ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ
Dậy thì sớm không còn là khái niệm xa lạ với tất cả chúng ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì khi trẻ dậy thì sớm và có cách nào để phòng bệnh hay không? Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu về cách điều trị và phòng ngừa dậy thì sớm nhé!
1. Ảnh hưởng của dậy thì sớm đối với trẻ
- Về tâm lý: Sự thay đổi sinh lý của trẻ sớm hơn các bạn khiến cho con trẻ có những rối loạn tâm lý như trẻ xấu hổ, tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.
- Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.
- Nguy hiểm hơn cả là khi vào quá trình dậy thì sớm, ham muốn tình dục của trẻ cũng sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, ở tuổi này, kiến thức, kỹ năng còn hạn chế cũng như sự phát triển của cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Vì vậy mà trẻ dễ bị cám dỗ của xã hội gây ra những hậu quả không đáng có.
2. Xét nghiệm chẩn đoán
- X - quang bàn tay và cổ tay để đánh giá tình trạng phát triển của xương.
- Xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon.
- Ở trẻ em với dậy thì sớm thể trung tâm, tiêm Gn-RH và mức hormon LH, hormon kích thích nang trứng tăng.
- Ở trẻ em với dậy thì sớm ngoại vi, mức độ hormon LH và FSH giữ nguyên.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì.
- Kiểm tra tuyến giáp nếu cho thấy bất kỳ dấu hiệu của suy giáp
- Siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng...
3. Điều trị
- Điều trị nội khoa: Phần lớn trẻ em bị dậy thì sớm thể trung tâm, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Điều trị này, được gọi là điều trị St-RH, thường bao gồm một mũi tiêm thuốc hàng tháng, như leuprolide, dừng trục HPG và chậm phát triển hơn nữa. Điều trị liên tục cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì. Khi dừng thuốc, quá trình dậy thì bắt đầu lại.
- Phẫu thuật can thiệp: Thường dùng cho thể bệnh có tổn thương thực thể như do khối u, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận.... Sau phẫu thuật, trẻ cần được kiểm tra định kỳ ở bệnh viện để xem xét kết quả. Nếu u nằm trong não, việc quyết định phẫu thuật phải được sự đồng ý của bác sĩ ngoại khoa thần kinh.
4. Phòng bệnh
Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Nhưng, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:
- Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
- Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những sách báo, chương trình không phù hợp với lứa tuổi của mình.