rằng, cỏ bấc đèn đã được ông cha ta sử dụng như một vị thảo dược dùng trong các bài thuốc nam trị các chứng bệnh mất ngủ hay bệnh do thấp nhiệt gây ra như viêm nhiễm hệ tiết niệu rất hiệu quả. Vậy làm sao để sử dụng cỏ bấc đèn đúng cách mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm giải đáp nhé!
Mô tả dược liệu
Cỏ bấc đèn (hay còn gọi Đăng tâm thảo) có tên khoa học là Juncus ehusus L. var. decipiens Buch, thuộc họ Bấc Juncaceae. Là loại cây thân thảo sống lâu năm có phần thân tròn cứng, thường mọc thành cụm với chiều cao trung bình từ 35 – 100 cm. Thân cây có đường kính khoảng 1 -2 mm, màu xanh nhạt. Lõi của thân được cấu tạo từ các tế bào có hình ngôi sao để hở ra nhiều lỗ khuyến lớn. Phần lá cây bị tiêu biến nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân. Cây ra hoa đều, mọc thành vòng, lưỡng tính. Bao hoa xơ xác, có màu nâu. Quả nang và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.
Cỏ bấc đèn thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt xung quanh bờ ruộng, bờ sông suối, ao hồ. Ở nước ta, loài thực vật này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nam, Nam Định,Ninh Bình và Thanh Hóa…
Vị thuốc từ cỏ bấc đèn
Bộ phận dùng: Lõi thân hay ruột phơ khô của cây cỏ bấc đèn. Ruột cây có hình trụ, có màu trắng hoặc vàng nhạt, chiều dài khoảng 90 cm, đường kính dao động từ 0.1 – 0.3 cm.
Thời điểm thu hái: Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô.
Thành phần hóa học của cỏ bấc đèn: Cỏ bấc đèn có chứa các hoạt chất araban, xylan, methyl pentosan, phlobaphen. Trong đó, methyl pentosan có vai trò giống như chất xơ khiến cho cơ thể thúc đẩy khả năng trao đổi chất cũng như hấp thụ vitamin và chất khoáng. Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất pentosan có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch, bài trừ độc tố.
Công dụng của cỏ bấc đèn
Theo Đông y, cỏ bấc đèn có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường, có tác dụng thanh tâm, giáng hỏa, lợi thủy, thông lâm, chủ trị các chứng bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện khó khăn, phù thũng do viêm nhiễm hệ tiết niệu, hay bệnh mất ngủ muộn phiền, trẻ nhỏ khóc dạ đề, họng sưng đau, khó nuốt, loét miệng lưỡi...
Chữa tâm phiền mất ngủ
Tâm không thông, tâm phiền muộn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ. Nếu mắc chứng này trong người lúc nào cũng cảm thấy bồn chồn, lo lắng không thôi. Để hệ thần kinh được nghỉ ngơi, ngủ sâu giấc người bệnh nên áp dụng bài thuốc từ cây bấc đèn.
Cách dùng: Sắc 2 gam cỏ bấc đèn với 400 ml nước, đun cho đến khi còn 100 ml nước thì ngưng. Uống ngày 2 lần. Sau 15 ngày kết thúc một liệu trình. Với những đối tượng thường xuyên cảm thấy bứt rứt, khát nước, mất ngủ, có thể áp dụng bài thuốc hãm 9 gam đạm trúc diệp, 3 gam đăng tâm thảo, dùng thay trà mỗi ngày.
Giúp cầm máu đối với vết thương nhẹ
Các hoạt chất có trong cây bấc đèn có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Cách dùng cầm máu: Rửa sạch cỏ bấc đèn sau giã nhỏ đắp vào vết thương. Khi đắp dược liệu này lên vết thương hở phải đảm bảo tính vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
Chữa viêm nhiễm hệ tiết niệu
Hoạt chất methyl pentosan có trong cỏ bấc đèn có tác dụng loại bỏ độc tố qua đường tiểu. Vậy nên cỏ bấc đèn giúp kích thích quá trình bài tiết, nước tiểu qua đó trở nên thông nhuận hơn. Những người khó tiểu, tiểu buốt rắt, tiểu máu hoặc rối loạn tiểu tiện nên sử dụng cỏ bấc đèn.
Cách dùng: Cỏ bấc đèn 8g, rễ cỏ tranh 8g tất cả rửa sạch cho vào 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày.
Chữa viêm nhiễm hầu họng
Trong Đông y, cây cỏ bấc đèn được chỉ ra với công năng quy kinh tâm phế, có tác dụng thanh tâm, giáng hỏa vậy nên chủ trị chữa các bệnh viêm nhiễm về hậu họng như đau họng, họng tắc nghẽn hoặc khó nuốt, viêm họng cấp và mạn tính, lở loét miệng lưỡi.
Cách dùng: Lõi cỏ bấc đèn 5g, mạch môn và lá tre mỗi loại 13g sắc với 5 bát nước. Đun sôi giữ lửa nhỏ đến khi nước vừa xấp xỉ mặt lá thì tắt bếp. Uống chia 2 lần trong ngày. Uống đến khi hết khỏi bệnh. Công dụng của mạch môn là thanh tâm, nhuận phế kết hợp với cỏ bấc đèn sẽ giúp cổ họng nhanh chóng êm dịu và đỡ khó chịu. Hoặc lấy lõi cỏ bấc đèn 3g đốt tồn tính, sau lấy bột thổi vào họng hoặc bôi vào chỗ lở loét.
Chữa chứng phù thũng, ăn ngủ kém và tiểu tiện ít
Phù thũng là tình trạng tích nước tại các mô trong cơ thể gây sưng. Chính tình trạng này khiến người bệnh tiểu tiện ít, thận không thể thực hiện tốt chức năng của mình. Cỏ bấc đèn có công dụng lợi thủy thông tiện nên điều trị được chứng phù thũng, tiểu ít.
Cách dùng: Lõi cây bấc đèn 8g cho vào ấm, đem sắc với 250ml nước và cho sôi trong 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước sắc, bỏ bã và chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày.
Một số lưu ý khi dùng cây cỏ bấc đèn
Cỏ bấc đèn là vị thuốc quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên trước khi dùng bài thuốc từ dược liệu này, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cỏ bấc đèn có tính hàn và lợi tiểu nên cần tránh dùng cho các trường hợp trúng hàn, thể hư, tiểu tiện không kìm được.
- Không nên dùng liên tục trong thời gian dài.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Trên đây là một số công dụng của cỏ bấc đèn, cũng giống như các vị thuốc khác, cỏ bấc đèn có tác dụng chữa bệnh còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng phù hợp. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282