Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

47 khái niệm cơ bản về miễn dịch

Thứ ba, 06/03/2018 | 09:56

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và chống lại các kháng nguyên, dị nguyên, tế bào “lạ”. Hệ miễn dịch vô cùng phức tạp với nhiều yếu tố thành phần, nhiều cơ chế hoạt động với các đáp ứng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, cần phải biết 1 số khái niệm sau.

 

47 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MIỄN DỊCH 

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và chống lại các kháng nguyên, dị nguyên, tế bào “lạ”. Hệ miễn dịch vô cùng phức tạp với nhiều yếu tố thành phần, nhiều cơ chế hoạt động với các đáp ứng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, cần phải biết 1 số khái niệm sau.

1.    Chất bổ trợ

Chất bổ trợ là chất được tiêm cùng với kháng nguyên nhằm mục đích làm tăng phản ứng miễn dịch. 
Chất bổ trợ Freund (là dung dịch dầu có các vi khuẩn lao đã chết treo lơ lửng) được dùng để gây ra các bệnh tự miễn trên thực nghiệm, nếu tiêm kháng nguyên thì không gây được bệnh.

2.    Ngưng kết

Ngưng kết là quá trình mà kháng nguyên là một thể hữu hình gắn với kháng thể tương ứng. Khi có kháng thể tương ứng, các hồng cầu và hạt Latex có kháng nguyên bao phủ ngưng kết đại thể. Các test ngưng kết thụ động thường dùng hồng cầu (cừu hoặc thỏ) và dùng hạt Latex dựa vào hiện tượng ngưng kết.

3.    Dị nguyên

Dị nguyên chính là kháng nguyên có khả năng gây dị ứng.

4.    Dị ứng

Trước đây, khái niệm dị ứng được dùng để nói về mọi sự thay đổi đáp ứng miễn dịch. Hiện nay, dị ứng đồng nghĩa quá mẫn tức thì hoặc phản vệ; và sử dụng cho phản ứng miễn dịch type I gắn với Globulin miễn dịch IgE gặp trong hen, dị ứng phấn hoa, mề đay, shock phản vệ.

5.    Dị ghép

Ghép mô của một cá thể cùng loài nhưng khác về di truyền. 
Người cho phải hợp với người nhận về hệ thống mô HLA, AB, D. Giữa anh chị em ruột, sự hòa hợp là ¼.

6.    Mất ứng

Không có đáp ứng miễn dịch với một kháng nguyên đặc hiệu. Trên lâm sàng, khái niệm này được sử dụng chủ yếu khi test da chuyển thành âm tính (VD test da với lao âm tính do mắc một bệnh nặng khác trong khi vẫn đang bị lao).

7.    Kháng thể

Kháng thể do các tương bào sản xuất khi bị kích thích bởi kháng nguyên đặc hiệu. Các kháng thể là protein phân đoạn gamma trong máu, gọi là các globulin miễn dịch. Gồm 5 loại: IgA, IgM, IgE, IgG, IgD. Một Ig gọi là đặc hiệu nếu nó kháng lại kháng nguyên tương ứng đã gây ra sự tổng hợp và giải phóng ra nó. Các Ig điển hình cho miễn dịch thể dịch; miễn dịch qua trung gian tế bào không có kháng thể lưu hành trong máu. Người ta chia các kháng thể thành kháng thể phụ thuộc tuyến ức (kích thích các Lympho T) và kháng thể không phụ thuộc tuyến ức (kích thích các Lympho B).

8.    Kháng nguyên

Kháng nguyên là yếu tố có tính tấn công và lạ với cơ thể, có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Kháng nguyên có thể là một chất hóa học hoặc vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tế bào...
Không phải tất cả phân tử kháng nguyên gây ra các đáp ứng miễn dịch mà chỉ có một số phần của kháng nguyên gây ra miễn dịch (phần quy định tính kháng nguyên). Kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên gắn vào bề mặt tế bào và là một thành phần của màng tế bào.
Kháng nguyên không hoàn toàn là Hapten.
Kháng nguyên bảo vệ là thành phần gây ra đáp ứng miễn dịch, lâu ngày dẫn tới hình thành sức đề kháng.

9.    Tính kháng nguyên chéo

Khả năng có thể hai kháng nguyên trở lên cùng phản ứng với một kháng thể.

