HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CÓ BIỂU HIỆN GÌ ?
Hội chứng ruột kích thích còn có tên là viêm đại tràng co thắt thường gặp ở độ tuổi 20-30 gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh do nhiều yếu tố gây ra trong đó nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý đóng vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu các biểu hiện thường gặp khi mắc hội chứng ruột kích thích.
1. Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý khá thường gặp, nó thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc hội chứng ruột kích thích thường có các biểu hiện sau:
- Đau bụng
Hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đều có triệu chứng đau bụng. Vị trí đau có thể là vùng quanh rốn, vùng hố chậu phải và trái, có thể đau trên rốn. Tính chất đau tùy từng bệnh nhân mà có thể đau âm ỉ cả ngày, hoặc có thể đau quặn từng cơn. Có khi đau sau khi ăn đồ lạ, đồ tanh sống, các đồ có tính lạnh. Thường sẽ giảm đau khi đi đại tiện được.
- Rối loạn đại tiện
Khi mắc hội chứng ruột kích thích bệnh nhân có thể đi lỏng hoặc táo bón. Có người tiêu chảy chiếm ưu thế, có người táo bón chiếm ưu thế, có người xen kẽ từng đợt.
+ Đi lỏng: Thường hay vào buổi sáng, đau quặn bụng rồi muốn đi đại tiện, đi xong thường đỡ đau. Có thể xuất hiện sau khi ăn đồ tanh, sống, lạnh hoặc sau mệt mỏi. Một số trường hợp thường thấy phân cứng lúc đầu sau đó nát, hoặc nhầy nhày, không có máu.
+ Đi táo: 3-4 ngày mới đi 1 lần, phân khô cứng nhiều cục nhỏ. Nhiều bệnh nhân phải ngồi rất lâu mới đi được.
- Bụng chướng đầy
Cảm giác chướng đầy bụng, đầy hơi kể cả khi chưa ăn no, chưa ăn hết bữa. Có thể ợ hơi hoặc cảm giác nóng vùng bụng. Cảm giác chướng bụng thường khiến bệnh nhân rất khó chịu, ăn uống kém, không muốn ăn.
- Một số biểu hiện khác
Bệnh nhân dễ nhạy cảm, thường hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi tay chân vào mùa đông. Thông thường bệnh nhân không bị gầy sút cân do bệnh kéo dài mạn tính nhiêù năm, thường không sốt, không có trạng thái mất nước.
2. Làm gì khi bị hội chứng ruột kích thích?
Khi có các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích cần đi khám để làm 1 số cận lâm sàng như xét nghiệm phân tìm kí sinh trùng, nội soi trực tràng để kiểm tra tình trạng co thắt và các xét nghiệm cần thiết khác giúp chẩn đoán chính xác hội chứng ruột kích thích.
Đồng thời thực hiện các biện pháp giúp phòng bệnh và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất:
- Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần tránh ăn đồ lạ, các đồ tanh sống. Khi ăn cá, tôm, hải sản thì cần nấu chín kĩ, có thể thêm gừng sả để giảm tính hàn của thực phẩm.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không ăn đồ ôi thiu, mất vệ sinh
- Rửa tay thường xuyên với xà bông
Việc rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn, khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm rất quan trọng. Giúp tránh nhiễm phải các loại virus, kí sinh trùng gây hại cho đường ruột.
- Sử dụng thảo dược phù hợp
Có thể sử dụng chè dây, lá khôi, dạ cẩm để cải thiện tình trạng đường ruột. Giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282