NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG LÀ GÌ ?
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp trong hệ thống tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già, mặc dù nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Ngoài việc phát hiện sớm biểu hiện bệnh thì việc xác định được nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Vậy những nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ung thư bàng quang ( Bladder cancer) là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính tại bàng quang xảy ra do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát được sự nhân lên của các tế bào trong lớp niêm mạc của bàng quang. Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp, gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vảy. Kích thước của khối ung thư bàng quang có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư bàng quang hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đến nay nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra. Thậm chí có những trường hợp không tìm được nguyên nhân. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang gồm:
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên được coi là nguy cơ cao nhất dẫn đến việc hình thành khối u trong bàng quang bởi chúng có khả năng làm rối loạn quá trình phân chia tế bào, các tế bào già, lỗi không chết đi trong khi tế bào mới vẫn sinh ra, từ đó hình thành nên khối u ở bàng quang.
Phơi nhiễm với hóa chất độc hại: Việc thường xuyên làm việc và tiếp xúc với môi trường độc hại tại một số ngành công nghiệp nặng có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Một số hóa chất công nghiệp có liên quan đến ung thư bàng quang, tiêu biểu như amin, benzidin và beta - naphthylamine được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhuộm có thể gây ra ung thư bàng quang. Các ngành công nghiệp khác liên quan đến ung thư bàng quang bao gồm chế biến cao su và da, dệt may, nhuộm tóc, sơn và in.
Tuổi tác: Nguy cơ mắc u bàng quang tăng theo độ tuổi. Khoảng 9/10 trường hợp mắc bệnh được tìm thấy ở người lớn tuổi, khoảng từ 55 - 75 tuổi. Ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.
Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp hai lần người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha. Tỷ lệ mắc thấp nhất là ở người châu Á.
Dị tật bẩm sinh bàng quang: Trước khi sinh, có một kết nối giữa rốn và bàng quang. Liên kết này được gọi là urachus. Nếu một phần của kết nối này vẫn còn sau khi sinh, nó có thể trở thành ung thư. Khoảng 1/3 u bàng quang ác tính bắt đầu từ đây.
Viêm bàng quang mãn tính: Nếu để tình trạng viêm nhiễm bàng quang hoặc nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ung thư trong lớp niêm mạc của bàng quang.
Nhiễm ký sinh trùng: Theo các nghiên cứu khoa học, ký sinh trùng Schistosomiasis là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang.
Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: Việc ăn uống thiếu khoa học với lượng chất béo dư thừa cùng thói quen không uống nước thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng niêm mạc và hình các khối u ung thư tại bàng quang.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Theo hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường pioglitazone ( Actos ) trong hơn một năm có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ung thư ở bàng quang. Người sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có chứa phenacetin cũng dễ có nguy cơ bị ung thư bàng quang. Cyclophosphamid cũng có thể gây ung thư bàng quang.
Yếu tố di truyền: Những người sống trong gia đình có tiền sử bị ung thư bàng quang thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Một số hội chứng di truyền có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang, bao gồm các khuyết tật trong gen võng mạc nang (RB1), bệnh Cowden và hội chứng Lynch.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của đột biến ở một số gen, bao gồm FGFR3, RB1, HRAS, TP53 và TSC1, về sự hình thành và tăng trưởng của khối u bàng quang. Mỗi gen này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân chia tế bào bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia quá nhanh hoặc theo cách không kiểm soát được. Sự thay đổi trong các gen này có thể giúp giải thích tại sao một số bệnh ung thư bàng quang phát triển và lây lan nhanh hơn các loại ung thư khác.
Asen trong nước uống
Asen trong nước uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở một số nơi trên thế giới. Asen có thể trong môi trường sống và cho dù lấy từ giếng hoặc từ một hệ thống nước công cộng đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng asen. Không uống đủ nước có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người uống nhiều nước mỗi ngày sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư bàng quang hơn.
Có thể thấy nguyên nhân ung thư bàng quang đều đến từ những điều rất gần gũi với cuộc sống của con người và thậm chí là do chính con người lựa chọn (ăn uống nhiều chất béo), nếu có thể thay đổi suy nghĩ và hành động thì chính chúng ta có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282