10.    Kháng globulin

Kháng thể sinh ra cho một globulin miễn dịch trở thành kháng nguyên. 

11.    Huyết thanh kháng lympho

Globulin có được bằng phương pháp tiêm tế bào Lympho của động vật hoặc của người cho ngựa, được sử dụng làm chất ức chế miễn dịch trong ghép tạng.

12.    Phản ứng Arthus

Là phản ứng viêm: phù, đỏ, xuất huyết, hoại tử... do đưa kháng nguyên vào cơ thể một người đã mẫn cảm với kháng nguyên đó (trong máu đã có các kháng nguyên IgA, IgM và IgG loại tủa). Hiện tượng này có thể xuất hiện tại chỗ hoặc toàn thân. Các phản ứng viêm này là do phức hợp miễn dịch kết hợp với bổ thể rồi kết tủa trên thành mạch, ở thận, ở mô liên kết gây ra. Chúng làm giải phóng các chất trung gian gây viêm, yếu tố hấp dẫn bạch cầu trung tính. 

13.     Cơ địa

Có yếu tố di truyền (cơ địa) khiến dễ có phản ứng dị ứng.
14.    Tự kháng thể
Kháng thể thể dịch do cơ thể sinh ra chống lại vài thành phần của một số mô của chính cơ thể đã trở thành kháng nguyên. Gồm: tự kháng thể đặc hiệu kháng lại cơ quan (kháng thể kháng tuyến giáp, tụy, thận…) và tự kháng thể không đặc hiệu kháng lại một số thành phần của tế bào (kháng thể kháng nhân, bào tương).

15.    Tự kháng nguyên

Tế bào, mô hoặc cơ quan của cơ thể trở thành kháng nguyên đối với chính cơ thể. Chúng không được hệ miễn dịch coi là thành phần của cơ thể nữa.

16.    Bệnh tự miễn

Những bệnh này là do trong cơ thể có các kháng thể thể dịch hoặc các tế bào lympho miễn dịch kháng lại một số vị trí kháng nguyên của chính cơ thể. Cần phân biệt một số phản ứng tự miễn và bệnh tự miễn. Phản ứng tự miễn có các kháng thể tự miễn nhưng không gây hậu quả bệnh lý (VD: tự kháng thể sinh ra sau khi mô bị hoại tử và góp phần vào việc dọn sạch ổ hoại tử). Trong bệnh tự miễn, đáp ứng miễn dịch gây ra bệnh lý.

17.    Tự ghép

Ghép mô vào chính cá thể từ nơi này sang nơi khác. 

18.     Bạch cầu ưa base

Thành phần hữu hình của máu có chứa các hạt có kích thước lớn. Các hạt này được giải phóng khỏi bạch cầu khi phức hợp kháng nguyên – kháng thể được gắn vào màng bạch cầu ưa base. Histamin và các chất trung gian hóa học tác dụng lên thành mạch được giải phóng. Tại mô, tế bào tương đương với bạch cầu ưa base là các dưỡng bào (Mastocyte). Axit Cromoglycic ức chế bạch cầu ưa base và dưỡng bào giải phóng các hạt có các chất trung gian hóa học.

19.    CEA (kháng nguyên Carcinoma – phôi)

Kháng nguyên CEA (bình thường có trong các mô của phôi thai) tái hiện trên bề mặt các tế bào trong một số bệnh ung thư (nhất là ung thư đại tràng). Tuy nhiên, có giá trị chẩn đoán kém vì nó cũng tăng ở nhiều bệnh khác của ống tiêu hóa và khi mang thai.

20.    Clon 

Tập hợp các cá thể hoặc các tế bào có di truyền giống nhau, được sinh sản vô tính hoặc phân chia từ một cá thể hoặc một tế bào. Trong miễn dịch học, người ta quan tâm chủ yếu tới các dòng tế bào lympho.

21.    Bổ thể

Là hệ thống các protein (C1 – C9) được hoạt hóa theo phản ứng dây chuyền tương tự như phản ứng đông máu. Bổ thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch và chống vi khuẩn, tăng cường đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, tăng phản ứng viêm. 

