Cẩn thận khi bước vào mùa "Rồ Hoa Mướp"

“Mùa rồ hoa mướp” là cách dân gian gọi thời điểm giao mùa như hiện nay, từ mùa xuân mát mẻ sang mùa hạ oi bức. Thời điểm này, cơ địa con người chưa thích nghi được với môi trường, đặc biệt với những người có trạng thái thần kinh kém, bị bệnh động kinh thùy thái dương hình thức tâm thần vận động… Khiến người bệnh bị kích động hay có hành vi không ý thức, gây ra những vụ án mạng đau lòng.

                      CẨN THẬN KHI BƯỚC VÀO MÙA “RỒ HOA MƯỚP”

 

Hàng loạt các vụ án mạng xảy ra vào thời điểm tháng 4 - “mùa hoa mướp”

     Cuối tháng 4 năm 2012 có vụ việc một cụ ông 85 tuổi ở tỉnh Ninh Bình bỗng dưng bị giết trong đám giỗ đã gây xôn xao dư luận lúc ấy.  Người đâm chết cụ là Nguyễn Văn A. một người rất thân thiết với gia đình cụ X. Thường ngày, A. vẫn sang nhà cụ X chơi. Gia đình cụ X. coi A. như người trong nhà. Trước đó 10 năm A. đi xuất khẩu lao động Đài Loan, sang đó được vài tháng có biểu hiện bị bệnh tâm thần nên phải về nước. Mặc dù đã được điều trị nhưng bệnh tình của A ngày càng nặng. Sự việc trên xảy ra khiến nhiều người bất ngờ. Bởi vì, ở trong làng, A. chưa từng va chạm và lời qua tiếng lại với ai bao giờ.

    Trước đó, đêm ngày 13/4, tại thôn Hoàng Dương, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn,Hà Nội cũng đã xảy ra một vụ trọng án liên quan đến người tâm thần. Điều đau xót ở đây, trong lúc không chế ngự được mình, người cha điên loạn Nguyễn Văn H. đã bóp chết đứa con của mình khi cháu mới được 12 ngày tuổi.

     Cũng vào thời điểm trên, tại thôn Gia An (Bình Định), Lê Minh Nay (sinh năm 1976) đã dùng cây đánh mẹ mình là bà Lê Thị Đôi cho đến chết. Được biết Nay bị bệnh tâm thần, năm 2010 điều trị tại Trung tâm người tâm thần Hoài Nhơn. Trước khi xảy ra vụ án, Nay đã bỏ nhà đi một thời gian dài.

     Tháng 4 năm 2017 dư luận xôn xao về vụ một thanh niên ở Vĩnh Phúc vì mâu thuẫn cá nhân đã chém lìa đầu bạn, hay sự việc thương tâm mẹ dìm con 35 ngày tuổi trong chậu nước ở Thạch Thất (Hà Nội)…

Điều gì đã biến những người bình thường trở thành sát nhân tàn bạo?

      Theo PGS.TS, Đại tá Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội): Những đối tượng có thể xuống tay giết người một cách tàn độc thường rơi vào trường hợp có bệnh lý tâm thần. Khi đó, con người bị mất kiểm soát, hành vi và có sự biến đổi về nhân cách. Bệnh lý thường gặp nhất là động kinh. Người bệnh có những hằn thù, trở nên dã man, tàn bạo… hay còn gọi là biến đổi nhân cách do động kinh.

Người bệnh lên cơn động kinh, tâm thần vận động có thể không có cơn co giật nhưng có cơn mất đi ý thức. Đó là bệnh lý thường gặp trong động kinh thùy thái dương. Trong cơn, người bệnh tiến hành những hành động dã man và mang tính tự động, chém giết bất kỳ ai. Sự tàn độc khi giết người còn có thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm, tâm thần phân liệt... Tuy nhiên, hành vi giết người dã man ở người trầm cảm thường hiếm gặp hơn so với các bệnh lý khác như động kinh thùy thái dương với hiện tượng tâm thần vận động.

        PGS.TS Cao Tiến Đức khuyến cáo: Một người đau bụng, đau đầu, mệt mỏi đều có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng một người thần kinh hay tâm thần biến đổi về hành vi, cảm xúc tình cảm cần quan sát kỹ mới có thể phát hiện.  Để đề phòng những hành vi nguy hiểm, gia đình cần phải quan tâm tới người thân. Khi thấy con cái, cha, mẹ, ông, bà có những thay đổi bất thường, gia đình cần phải đưa đi khám và điều trị sớm. Nhất là những bệnh nhân mắc bệnh động kinh thùy thái dương có hành vi tâm thần vận động.

“Sát thủ” Tâm thần vận động trong bệnh động kinh thùy thái dương và “lối thoát”

         Một biểu hiện nguy hiểm trong bệnh động kinh thùy thái dương là hiện tượng Tâm thần vận động: Biểu hiện bằng những hành động không có ý thức, trong khi bệnh nhân thức tỉnh hoặc ngủ. Những vận động có thể đơn giản như: chép miệng, nhai tóp tép, gãi đầu… có thể phức tạp hơn như bệnh nhân gấp chăn màn, quần áo, đi giày dép, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ hoặc bỏ chạy… trong khi làm như thế bệnh nhân gần như tách rời với môi trường xung quanh, mọi hành động đều vô thức, hết cơn bệnh nhân không nhớ gì về hành động của mình cả. Khi có những hành động không có ý thức của bệnh nhân gây nguy hiểm cho bệnh nhân hoặc người xung quanh, như đột ngột bệnh nhân vùng chạy thẳng về phía trước, bất kể phía trước có trở ngại nguy hiểm gì. Bệnh nhân có thể hành động tấn công tàn nhẫn bất cứ người nào khi bệnh nhân lên cơn đâm, chém, bắn, đánh đập… Ngược lại có khi bệnh nhân chạy trốn những áo giác đe doạ bản thân mình. Cơn thường kéo dài vài giờ.

Nhìn chung những vụ người tâm thần gây án mạng hiện nay không còn cá biệt, theo nhiều bác sĩ chuyên ngành tâm thần cho rằng, gia đình nào có người thân biểu hiện rối loạn tâm lý, cảm xúc, hành vi...cần phải đưa ngay đến bệnh viện, hay những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị.

GN.

 

* Một trong những địa chỉ có uy tín trong điều trị bệnh động kinh theo phương pháp y học cổ truyền đó là Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường ở số 7 Khu Thủy sản, phố Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây đã điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân động kinh bằng phương pháp Nam y cổ truyền.

     Số điện thoại : 024.85874711 - Hotline: 0943406995/0937638282.

 

 

 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986