Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

Dưỡng sinh mùa xuân luận bàn

Thứ sáu, 02/02/2018 | 10:49

Trong pháp dưỡng sinh của y học phương Đông thì dưỡng sinh tứ thời là yếu tố quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm, tính từ tiết Lập xuân (4/2 dương lịch) đến tiết Lập hạ (6/5 dương lịch), vạn vật hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, khí trời ấm áp, đầy sinh khí vì vậy mà dưỡng sinh đối với con người là không thể thiếu khi tiết trời vào xuân.

 

DƯỠNG SINH MÙA XUÂN LUẬN BÀN

Trong pháp dưỡng sinh của y học phương Đông thì dưỡng sinh tứ thời là yếu tố quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm, tính từ tiết Lập xuân (4/2 dương lịch) đến tiết Lập hạ (6/5 dương lịch), vạn vật hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, khí trời ấm áp, đầy sinh khí vì vậy mà dưỡng sinh đối với con người là không thể thiếu khi tiết trời vào xuân.

Dưỡng sinh mùa xuân theo âm dương

Theo Hoàng Đế Nội kinh (Tố vấn - Tứ khí điều thần đại luận): Âm Dương vận hành trong 4 mùa là gốc rễ của vạn vật. Cho nên, các bậc thánh nhân đến mùa xuân, mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu, mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn bản (gốc rễ) của vạn vật, thiên địa.
Nếu sinh hoạt khởi cư, tinh thần điều nhiếp nghịch lại với cái căn, tức là chặt đứt cái “bản”, hủy hoại cái “chân”, sống thuận theo âm dương thì sẽ phòng được nhiều bệnh tật, đó được gọi là “đắc đạo”. Mà “đạo” là con đường mà thánh nhân đi theo, chỉ có kẻ ngu thì làm nghịch lại. Bậc thánh nhân luôn theo tư tưởng “trị vị bệnh” tức là không “trị” khi đã bệnh mà “trị” từ lúc chưa bệnh, không “trị” khi đã loạn mà lo “trị” lúc chưa loạn. Đợi khi bệnh đã thành rồi mới chữa trị, đợi đến khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khi khát nước rồi mới đào giếng, đợi lúc chiến sự rồi mới đúc binh khí, như vậy, chẳng phải là muộn lắm rồi sao?

Đạo “xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”: Mùa xuân, hạ thuận ứng với quy luật sinh trưởng của giới tự nhiên cho nên điều dưỡng dương khí, mùa thu đông thuận ứng với quy luật thu tàng của giới tự nhiên cho nên điều dưỡng âm khí. Tức là xuân hạ dưỡng sinh dưỡng trưởng, thu đông dưỡng thu dưỡng tàng.

Lập luận của hậu thế cũng tương tự như trên, theo Mã Thi, Cao Thế Thụ: “Xuân, hạ thuận theo sự sinh trưởng của khí tứ thời tức dưỡng dương. Thu đông thuận theo sự thu tàng của khí tứ thời tức dưỡng âm”. Với Vương Băng: “Dưỡng tức là chế. Xuân hạ dương thịnh, cho nên ăn hàn lương để chế cái cang dương (phần dương vượt cao lên). Thu đông âm thịnh, cho nên ăn ôn nhiệt để ức cái thịnh âm (phần âm mạnh lên)”. Còn Trương Giới Tân cho rằng: “Dương là gốc rễ của âm, xuân hạ dưỡng dương là dưỡng dương cho thu đông. Âm là cái nền gốc của dương, thu đông dưỡng âm là dưỡng âm cho xuân hạ”. Và thuyết của Trương Chí Thông: “Xuân hạ dương thịnh bên ngoài hư bên trong, cho nên phải dưỡng dương cho cái nội hư đó. Thu đông âm thịnh bên ngoài mà hư bên trong, cho nên phải dưỡng âm cho cái nội hư đó”.

Đạo dưỡng sinh ứng với xuân khí

Ba tháng mùa xuân là lúc phô bày cái mới mẻ, thiên địa đều đang lúc sinh, vạn vật tươi tốt. Đạo dưỡng sinh vào mùa xuân là nên đi ngủ muộn (muộn nhưng không được quá giờ Tý) và thức dậy sớm, đi dạo bộ trong sân, dáng điệu hòa hoãn, làm cho cái chí được sinh ra, hấp thụ tinh hoa xuân khí của đất trời. Mùa xuân nên sinh mà không sát, nên cho đi mà không nên chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên sát phạt. Đạo dưỡng sinh này ứng với xuân khí. Nếu nghịch lại, sẽ làm tổn thương đến tạng can (cả tạng can và mùa xuân đều thuộc mộc), đến mùa hạ sẽ bị bệnh hàn.

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho sự âm tiêu dương trưởng, dương khí phát sinh, hoạt động của ngũ tạng tăng lên, nhu cầu về sinh hoạt phòng dục cũng tăng lên vì vậy không nên kiềm chế quá mức mà nghịch với tự nhiên và càng không nên quá phóng túng gây tổn hại đến tinh khí, đặc biệt không nên phòng dục khi cơ thể mệt nhọc, tình chí thất điều, uống rượu say sưa.

Khí hậu vào mùa xuân có sự biến hóa thay đổi, dương khí mới sinh ra, tuy ấm hơn nhưng khí lạnh vẫn còn, ẩm thấp, nhiều gió. Các lỗ chân lông, huyệt đạo mở, phong, hàn, thấp tà dễ dàng thừa cơ thâm nhập vào cơ thể làm phát sinh ngoại cảm. Vì vậy, cần mặc đủ ấm, nhất là lúc sáng sớm và buổi tối.

Ứng với ngũ hành

Theo cổ nhân, ngoài dưỡng sinh, thì ẩm thực cũng góp phần quan trọng vào phòng và trị bệnh. Cốc (ngũ cốc), nhục (thịt), quả, thái (rau) là thực phẩm cần thiết cho cơ thể, sinh mệnh con người, các loại thực phẩm có ngũ vị, ngũ vị ứng với tứ thời, ngũ tạng. Chúng có tác dụng: phù chính khu tà; khi trị liệu bệnh tật, chú yếu căn cứ vào tứ thời, tình huống cụ thể của ngũ tạng mà sử dụng cho đúng.

Mùa Xuân ứng với tạng Can, thuộc mộc, nếu ăn nhiều vị chua sẽ làm mộc khí vượng, khắc Tỳ thổ quá mạnh, do đó nên hạn chế ăn quá chua, tăng vị cay để ôn ấm cơ thể, át chế mộc khí để cân bằng ngũ hành ứng với ngũ tạng, tăng vị ngọt, hạn chế những thứ khó tiêu để dưỡng Tỳ Vị (theo Tôn Tư Mạo – Thiên kim yếu phương).

Hiểu về những đặc tính của tứ thời, thực hiện pháp dưỡng sinh đúng đắn phù hợp sẽ bảo toàn thân mệnh, bảo dưỡng tinh khí, ngũ tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống bệnh tật phát sinh cũng như phòng tránh bệnh cũ tái phát.                           

                               TS. Lương y Phùng Tuấn Giang

Chủ nhiệm Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Kiến thức mỗi ngày
  3. Dưỡng sinh

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: