Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

Giới thiệu tác dung một số loại cao tốt cho sức khỏe

Thứ bảy, 31/08/2013 | 14:05
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loại động vật săn bắn được để lấy thịt ăn, còn xương dùng nấu thành cao làm thuốc bồi bổ sức khỏe và chữa trị rất hiệu quả nhiều bệnh tật. Ngày nay, ngành Đông dược nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn kế thừa các biện pháp chế biến xương động vật thành các loại cao để làm thuốc chữa bệnh. Bài viết sau xin giới thiệu những nét cơ bản về tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật thường gặp.
 

Cao quy bản

Là dùng yếm rùa khô để nấu thành cao, nên quy bản còn gọi là yếm rùa hay quy giáp. Tên khoa học là carapax Testudinis. Quy bản tính lạnh, vị ngọt, mặn; đi vào các kinh thận, tâm, can, tỳ. Tác dụng chữa thận âm suy yếu, ù tai, nóng nhức trong xương, ho lâu ngày, di tinh; Tay, chân, lưng, gối đau nhức; Phụ nữ khí hư, bạch đới. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, viên hoàn hoặc dạng cao. Nếu là dạng thuốc sắc, liều lượng trung bình mỗi ngày từ 12-24g. Nếu là dạng cao, ngày dùng từ 10-15g. Cần lưu ý các trường hợp người âm hư mà không nhiệt thì không dùng.

Cao ban long

Cao ban long (Colla Cornus Cervi) hay bạch giao, lộc giác giao được chế biến từ sừng già (gạc hay lộc giác) của con hươu hoặc con nai. Cao ban long là một trong các vị thuốc quý hàng đầu được sử dụng lâu đời trong nền y dược học Phương đông.

Sản phẩm cao ban long có màu nâu đến nâu sẫm. Thành phần chủ yếu của cao là keratin, trong đó có các acid amin như cytein, lencin, tyrosin, acid glutamic, arginin, alanin, lysin..., rất ít muối canxi.

Cao ban long có vị ngọt, mặn, tính ấm, quy vào hai kinh can và thận, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, cường tinh, hoạt huyết, cầm máu, mạnh gân xương. Dược phẩm vận yếu (Hải Thượng Lãn Ông) đã ghi: “Cao hươu nai, có tên gọi là bạch giao, bổ trung ích khí, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe, chủ yếu dùng trị nội thương nhọc mệt, eo lưng đau, gầy còm, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, ra nhiều mồ hôi, ngã gãy tổn thương. Phàm chứng thũng độc đã vỡ hoặc chưa vỡ, lấy một miếng bạch giao thấm nước dán vào, trên đầu để lỗ hổng thì mủ ra ngay, không có mủ thịt mụn tiêu. Thực sự là vị thuốc rất quý”.

Thành phần: Gạc (sừng) hươu nai, acid benzoic, nước.

Công dụng:  Giúp bổ trung, ích khí, suy nhược cơ thể, mới ốm dạy, người già yếu.

Đối tượng sử dụng:

- Người gầy yếu, suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, người già yếu.

- Người lao lực, ra mồ hôi trộm, đau lưng gối, di tinh, mộng tinh.

- Phụ nữ sau đẻ.

- Người nôn ra máu, thổ huyết, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều.

Cách dùng & Liều dùng: Dùng được cho cả người nam và người nữ, đặc biệt là từ giai đoạn trung niên.... Sử dụng 4-6 g Cao Ban Long mỗi ngày bằng cách:

- Cắt thành từng miếng nhỏ ngâm với cháo nóng, hoặc với nước nóng trên 800C đến tan, để nguội, có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong.

- Hoặc khi nấu cơm, cho vào hấp cách thủy 10 – 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm.

- Hoặc có thể ngâm rượu: lấy 100g (hấp cách thủy cho cao tan chảy hoàn toàn) rồi ngâm trong 750ml (một chai) rượu độ cao (khoảng rượu 40 độ), ngâm đến khi tan hết, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 20ml (một chai uống trong 18 - 20 ngày)

Cao dê Tây Tạng

Thành phần: Xương dê 

Công dụng:

Bổ sung calci, photpho, acid amin cần thiết cho cơ thể,

Giúp tăng cường sức khỏe.

Bổ thận mạnh gân cốt

Giảm đau nhức xương khớp

Phục hồi và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở (khả năng tăng tiết sữa rõ rệt)

Đối tượng sử dụng:

Nam giới suy giảm chức năng sinh lý

Nữ giới sau sinh nở

Người cao tuổi đau nhức xương khớp

Người gầy yếu, mệt mỏi ăn ngủ kém

Hướng dẫn sử dụng:

+ Người lớn: Uống 5 – 10 g/ngày

+ Trẻ em : Uống 2 – 5 g/ngày

Cách sử dụng:

- Cho cao vào với 100ml nước sôi thêm đường hoặc mật ong vừa đủ ngọt khuấy đều cho tan hết rồi uống

- Hoặc khuấy tan vào sữa nóng hay cháo nóng để sử dụng

- Quấy tan cao với đường thành dạng xi rô rất tiện dụng

- Người lớn (nam giới) có thể ngâm rượu để uống: Cứ 100g cao ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ, ngâm cho tan đều ngày uống 1- 2 lần trước hoặc sau bữa ăn, mỗi lần một chén con (15ml) nếu dùng trong bữa tiệc thì 100g ngâm với 2 lít rượu 40 độ có vị rất hấp dẫn.

Cao xương báo

Xương báo còn gọi là Báo cốt. Tên khoa học OS Pantherae. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ xương các loài báo. Đông y cho rằng cao mềm nếu từ xương báo tính hơi ấm, vị cay, mặn đi vào kinh can, thận. Dùng làm thuốc bổ toàn thân, có thể dùng thay xương hổ để chữa đau nhức gân xương, tê thấp dưới dạng cao mềm. Ngày uống 5-10g. Người thực nhiệt không nên dùng.

Cao xương gấu

Xương gấu còn gọi là Hùng cốt. Tên khoa học OS ursi. Bộ phận sử dụng là toàn bộ xương các loài gấu đã phơi khô. Tính ấm, cay, vị mặn đi vào kinh can và thận. Tác dụng bồi bổ khí huyết hư tổn, chân lạnh đau buốt (cước khí), gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong chân tay co giật cũng dùng ở dạng cao mềm với liều trung bình từ 8-12g mỗi ngày.

Cao xương hổ

Xương hổ còn gọi là Hổ cốt hay Đại trùng cốt. Tên khoa học OS Tigris. Bộ phận dùng làm cao gồm toàn bộ xương phơi khô. Theo Đông y cao xương hổ tính nóng cay, mặn; vào kinh can và thận. Dùng chữa phong hàn thấp, gân xương đau nhức, mỏi lưng, nhức chân, hồi hộp lo sợ, điên cuồng. Bồi bổ khí huyết hư tổn. Dùng dạng cao mềm hay ngâm trong rượu trắng. Liều uống trung bình mỗi ngày từ 5-10g. Người huyết hư, hỏa vượng không dùng.

Cao xương hươu, nai

Xương hươu, nai có tên khoa học là OS Cervi. Bộ phận dùng làm cao là toàn bộ xương phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn; vào kinh can và thận. Thường được dùng phối hợp với các xương thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, dê, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ khí huyết hư tổn. Uống ở dạng cao mềm hay rượu, ngày 5-10g.

Cao xương khỉ

Còn gọi là Hầu cốt. Tên khoa học OS Macacae. Bộ phận dùng là toàn bộ xương các loài khỉ phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn, đi vào thận. Dùng làm thuốc bổ máu, bổ toàn thân. Thường dùng cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, xanh xao, thiếu máu, ra mồ hôi trộm. Dùng dưới dạng cao mềm hòa với mật ong, ngày 5-10g.

Cao xương dê

Còn gọi là Dương cốt. Tên khoa học OS Caprae. Bộ phận dùng nấu cao là toàn bộ xương các loài dê phơi khô. Đông y cho rằng cao xương dê tính ấm, vị mặn; đi vào các kinh can, tỳ, thận. Tác dụng trị liệu: làm thuốc bổ máu, phụ nữ sau sinh cơ thể gầy yếu, ăn kém, sữa ít. Đặc biệt còn dùng xương dê phối hợp với xương các loài thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, chó, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ toàn thân. Liều dùng thông thường từ 10-20g mỗi ngày.

Cao mai ba ba

Mai ba ba còn gọi là Miết giáp hay Thủy ngư xác, Giáp ngư. Tên khoa học Carapax amydae, thuộc họ ba ba (Trionychadae). Bộ phận dùng nấu cao là mai khô. Mai ba ba tính lạnh, vị mặn, đi vào các kinh can, thận, tỳ, phế. Được dùng làm thuốc bổ âm, dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, sỏi đường tiết niệu (tiểu ra sỏi), phụ nữ bế kinh. Sử dụng ở dạng bột, sắc hay cao mềm. Liều trung bình mỗi ngày 10-30g. Các trường hợp không dùng như âm hư mà không nhiệt, tỳ hư lại tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai.

Thực ra còn nhiều loại cao nữa như cao trăn toàn tính, cao khỉ toàn tính…; Các loại cao dán ngoài như cao rết, cao nọc rắn v.v… Đó là chưa nói đến các loại cao được chế biến từ dược thảo.

Mong rằng những trình bày trên sẽ giúp chúng ta có được một số khái niệm cơ bản về tác dụng và liều dùng thông thường của các loại cao, tránh tình trạng lạm dụng các loại cao từ động vật vốn vẫn rất thường gặp.

(Nguồn Internet)

  • Chuyên gia tư vấn

    04.3569.0442 - 04.3569.0443 - 04.8587.4711 04.3385.3321

  • Chuyên gia tư vấn

    01664.968.968 - 0943.986.986 - 0943.968.968

 

Xem thêm sản phẩm thuốc quý: Huyết lình nguyên chất - Lan kim tuyến - Nấm Linh chi


Nguồn: dongythoxuanduong.com.vn
Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc quý

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: