DẤU HIỆU BỆNH CƯỜNG GIÁP DỄ PHÁT HIỆN NHẤT
Cường giáp là một bệnh lý khá thường gặp, nhất là ở nữ giới. Bệnh cường giáp làm tăng kích thước tuyến giáp, cường chức năng và tăng sản ở tuyến giáp làm nồng độ hoocmon giáp tăng quá cao. Chính vì vậy gây ra nhiều rối loạn khác nhau ở khắp cơ thể. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh cường giáp dễ phát hiện nhất nhé!
1. Rối loạn chuyển hóa
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như uống nhiều nước, nhanh khát, tiểu nhiều. Ăn nhiều nhưng mau đói, luôn có cảm giác thức ăn chuyển hóa trong cơ thể quá nhanh. Một số ít người có thể ăn uống bình thường.
Gầy sút cân, hoặc không béo lên được.
Một số bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy không kèm đau quặn bụng, đôi khi táo bón thường xuyên.
2. Rối loạn điều hòa thân nhiệt
Bệnh nhân xuất hiện cảm giác sợ nóng, da nóng, sốt nhẹ 37.5 đến 38 độ C, hoặc không sốt nhưng luôn có cảm giác người nóng, khó chịu.
Khi khám có thể thấy 1 số triệu chứng như lòng bàn tay nóng, ẩm, ra nhiều mồ hôi. Nhiều người còn nói tắt là “bàn tay nóng ẩm mịn”.
3. Biểu hiện tim mạch
Hoocmon tuyến giáp tăng cao ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, bệnh nhân thường có nhiều biểu hiện như hồi hộp trống ngực, cảm giác nặng ngực, nhịp tim nhanh… Với những trường hợp nặng nhịp tim có thể tăng tới 140 nhịp/phút.
Nhịp tim nhanh không chỉ khi đi lại, hoạt động gắng sức mà xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, khi ngủ.
4. Một số rối loạn về thần kinh – cơ – tinh thần
Những thay đổi về thần kinh và tinh thường thường dễ nhận thấy, bệnh nhân thường dễ nổi nóng, giận dữ, dễ xúc động. Một số trường hợp còn xuất hiện đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, rối loạn giấc ngủ…
Bệnh nhân cũng thường xuất hiện run tay, thường là run đầu ngón tay chân, run biên độ nhỏ, tần số cao. Ngoài ra có thể run cả lưỡi, môi. Mức độ run sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
Tổn thương cơ cũng có nhiều mức độ khác nhau, có thể xuất hiện mỏi cơ, yếu cơ, đau cơ, nhược cơ và liệt cơ. Tổn thương cơ hay gặp ở nam giới, thường tiến triển chậm, từ từ và tăng dần.
5. Bướu giáp to dần
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, bệnh nhân thấy vùng trước cổ to dần, ban đầu có thể sờ thấy to, về sau to rõ rệt có thể nhìn thấy khi đứng ở xa. Khi bướu quá to không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây chèn ép, khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt.
6. Lồi mắt và các bệnh lý mắt
Khoảng 50% thấy các mắt lồi to ra, thường lồi mắt cả 2 bên, đôi khi 1 bên. Ngoài ra có 1 số tổn thương khác như chói mắt, chảy nước mắt, mắt hay có cảm giác cộm cộm như bụi bay vào mắt, hoặc cảm giác nóng rát khó chịu.
7. Các dấu hiệu khác
Có thể thấy một số dấu hiệu hiếm gặp, nhưng có độ đặc hiệu cao như
- Phù niêm trước xương chày: do hiện tượng lắng đọng glycosaminoglycans, thường xuất hiện từ đầu gối trở xuống. Tường có 3 tuyp phù niêm như: tổn thương có mấu hoặc nhân; thể chân voi có cả lõm và nhân; phù to lan tỏa trước xương chày, sờ vào rắn, ấn không lõm.
- To đầu chi, phì đại chân tay do các tổ chức lỏng lẻo bị nề lên giống như phù niêm khu trú.
- Có vết bạch biến, vú to hoặc chảy sữa ở nam giới
- Ảnh hưởng đến sinh dục, sinh sản như suy giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, khó có con…
Nói chung dấu hiệu bệnh cường giáp khá đa dạng, khi thấy xuất hiện 1 vài dấu hiệu nghi ngờ thì nên đi khám sớm, kết hợp với siêu âm và các xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, số nhà 7, khu tập thể thủy sản(số 60 Lê Văn Thiêm rẽ vào), Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995
Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)