22.    Phức hợp miễn dịch

Kết tụ các phân tử lớn do kết hợp kháng nguyên – kháng thể, có thể cố định bổ thể. Trong một số bệnh lý, các kháng nguyên của mô có thể được giải phóng quá nhiều, tạo thành lượng lớn các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu và lắng đọng ở thành mạch một số cơ quan và gây viêm ở đó.

23.    Cytokin

Cytokin là các protein hòa tan do các bạch cầu đơn nhân và lympho T sản xuất nhằm kháng lại 1 kháng nguyên đặc hiệu hoặc 1 kích thích không đặc hiệu.

24.    Giải mẫn cảm

Tiêm vào dưới da những liều tăng dần các dị nguyên (tinh khiết đã được chuẩn hóa) đã gây quá mẫn. Có thể có các phản ứng phụ như: ho, hắt hơi đến nổi mề đay, hen, shock phản vệ. Các phản ứng nặng nhất thường xảy ra trong vòng 20 phút sau khi gây giải mẫn cảm. Cần phải theo dõi bệnh nhân trong khoảng thời gian này và phải chuẩn bị sẵn có các phương tiện để cấp cứu.

25.    Bạch cầu ưa Axit

Bạch cầu ưa axit có khả năng thực bào. Bạch cầu bị hấp dẫn bởi yếu tố C3 khi cố định bổ thể, bởi histamin và Eosinophile Chemotactic Factor of Anaphilaxis (ECFA) do các dưỡng bào giải phóng ra.

26.    Túi Fabricius

Túi fabricius là túi bạch huyết ở ruột chim, sản xuất ra lympho B, chịu trách nhiệu về miễn dịch thể dịch. Ở người, có thể là của tủy xương.

27.    Yếu tố thấp

Yếu tố thấp là tự kháng thể có khả năng phản ứng với các phản ứng kháng nguyên của đoạn Fc của IgG.
-    Phương pháp định lượng: Phản ứng Waaler – Rose, test Latex, kỹ thuật ELISA.
-    Các yếu tố thấp khớp có thể có với nồng độ thấp ở người bình thường cao tuổi.
-    Gặp trong viêm mô liên kết: Lupus ban đỏ, xơ cứng bì...
-    Viêm mạn tính trong các bệnh Giang mai, ghẻ, phong, lao, sởi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
-    Nhiễm ký sinh trùng: Sán máng, giun chỉ, sốt rét...
-    Nhiễm virus cấp: Virus viêm gan, cúm hoặc sau tiêm vaccine cúm.
-    Globulin huyết tăng: Gặp trong các bệnh sarcoid, bệnh globulin phân tử lớn của Waldelstrom, globulin tủa lạnh, bệnh gan mãn tính...
-    Sau hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung thư.
Cũng có thể định lượng được các yếu tố thấp type IgG, tăng lên trong dịch ổ khớp trong viêm khớp dạng thấp và trong huyết thanh của người mắc bệnh Felty, viêm mạch.

28.    Hapten

Hapten là những kháng nguyên không hoàn toàn, tự bản thân nó không gây ra được đáp ứng miễn dịch. 

29.    Ghép dị loài

Là ghép mô, cơ quan của một cá thể khác loài. Chỉ dùng trong y học thực nghiệm.

30.    Ghép đồng loài

Ghép mô, cơ quan từ một cá thể cùng loài.

31.    Miễn dịch

Miễn dịch là tính chất của cơ thể để không tạo thành bệnh lý khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhờ có kháng thể, các đáp ứng đặc hiệu của tế bào. Miễn dịch có thể là bẩm sinh hay tập nhiễm. Miễn dịch tập nhiễm có thể tự nhiên sau mắc bệnh truyền nhiễm hoặc do kích thích. Miễn dịch sau kích thích có thể chủ động bằng cách tiêm vaccine hoặc thụ động  bằng cách tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu. Người ta chia ra: Miễn dịch qua trung gian dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

32.    Globulin miễn dịch

Globulin miễn dịch (Ig) là các protein trong máu, thuộc loại gamma, do các tế bào lympho tổng hợp, là các kháng thể đảm nhiệm miễn dịch thể dịch. Ig gồm 4 chuỗi Axit amin gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ. Mỗi chuỗi có phần thay đổi được (có khả năng liên kết với kháng nguyên tương ứng) và phần hằng định (có khả năng có định bổ thể và gắn với dưỡng bào). Phần hằng định được tạo bởi một chuỗi Axit amin có trình tự giống y hệt nhau (chuỗi Kappa và chuỗi Lambda ở chuỗi nhẹ). Cấu trúc chuỗi nặng quy định nhóm Ig:
-    IgA: Có trong huyết thanh, dịch niêm mạc tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu là nơi tồn tại dưới dạng các đồng phân không chịu tác dụng của các protease. IgA không qua nhau thai và không gắn được với bổ thể. Thời gian bán thải 6 ngày.
-    IgD: Ig miễn dịch của màng lympho B chưa trưởng thành. Chức năng điều hòa miễn dịch tăng theo độ trưởng thành của lympho. 
-    IgE: Có rất ít trong huyết thanh của người bình thường. Tăng lên ở người bị dị ứng và có trách nhiệm về đáp ứng miễn dịch type I. Các IgE có khả năng gắn lên bề mặt dưỡng bào ở mô nhưng không cố định bổ thể. IgE không qua được nhau thai. Thời gian bán thải 2 ngày.
-    IgG: Chiếm 80% các Ig, có trong máu, dịch kẽ. IgG đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và chống nhiễm khuẩn. IgG (trừ IgG4) có khả năng cố định bổ thể. IgG qua được nhau thai, góp phần bảo vệ bào thai. 
-    IgM: Là các Ig chỉ nằm trong huyết thanh, không qua được rau thai vì có phân tử lượng cao. IgM được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Đến lần tiếp xúc sau, thời gian tiềm tàng để sản xuất ra các Ig miễn dịch ngắn hơn rất nhiều và chủ yếu nhiều IgG lưu hành. 

33.     Đẳng ghép

Ghép giữa các cặp sinh đôi.

34.     Lympho B

Lympho B xuất phát từ tế bào gốc tủy xương. Nhờ receptor đặc hiệu nên có khả năng nhận biết kháng nguyên hòa tan và sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên này. Lympho B đảm nhiệm miễn dịch thể dịch. Các lympho B và các miễn dịch thể dịch thường không chịu tác dụng điều hòa của lympho T. Lympho B chiếm khoảng 5 – 25% số lympho trong máu. Thời gian sống từ 10 – 15 ngày.
Lympho B có ở các vùng phụ thuộc tuyến ức của mô lympho. Khoảng 20% lympho tuần hoàn là lympho B.

35.    Lympho T

Tế bào gốc từ tủy xương đi đến tuyến ức và chịu tác động của hormone tuyến ức. Các tế bào này di chuyển tới các vùng phụ thuộc tuyến ức trong các mô lympho. Các tế bào lympho T có khả năng nhận biết kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Bởi vậy, lympho T chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào (quá mẫn chậm). Lympho T cũng có vai trò với miễn dịch thể dịch. Chịu trách nhiệm chống vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm toàn thân. Lưu hành trong máu ngoại vi và chiếm 80% số lympho trong máu và các mô lympho.

36.    Lympho không B, không T

Các dạng tế bào như tế bào lympho, không phải B, T. Lympho Natural killer (NK) là một dạng loại này, không có khả năng thực bào nhưng có khả năng phá tiêu diệt tế bào lạ đã chịu tác dụng của các gamma globulin. Các lympho NK có vai trò quan trọng trong phản ứng thải mảnh ghép và tế bào ung thư.

37.    Lymphokin

Lymphokin là các polypeptid do các lympho T hoạt hóa sản xuất, đây chính là những chất trung gian chính của miễn dịch tế bào.

38.    Đại thực bào

Là các tế bào thuộc hệ thống võng – nội mô. Đại thực bào lưu hành trong máu ngoại vi là các bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyt). Các đại thực bào cố định ở các mô như: gan, lách, tủy xương, hạch bạch huyết… gọi là các tổ chức bào (hystiocyt). Đại thực bào có khả năng “ăn” các phân tử rắn, hữu hình. Hiện tượng này được được gọi là thực bào. Thực bào không thể thực hiện được nếu không có các Opsonin (IgG, IgM và các đoạn C3 của bổ thể). Kháng nguyên bị thực bào, tiêu diệt, được giữ lại hoặc đưa ra bề mặt của đại thực bào dưới dạng mà các lympho miễn dịch có thể nhận biết được.

