Sụn bán nguyệt nằm giữa xương cẳng chân và xương đùi. Bệnh này phần nhiều do những tổn thương từ bên ngoài gây nên, chủ yếu sái trẹo hoặc va đập.
Tổn thương sụn bán nguyệt
1.Nguyên nhân gây bệnh
Ở giữa xương cẳng chân và xương đùi, có hai tấm sụn hình bán nguyệt, gọi là sụn bán nguyệt.
Sụn bán nguyệt nằm giữa xương cẳng chân và xương đùi
Bệnh này phần nhiều do những tổn thương từ bên ngoài gây nên, chủ yếu sái trẹo hoặc va đập. Như khớp gối hơi gập, cẳng chân cố định ở vị trí đứng thẳng, thì xương đùi thu vào đột ngột, xoay ra ngoài, duỗi thẳng. Hoặc cẳng chân đang cố định ở vị trí xòe ra ngoài, co vào trong bỗng đột ngột duỗi thẳng. Hoặc đùi đang cố định mà cẳng chân rụt mạnh vào trong, quay mạnh ra ngoài, duỗi thẳng, những trường hợp đó đều có khả nang gây tổn thương cho sụn bán nguyệt. Về lâm sàng, thường gặp trường hợp tổn thương ở sụn bán nguyệt bên trong. Các vận động viên bóng rổ thường mắc phải bệnh này.
2.Bệnh trạng
Sau khí sụn bán nguyệt bị tổn thương thì lập tức thấy khớp gối đau đớn, có cảm giác đau tức cục bộ rất rõ rệt, chức năng hoạt động của khớp gối bị thu hẹp, căn cứ vào những bộ phận tổn thương khác nhau, có thể chưa thành.
a.Tổn thương sụn bán nguyệt phía trong
-Đau đớn: chỉ giới hạn ở phần khớp gối phía trong, ảnh hưởng đến việc duỗi khớp gối.
-Sưng phù: Vài tiếng sau khi tổn thương, phần khớp phía trong sưng lên thấy rõ.
-Âm thanh: Sau khi chịu tổn thương, có thể nghe thấy tiếng kêu giòn từ trong khớp. Khi duỗi từ từ khớp gối ra, cũng phát ra âm tthanh, tự bản thân bệnh nhân.
-Hiện tượng khóa: Khi người bệnh đang đi, đột nhiên khớp gối bị cứng lại, không thể duỗi thẳng ra được. Nếu vận động với biện độ hẹp, có thể tự hoãn giải được.
-Khe hở ở phần khớp phía trong đau tức rõ rệt, cơ bốn đầu ở đùi nhão và co lại, phần đầu phía trong lại còn rõ hơn.
b.Tổn thương sụn bán nguyệt phía ngoài: Thường không có hiện tượng khóa chớp, dấu vết không rõ ràng, triệu chứng cũng không rõ, đặc biệt là hiện tượng sưng khớp lại càng khó thấy. Khe giữa phần khớp gối phía ngoài có hiện tượng đau tức. Thử nghiệm cọ xát là dương tính, xét nghiệm Maiser dương tính.
3.Phương pháp xoa bóp
a.Đối với tổn thương ở sụn bán nguyệt phía trong : Người bệnh nằm ngửa, người chữa đứng bên cạnh.
- Dùng bàn tay xoa bóp xung quanh đầu gối vài lần.
- Phương pháp ép gập duỗi khớp gối: cho người bệnh gập đầu gối, người chữa dùng một ngón cái ấn lên chỗ tổn thương ở phần khớp gối phía trong, bốn ngón còn lại đặt lên mép ngoài của xương bánh chè, tay còn lại nắm lấy cổ chân, hai tay phối hợp chặt chẽ, làm động tác gập duỗi khớp gối bị động. Ngón tay cái ấn lên chỗ bị thương, khi khớp gối gập vào với khả năng lớn, thì dùng sức ấn vào chỗ trống chữa khớp xương, có thể lặp lại 3-5 lần.
- Phương pháp đẩy khớp gối: Người bệnh gập gối, người chữa đặt ngang 2 ngón tay cái lên hai bên đâu gối, các ngón tay còn lại đều đặt ở phía sau khớp gối, hai ngón cái men theo đầu gối, làm động tác đẩy, ép hướng tâm với lực thích hợp, sau đó hai ngón cái men theo khe hở ở khớp gối, ép từ trước ra sau lặp lại 10-15 lần.
-Điểm huyệt: Ấn huyệt Hoàn khiêu, Ủy trung, Lương khâu, Huyết hải, Âm lăng tuyền (Khi ấn huyệt Hoàn khiêu và Ủy trung, bảo bệnh nhân nằm sấp).
b.Đối với tổn thương ở sụn bán nguyệt phía ngoài: bệnh nhân nằm ngửa, người chữa đứng bên cạnh
-Hai tay đặt đối nhau, xoa bóp quanh đầu gối vài lần ở chỗ đau, làm động tác gẩy gân vài lần.
-Phương pháp ép xoay khớp gối: Đầu gối bệnh nhân gập một góc 90 độ, một tay ấn lên chỗ bị tổn thương ở mé ngoài khớp gối, một tay nắm lấy cổ chân, đầu tiên là điều chỉnh khớp gối thu vào, duỗi ra bị động, rồi xoay vòng ra phía ngoài, rồi kéo thẳng ra. Khi đầu gối co vào, ngón cái dùng sức ép xuống khe hở chỉ ở khớp, lặp lại 3-5 lần.
-Dùng 2 cạnh trong của bàn tay xát nhanh lên 2 bên gối, đến khi nóng lên.