GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ UNG THƯ DẠ DÀY
Nói đến ung thư ai cũng vô cùng lo sợ và nghĩ ngay đến án tử. Ấy vậy mà tỉ lệ ung thư lại đang gia tăng trong dân số Việt Nam khiến mọi người đều lo lắng và mệt mỏi. Có nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, trong đó ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến và có thể gặp ở bất kì ai. Dưới đây nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ giải đáp các thắc mắc về bệnh ung thư dạ dày cho quý độc giả hiểu rõ về bệnh này.
1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc của dạ dày đột nhiên phát triển bất thường và tăng sinh 1 cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hoặc di căn đi xa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Bệnh ung thư dạ dày xảy ra ở cả 2 giới, chứ không phải ở nam do rượu bia nhiều như mọi người nghĩ. Căn bệnh này xảy ra ở khắp thế giới, đứng tỉ lệ mắc thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
- Do vi khuẩn HP: vi khuẩn HP tồn tại lâu trong dạ dày sẽ gây viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư nguy hiểm.
- Do viêm loét dạ dày không điều trị dứt điểm: các tổn thương viêm loét mãn tính nếu không điều trị triệt để có nguy cơ biến đổi dị sản, loạn sản và gây ung thư hóa.
- Do chế độ ăn uống: Việc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều nitrat như rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
- Do chế độ sinh hoạt: người hút thuốc lá, thuốc lào, thức khuya, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, nhiễm phóng xạ có thể gây ung thư dạ dày.
- Do di truyền: Nếu người thân cùng huyết thống mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
3. Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày là gì?
Giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng, hoặc các triệu chứng giống viêm loét dạ dày nên nhiều bệnh nhân bỏ qua. Giai đoạn sau thường có các biểu hiện sau:
- Gầy sút cân: do ăn uống kém, hấp thu kém
- Đau bụng, đầy chướng bụng vùng thượng vị, cảm giác bụng lúc nào cũng chướng đầy khó chịu
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không thấy ngon
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, thậm chí có thể nôn ra máu tươi
- Đi ngoài phân đen, phân táo lỏng không đều
- Khi khối u to có thể sờ thấy khối u ở bụng
4. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư dạ dày
- Nội soi dạ dày: giúp quan sát rõ hình ảnh dạ dày và dễ dàng phát hiện khối u, đánh giá được hình dạng, kích thước, đặc điểm của khối u
- Sinh thiết: Thông qua nội soi lấy 1 phần khối u đi sinh thiết để chẩn đoán giải phẫu bệnh ung thư dạ dày
- Các phương pháp khác: Xét nghiệm máu, chụp CT, chụp MRI giúp củng cố thêm cho chẩn đoán, đánh giá mức độ di căn, tiên lượng bệnh…
5. Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?
- Theo y học hiện đại
Tùy theo từng giai đoạn có thể lựa chọn các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp này
- Theo y học cổ truyền
Dựa theo thể bệnh của từng bệnh nhân, căn cứ vào bát cương tứ chẩn mà đề ra pháp – phương điều trị cụ thể. Thường kết hợp sử dụng các thuốc có tác dụng hoạt huyết tiêu u, nâng cao chính khí với châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để giảm đau, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282