39.    Dưỡng bào

Dưỡng bào (mastocyt) có ở các mô, tế bào tương đương với bạch cầu ưa base trong máu ngoại vi. Mastocyt có vai trò quan trọng trong các đáp ứng dị ứng qua trung gian IgE, chúng giải phóng ra histamin, prostaglandine, các leucotrien và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu…

40.    Paraprotein

Paraprotein là các globulin miễn dịch sản xuất ra từ một dòng tương bào.

41.    Tương bào

Tương bào là các tế bào lympho B chuyển thành sau khi bị kháng nguyên kích thích, nó có khả năng tổng hợp các globulin miễn dịch và giải phóng vào hệ tuần hoàn. Tương bào đảm nhận miễn dịch thể dịch qua kháng thể lưu hành, có trong các mô lympho, lớp dưới niêm mạc của hệ tiêu hóa, hô hấp, ít khi thấy ở trong máu ngoại vi. Tương bào có hình trứng, nhân lệch về một đầu, chứa đầy chất nhiễm sắc, bắt màu kiềm. Sự suy giảm tương bào ác tính là nguyên nhân gây bệnh đa u tủy xương.

42.    Test Prausnitz – Kustner (PK)

Test PK test truyền miễn dịch thụ động. Tiêm vào da của một người không bị dị ứng một lượng nhỏ huyết thanh của người bị dị ứng. Sau 2 ngày, tiêm một ít kháng nguyên bị nghi là nguyên nhân gây dị ứng của bệnh nhân vào vị trí tiêm lần trước. Nếu đúng thì sau 10 – 20 phút, ở chỗ đó nổi lên sẩn đỏ. Test PK chỉ phát hiện được IgE.

43.    Phản ứng của mảnh ghép đối với vật chủ

Còn gọi là thải ghép. Là tập hợp các biểu hiện miễn dịch rất nặng do mảnh ghép phản ứng với cơ thể nhận vì các tế bào của mảnh ghép không tự vệ được trước sự tấn công của các lympho T cơ thể nhận đã mẫn cảm với nó. Gặp các phản ở 50% các trường hợp dị ghép tủy xương.

44.    Đáp ứng miễn dịch

-    Đáp ứng ban đầu: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Trong miễn dịch thể dịch, kháng nguyên tiếp xúc và kích thích các lympho B. Các tế bào này bắt đầu sản xuất IgM, rồi 10 – 15 ngày sau sản xuất IgG.
-    Đáp ứng nhớ: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc lần thứ hai với kháng nguyên và/hoặc vị trí kháng nguyên đã gặp trước đó. Các lympho B bị kích thích nhanh hơn rất nhiều so với lần đầu. Trên lâm sàng, IgM chiếm phần lớn trong đáp ứng dị ứng ban đầu cấp, IgG tăng chủ yếu trong đáp ứng dị ứng mạn tính hoặc tái phát. Miễn dịch qua trung gian tế bào cũng có đáp ứng nhớ. 

45.    Hoa hồng

Hoa hồng là thuật ngữ chỉ sự ngưng kết in vitro (trong ống nghiệm) của ít nhất 4 hồng cầu quanh 1 lympho B hoặc T đã được gây mẫn cảm. 

46.    Tính đặc hiệu

Là tính chất của kháng nguyên hoặc kháng thể chỉ phản ứng với nhau một cách chính xác. Tính đặc hiệu là do cấu trúc hóa học của phần có thể thanh đổi được của globulin miễn dịch hoặc receptor của lympho T đảm bảo cho việc gắn đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng.

47.    Dung nạp miễn dịch

Dung nạp miễn dịch là cơ thể không có khả năng đáp ứng với một kháng nguyên bình thường vẫn gây ra đáp ứng miễn dịch. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này là: Dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng liều rất nhỏ hoặc rất lớn kháng nguyên. Trong ung thư: Hình thành các phức hợp miễn dịch che lấp các vị trí kháng nguyên trên bề mặt tế bào ung thư nên chúng không bị nhận diện.

Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)


Tác giả: Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân
Tags: dong y đông y miễn dịch
Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Kiến thức mỗi ngày
  3. Miễn dịch

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: