CUỘC HỘI TỤ CỦA HÀNG TRĂM CHUYÊN GIA QUỐC TẾ VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM
Bài đăng báo Sức khỏe cộng đồng Số 28 (78) ngày 18/09/2019
Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) ở nước ta ngày càng phát triển. Bên cạnh hệ thống công lập, hệ thống ngoài công lập còn phải kể đến trên 12.000 phòng chẩn trị YHCT của các bác sĩ, y sĩ, lương y, người có bài thuốc gia truyền.
Trong hai ngày 5 và 6/9/2019, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9. Hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả triển khai những nội dung đã được Hội nghị lần thứ 8 đề ra. Đồng thời, tiếp tục thảo luận về những nội dung hợp tác về Y học cổ truyền của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.
Với việc chủ trì tổ chức hội nghị lần này, Chính phủ Việt Nam muốn khẳng định vai trò của Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng, Vì vậy, việc củng cố, phát triển hệ thống YHCT là một trong các mục tiêu cơ bản thời gian qua Bộ Y tế Việt Nam rất quan tâm. Đặc biệt là phát triển mạng lưới y tế cơ sở, trong đó có YHCT nhằm phát huy vai trò to lớn của YHCT trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phát triển nền y học cổ truyền trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã trở thành một nội dung hoạt động quan trọng của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Theo xu thế hiện nay, không chỉ các nước tiểu vùng sông Mekong mà các nước trên thế giới cũng đang nghiên cứu ứng dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên cùng các phương pháp chữa bệnh truyền thống không dùng thuốc trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân loại.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, Việt Nam có hệ thống bệnh viện Y dược cổ truyền công lập tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%; 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam.
Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền
PGS.TS Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có hệ thực vật đa dạng, phong phú xếp hạng thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới, với gần 16.000 loài thực vật đã được tìm thấy trong cả nước, trong đó có 10% là loài đặc hữu.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, hệ thống y dược cổ truyền của nước ta ngày càng được kiện toàn và có nhiều đổi mới. Hệ thống tổ chức nhân lực về y dược cổ truyền từng bước được củng cố đứng đầu là Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có chức năng quản lý và phát triển dược liệu.
Tại các địa phương, cũng đã chủ trương bố trí cán bộ chuyên trách về công tác y học cổ truyền tại các Sở Y tế; số cán bộ chuyên trách tại tuyến huyện tăng lên rõ rệt với tỷ lệ 9,06%.
Bên cạnh đó, là mạng lưới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y dược cổ truyền ngày càng phát triển. Bên cạnh hệ thống công lập, hệ thống ngoài công lập còn kể đến trên 12.000 phòng chẩn trị y học cổ truyền do các bác sĩ, y sĩ, lương y, người có bài thuốc gia truyền. Hệ thống này đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y học cổ truyền - PGS.TS Phạm Vũ Khánh nói. Tuy nhiên, người bệnh cần có đầy đủ thông tin để tìm đến với những cơ sở điều trị y học cổ truyền có uy tín. Ông bà ta có câu “Hữu xạ tự nhiên hương”, câu chuyện về những bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trọng, bệnh hiểm chính là thước đo uy tín của một cơ sở như vậy. Một dấu hiệu nữa để nhận biết một cơ sở điều trị bệnh bằng YHCT có uy tín chính là ngoài việc chữa bệnh, họ còn đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực y dược cổ truyền, được kiện toàn theo hướng phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập khu vực, thế giới. Hoạt động này được định hướng ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; xây dựng các vùng trồng dược liệu nhằm phát triển kinh tế xã hội; bảo tồn lưu trữ nguồn gen dược liệu và tri thức bản địa. Và đó chính là câu chuyện của nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
Tôn vinh các giá trị Việt trong chữa bệnh cứu người
Gần như toàn bộ thời gian Lương y Phùng Tuấn Giang dành cho công việc khám chữa bệnh và nghiên cứu tìm ra những bài thuốc mới, vị thuốc hay cũng như những phương pháp phối kết hợp giữa y học truyền thống và y học hiện đại. Niềm đam mê lớn nhất của anh là được tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng thêm nhiều phương pháp và phương thuốc chữa bệnh cứu người. Với tình yêu nghề, coi người bệnh như người thân, anh luôn trăn trở tìm ra những phương pháp mới để có thể cứu chữa được những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Chính nhờ sự nỗ lực của anh mà Nhà thuốc Thọ Xuân Đường thời gian qua đã lập được nhiều kỳ tích: Chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân đến từ trong và ngoài nước mắc các căn bệnh nan y mà hiện tại y học trên thế giới cũng như trong nước chưa có phương pháp đặc trị hữu hiệu như các bệnh chuyển hóa miễn dịch, loạn dưỡng cơ duchenne, xơ cứng bì, động kinh, hỗ trợ điều trị ung thư thành công cho nhiều bệnh nhân giai đoạn cuối… Nhiều bệnh nhân ung thư đã tìm thấy “ánh sáng cuối đường hầm” khi được điều trị tại Thọ Xuân Đường. Tổ chức kỷ lục Guinness Thế giới đã trao tặng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường Kỷ lục “Chữa bệnh cho bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia nhất”…
Tiến sĩ - lương y Phùng Tuấn Giang hầu như không có thời gian trống trong ngày. Anh đảm đương rất nhiều công việc: từ trực tiếp khám chữa bệnh tại phòng khám, đến việc chỉ đạo công tác nghiên cứu, đào tạo tại Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam với vai trò là Chủ tịch Viện; Ngoài ra, anh còn nhận được sự tín nhiệm của bạn bè đồng nghiệp trên thế giới bầu làm Chủ tịch tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam. Bằng nhiệt tình tận tâm với nghề, bao năm qua, lương y Phùng Tuấn Giang đã lặn lội đến nhiều vùng núi, vùng dược liệu xa xôi như Lạng Sơn, Sơn La, Sa Pa, Đà Lạt, Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam… và cả Tây Tạng, Phú Sỹ, Dược Sơn, Campuchia để tìm cây thuốc chữa bệnh ... Từ thực tế đó, anh nhận ra rằng nếu không chủ động được chất liệu nguyên liệu đầu vào, sẽ rất vất vả và bị động nếu cứ “đi tìm” thuốc khắp mọi nơi như vậy, nên đã quyết định phải triển khai quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu. Hiện nay, Thọ Xuân Đường đã có 7 vùng trồng cây thuốc ở Thường Tín, Sơn Tây (Hà Nội), Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương và Tây Nguyên với diện tích hàng vài trăm héc-ta. Tất cả các khâu từ tổ chức trồng cây đến khai thác, chế biến, chiết xuất, pha chế thuốc đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đúng quy định, được đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bản thân nhiều năm lặn lội đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm và lưu giữ các cây thuốc quý, anh đã vinh dự sở hữu 2 củ sâm Ngọc Linh lâu năm nhất, lớn nhất và giá trị nhất Việt Nam cùng một bộ sưu tập sâm quý hàng trăm loại. Gần đây, anh cũng đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước để phát triển nguồn dược liệu, xây dựng và phát triển nhiều vùng nguyên liệu nữa ở Sóc Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thuốc Nam phục vụ cộng đồng trong và ngoài nước.
An Hà