CẨN TRỌNG VỚI NHỮNG BIẾN CHỨNG NẶNG NỀ CỦA HEN PHẾ QUẢN
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 74 (3427) ngày 28/4/2023
Một thực trạng đáng báo động hiện nay ở bệnh nhân hen phế quản là có tới 71% bệnh nhân hen không đi khám tại các cơ sở y tế, 89% bệnh nhân hen không được điều trị dự phòng, 43% bệnh nhân hen mua thuốc theo đơn cũ sử dụng. Việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh hen sẽ không được kiểm soát và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nghiêm trọng với sức khỏe...
Hen phế quản là bệnh tiến triển thành từng cơn (cơn khó thở, ho, khạc đờm), từng đợt mỗi khi có tác nhân kích thích (các dị nguyên gây bệnh) hoặc yếu tố thời tiết thay đổi. Nếu bệnh diễn biến mà không có phương án điều trị đúng đắn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh hen phế quản khi không được điều trị kịp thời
Xẹp phổi
Khoảng 10% bệnh nhân hen phế quản có biến chứng xẹp phổi, trong đó có đến 1/3 là trẻ nhỏ. Bệnh nhân có thể bị xẹp 1 hoặc nhiều thùy phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Khi cơn hen phế quản khỏi thì xẹp phổi cũng khỏi, tuy nhiên không nên xem thường biến chứng này vì nó làm tình hình bệnh phức tạp và điều trị khó khăn hơn.
Suy hô hấp
Khi có biến chứng suy hô hấp, bệnh nhân khó thở, tím tái, nhiều khi không tự thở được phải hỗ trợ bằng thở máy. Đây là biến chứng nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ bị hen phế quản cấp tính nặng hoặc ác tính. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây hàng đầu ra tử vong của bệnh hen.
Tình trạng khó thở ngày càng tăng
Tình trạng khó thở tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi lên cầu thang hay lên dốc, khó thở khi đi bộ trên đường bằng, đến khó thở khi làm việc nhẹ nhàng như vệ sinh, cởi áo quần và cuối cùng khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Biểu hiện bên ngoài của khó thở: Tím môi và đầu chi, tím mặt, tím tái toàn thân khi khó thở nặng.
Bội nhiễm ở phế quản
Bội nhiễm phế quản thường gặp ở những người bị bệnh hen mãn tính. Khi thời tiết chuyển mùa, trời rét hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm không khí tăng cao… là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: sốt, ho, đờm nhiều vàng đặc, khó thở... làm cho tình trạng bệnh hen nặng hơn.
Giãn phế nang đa tiểu thùy (bệnh phế khí thũng)
Khi bệnh hen phế quản kéo dài sẽ dẫn đến giảm tính đàn hồi của các phế nang trong phế quản, sự giãn nở kém khiến đờm tích tụ gây ra tình trạng bệnh nhân bị ho khạc đờm nhiều, mặt mũi xanh xao, tím tái, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân khó thở đến nỗi không thổi tắt được que diêm xa một khoảng.
Tâm phế mạn
Biến chứng tâm phế mạn xảy ra ở 5% bệnh nhân hen phế quản mạn tính và hen nặng. Biểu hiện bao gồm: Ho, có đờm, khó thở khi gắng sức kèm theo tím tái liên tục, đau vùng mạn sườn phải (vùng gan). Trong bệnh hen phế quản, chức năng hô hấp có thể tự phục hồi vì vậy thời gian để chuyển sang giai đoạn tâm phế mạn là khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể 5 - 10 năm hoặc lâu hơn.
Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất
Biến chứng tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất gặp ở 5% người bị bệnh hen phế quản mạn tính. Nguyên nhân do các phế nang giãn rộng ra, tại các vùng bị giãn mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém làm tăng áp lực trong phế nang. Khi bệnh nhân ho mạnh hay làm việc gắng sức thành phế nang dễ bị bục vỡ. Các biểu hiện lâm sàng thường không rõ rệt, cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới xác định được. Khi có tràn khí màng phổi cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, tràn khí màng phổi 2 bên là nguyên nhân chính gây đột tử ở bệnh hen.
Biến chứng ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não
Biến chứng này xuất hiện khi biến chứng suy hô hấp kéo dài gây ra tổn thương não. Người bệnh thường biểu hiện có các cơn ngạt thở đột ngột dẫn đến tăng mức CO2 trong máu và nhiễm toan chuyển hóa, từ đó có thể gây ra ngừng thở, hôn mê thậm chí là tử vong.
Các biến chứng của bệnh hen phế quản trên rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị và dự phòng ngay khi phát hiện bệnh. Việc dự phòng bệnh có thể là: giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, các loại hóa chất... Nếu phát hiện các dấu hiệu khó thở, khò khè cần sớm đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị hiệu quả nhất.
Trong trường hợp đã có biến chứng, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, tư vấn và kê đơn thuốc để tránh cho bệnh trầm trọng hơn.
Chữa khỏi hen phế quản mãn tính bằng Nam y
Mặc dù các cơn hen phế quản có thể rất đáng sợ và đôi khi rất nghiêm trọng, nhưng có thể cải thiện và khỏi nếu biết kiểm soát bệnh và thay đổi lối sống, chọn đúng phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân hen phế quản mãn tính đã được chữa khỏi bằng Nam y (y học cổ truyền Việt Nam).
Theo y học cổ truyền, bệnh hen phế quản được mô tả trong chứng “háo phế quản”, “đàm ẩm” gây ra bởi ngoại cảm lục tà, tình chí thất điều, ẩm thực, lao lực làm làm tổn thương phế khí gây ra bệnh. Bệnh liên quan đến công năng hoạt động chủ yếu của các tạng phế thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng; thận chủ nạp khí). Phế không tuyên phát túc giáng, thận không nạp khí gây ra các biểu hiện khó thở, tức ngực… Bệnh có liên quan đến đàm, đàm là sản vật bệnh lý sinh ra bởi sự rối loạn vận hóa thủy thấp, biểu hiện trên lâm sàng bằng các biểu hiện ngực đầy tức, khạc đàm nhiều… Bệnh thường diễn biến mạn tính, công năng tạng phủ giảm sút, khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen, khi điều trị cần chú ý đến tiêu, bản, hoãn, cấp mà xử trí thích hợp.
Để điều trị bệnh hen phế quản toàn diện, hiệu quả, Nam y dựa vào chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại; tứ chẩn của y học cổ truyền và các quy luật sinh học.
Nam y có những phương pháp điều trị hen phế quản như sau:
Dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Dùng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng tuyên phế, hóa đàm, bình phế chỉ khái điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể bệnh mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp.
Phục hồi công năng các tạng phủ (đặc biệt phế, tỳ, thận), điều hòa khí huyết trong giai đoạn ổn định để tránh xảy ra các cơn hen bằng các vị thuốc bổ khí huyết, bổ phế, kiện tỳ, ích thận.
Tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi, giải độc cơ thể để phòng chống các dị nguyên gây bệnh dị ứng, miễn dịch bằng các loại thảo dược.
Tại nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường, bằng bài thuốc nam gia truyền 16 đời và tuỳ theo thể trạng bệnh nhân sẽ kê thêm thuốc tháng sắc cho phù hợp và thuốc xịt họng.
Các phương pháp không dùng thuốc
Điều trị hen phế quản bằng châm cứu “thần châm” hoặc cấy chỉ. Châm cứu và cấy chỉ để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản để cắt cơn khó thở, chống lại các tác nhân gây hen. Châm bổ hoặc cứu hoặc ôn châm các huyệt du mộ, các nguyên huyệt để bổ khí, bổ phế, tỳ, thận hư.
Tập dưỡng sinh, tập thở 4 thì, thiền định: Việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc hen phế quản, tập hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí. Việc tập dưỡng sinh, tập thở, thiền định sẽ giúp nâng cao sức khỏe để phòng tránh bệnh tật vì giúp cân bằng “tinh – khí – thần”.
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Hạn chế gắng sức thể lực, tránh stress vì đây là những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các cơn hen phế quản.
Tránh ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, gây dị ứng tùy vào cơ địa của từng người như tôm, cua, thịt gà, nhộng tằm... Nên thực hiện chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm sạch có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lý, bổ sung acid béo Omega 3 từ các loại cá và Omega 6 từ hoa anh thảo, các loại hạt dinh dưỡng.
Với phương thuốc gia truyền 16 đời do ngự y Phùng Văn Đồng - Thái y viện triều Lê truyền lại kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm và những nghiên cứu mới, Thọ Xuân Đường đã chữa khỏi hoàn toàn cho hàng nghìn người mắc bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn bằng Nam y.
Link báo chí:
https://ngaymoionline.com.vn/can-trong-voi-nhung-bien-chung-nang-ne-cua-hen-phe-quan-43398.html
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường