Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

Tổng quan về bệnh trĩ

Thứ hai, 23/04/2018 | 16:35

Trĩ là bệnh thường gặp ở người lớn, tuy nhiên vì ở vị trí khá “tế nhị” nên mọi người thường không đến điều trị sớm mà thường chỉ đến viện khi trĩ đã nặng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cản trở sinh hoạt làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh trĩ do nguyên nhân gì và điều trị như thế nào?

 

TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRĨ

Trĩ là bệnh thường gặp ở người lớn, tuy nhiên vì ở vị trí khá “tế nhị” nên mọi người thường không đến điều trị sớm mà thường chỉ đến viện khi trĩ đã nặng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cản trở sinh hoạt làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh trĩ do nguyên nhân gì và điều trị như thế nào?

1.    Khái niệm bệnh trĩ

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu bị, vì trĩ là một đám rối tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng – là một trạng thái sinh lí bình thường. Khi xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được hoặc các triệu chứng gây khó chịu thì bệnh nhân mới đi khám.

2.    Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Chỉ có các yếu tố nguy cơ, các điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
-    Táo bón kéo dài: Khi bị táo bón mỗi lần đi đại tiện bệnh nhân phải rặn nhiều, khi đó áp lực trong lòng ống hậu môn tăng gấp 10 lần khiến tăng áp lực làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-    Tiêu chảy kéo dài: Người bệnh đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần phải rặn nhiều khiến tăng áp lực trong ổ bụng.
-    Tăng áp lực trong ổ bụng: Những người bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
-    Lối sống tĩnh tại: Những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động, ít đi lại tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển.
-    Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: U vùng tiểu khung, polyp trực tràng, ung thư trực tràng, thai nhiều tháng to chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. 
-    Do chế độ ăn uống: Ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị, uống rượu café nhiều…
-    Do dị ứng tại chỗ: Dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc đặt ở hậu môn, chống cúm, giảm đau, thuốc ngủ… gây dị ứng tại chỗ.

3.    Triệu chứng lâm sàng

-    Chảy máu: Là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất, mức độ chảy máu ít hay nhiều thì tùy từng người và từng giai đoạn bệnh. Có thể chảy máu thành tia, hoặc chảy thành giọt, hoặc khi đại tiện xong thấy máu dính vào phân hoặc ở giấy vệ sinh. Thường là máu đỏ tươi. Khi bệnh nặng cứ đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều sẽ chảy máu.
-    Sa búi trĩ: Thường xảy ra sau khi có hiện tượng chảy máu. Lúc đầu có thể thấy khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra càng to sau đó phải dùng tay đẩy mới vào, sau cùng khối lồi thường xuyên sa ra ngoài hậu môn.
-    Sưng nề vùng hậu môn: Thường ở giai đoạn búi trĩ đã to
-    Đau: Có thể đau hoặc không, thường đau trong các trường hợp tắc mạch do xuất hiện những cục máu đông nhỏ trong búi trĩ, hoặc khi có nứt hậu môn.
-    Sự khó chịu ở vùng hậu môn, ngứa, chảy dịch: là hậu quả của quá trình viêm nhiễm.
-    Thiếu máu: Mệt mỏi, da niêm mạc nhợt do chảy máu kéo dài.

4.    Chẩn đoán

Dựa theo triệu chứng lâm sàng và thăm khám thực thể bằng cách soi hậu môn bằng ống cứng sẽ quan sát trực tiếp được bũi trĩ và tình trạng hậu môn, trực tràng.
•    Chẩn đoán phân loại theo vị trí giải phẫu
-    Trĩ nội: Chân búi trĩ ở trên đường lược, niêm mạc tuyến của trực tràng phủ búi trĩ. Theo giai đoạn chia ra 4 độ:

-    Trĩ ngoại: Chân búi trĩ ở trên đường lược, da ống hậu môn phủ.
-    Trĩ hỗn hợp: Có cả búi trĩ ở trên và dưới đường lược.

5.    Điều trị

•    Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây trĩ

-    Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày. 
-    Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tăng cường rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Tránh các chất kích thích như café, trà, rượu và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt…
-    Vận động thể lực vừa sức, nhất là các động tác lắc hông, đi bộ, bơi lội tốt cho sức khỏe.
-    Điều trị các bệnh mạn tính gây tăng áp lực ổ bụng.
•    Điều trị nội khoa
-    Vệ sinh tại chỗ bằng ngâm nước muối ấm mỗi ngày 1 lần khoảng 15 phút.
-    Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc đạn hoặc thuốc mỡ có tác dụng chống viêm, trợ tĩnh mạch.
-    Thuốc uống: Là các thuốc gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động chống viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch. Theo đông y, có rất nhiều phương thuốc điều trị trĩ hiệu quả, phù hợp với từng thể bệnh.

•    Điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật

-    Tiêm xơ búi trĩ
-    Thắt bũi trĩ bằng vòng cao su
-    Liệu pháp quang học
-    Đốt điện
-    Phẫu thuật cắt búi trĩ kiểu kinh điển
-    Phẫu thuật cắt búi trĩ theo phương pháp Longo.

Tóm lại, bệnh trĩ rất thường gặp và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị hợp lý, tuy nhiên trĩ rất hay tái phát nên cần chú trọng chế độ ăn uống và lối sống. 

Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
 


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Bệnh phổ biến
  3. Bệnh ngũ quan

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: