CHỮA VIÊM XOANG BẰNG NAM Y
Viêm xoang (Sinusitis) là bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh viêm xoang tuy có ít biến chứng nguy hiểm nhưng nó gây phiền toái làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của nhiều người với các triệu chứng khó chịu. Người mắc viêm xoang thường mãn tính, tái đi tái lại và các đợt cấp xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm nhiễm khoang miệng hay đường hô hấp trên. Việc điều trị dứt điểm bệnh này theo y học cổ truyền có nhiều thế mạnh và ngày càng được nhiều bệnh nhân lựa chọn cách chữa viêm xoang bằng Nam Y.
1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý vùng mũi xoang
a. Giải phẫu
Xoang là hệ thống những hốc nằm trong xương sọ mặt, liên quan mật thiết đến hốc mũi các mô, cơ quan lân cận và được mang tên những xương cấu tạo lên nó. Người ta chia các xoang thành nhóm xoang trước và xoang sau. Nhóm xoang trước có liên quan đến hốc mũi thông ra ngoài qua khe cuốn mũi giữa, bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước. Khi bị viêm xoang trước bệnh nhân hay có biểu hiện chảy dịch ra qua đường mũi. Xoang sau liên quan với hốc mũi sau và thông xuống họng, bao gồm: Xoang bướm, xoang sàng sau. Nên khi bị viêm nhiễm các nhóm xoang sau bệnh nhân có thể thấy biểu hiện chảy dịch từ trên mũi xuống họng, do đó dịch này có thể làm bội nhiễm gây viêm họng.
- Xoang hàm: Là xoang lớn nhất, nằm dưới hốc mắt, hai bên mũi.
- Xoang trán: Là hai hốc rỗng, nằm ở trong xương trán, tương ứng với đầu trong lông mày.
- Xoang sàng: Bao gồm nhiều hốc nhỏ kích thước to nhỏ khác nhau từ trước ra sau, giữa hốc mắt và hốc mũi. Vì xoang sàng có cấu tạo phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng.
- Xoang bướm: Là hốc xoang nẳm ở dưới sàng sọ, nằm sâu nhất trong khoang mũi, có liên quan đến dây thần kinh thị giác (dây thần kinh sọ não II) và động mạch cảnh trong.
Các động mạch liên quan đến hệ thống xoang là động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong.
Liên quan đến các dây thần kinh sọ não như dây I (khứu giác), II (thị giác), V (tam thoa), hạch bướm khẩu cái chi phối thần kinh thực vật.
b. Sinh lý
Các hốc xoang được lót trong bởi lớp niêm mạc lông chuyển tiết nhày luôn luôn di chuyển theo một chiều về phía lỗ thông. Chúng có tác dụng đẩy các dị vật (bụi bẩn, vi khuẩn, chất nhày...) để đưa ra ngoài.
Chức năng của xoang bao gồm:
- Lưu thông không khí.
- Làm ẩm không khí trước khi đưa vào phổi nhờ hệ thống niêm mạc lót trong.
- Làm ấm không khí trước khi vào phổi sao cho để cân bằng với nhiệt độ bên trong cơ thể.
- Làm trọng lượng khối xương đầu mặt giảm nhẹ.
- Cân bằng sọ mặt, để mặt cử động thuận lợi hơn.
- Cộng hưởng âm thanh.
- Dẫn lưu dịch từ trong xoang ra bên ngoài.
Khi chức năng của xoang bị rối loạn do các nguyên nhân bên trong cơ thể (miễn dịch, cơ địa, khiếm khuyết về giải phẫu hoặc chức năng) và tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, virus, nấm, khói bụi, hóa chất độc hại...) thì sẽ phát sinh bệnh lý ở xoang, bệnh lý thường xảy ra nhất đó chính là viêm xoang.
2. Nguyên nhân gây viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang bao gồm các yếu tố bên trong cơ thể và dị vật bên ngoài.
- Viêm xoang cấp: Là hậu quả của viêm mũi do dị ứng hoặc nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp trên. Dễ bị mắc viêm xoang do bơi hoặc lặn (chịu sang chấn do áp lực), dị hình vách ngăn, bị polyp xoang mũi. Có thể bị viêm xoang sau nhổ răng hoặc do sâu răng, abcès răng lợi. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang thường hay gặp nhất là phế cầu và các liên cầu, Heamophilus influenzae; còn ở bệnh viện là tụ cầu vàng hay các vi khuẩn Gram âm, do Sonle đặt ở mũi trên 48h.
- Viêm xoang mạn tính có mủ: Các mầm bệnh gây ra thông thường là tụ cầu, liên cầu và Heamophilus influenzae, vi khuẩn kỵ khí… Rối loạn vận động của các tế bào lông chuyển niêm mạc lót xoang và làm bệnh viêm xoang trở thành mãn tính. Thường bị viêm ở nhiều xoang (viêm đa xoang).
3. Triệu chứng
Bệnh viêm xoang bao gồm các triệu chứng cơ năng chính sau:
- Đau nhức: Tùy vào xoang vị viêm mà vùng bị nhức khác nhau:
+ Xoang hàm: Đau nhức vùng má.
+ Xoang trán: Đau nhức giữa hai cung lông mày, thường đau nhất tầm 9 – 10h sáng.
+ Xoang sàng trước: Đau nhức giữa hai mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: Đau nhức sâu bên trong và vùng gáy.
- Chảy dịch: Viêm xoang thường xảy ra hiện tượng chảy dịch, tùy vào vị trí xoang bị viêm mà dịch có thể chảy ra ở mũi hoặc chảy xuống họng. Nếu viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi. Nếu viêm các xoang sau thì dịch chảy xuống họng. Triệu chứng chảy dịch nhày làm cho bệnh nhân luôn phải khụt khịt mũi hoặc có cảm giác vướng đờm ở cổ họng muốn khạc nhổ, vô cùng khó chịu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, hoặc thời gian mới mắc hay bị bệnh lâu ngày, mà dịch nhày sẽ có màu khác nhau như trắng đục, màu vàng nhạt, màu xanh, dịch thường có mùi hôi.
- Ngạt mũi: Do dịch ứ đọng ở khe sàn, hoặc do cuốn mũi bị phù nề. Có thể bị ngạt một bên, hoặc cùng lúc ngạt cả hai bên.
- Mất hoặc giảm cảm giác ngửi: Khó hoặc không ngửi thấy mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác gây ảnh hưởng lên nó.
Đôi khi bệnh viêm xoang không có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một triệu chứng đơn lẻ.
Trường hợp đặc biệt: Viêm xoang hàm do nguyên nhân do vi khuẩn từ răng sâu vào xoang. Chỉ có xoang hàm một bên viêm nặng cùng bên với răng sâu. Có các biểu hiện: Mủ chảy vào mũi, mùi rất hôi.
Khám thực thể của bệnh viêm xoang có những triệu chứng sau:
- Soi mũi: Thấy niêm mạc cuốn mũi nề đỏ, cuốn dưới nề, to, khi đặt bông thấm dung dịch Ephedrine 1% còn co hồi lại tốt. Cuốn giữa nề, khe giữa thấy có dịch mủ đọng bám.
- Trường hợp viêm xoang do răng hàm trên, thấy bị abcès quanh răng, răng đau nhức theo nhịp mạch đập, lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra có mùi rất thối.
- Khi ấn ngón tay ở mặt trước xoang gây đau: Ấn vùng hố nanh tương ứng với xoang hàm. Ấn góc trên trong hốc mắt với xoang sàng (điểm Grund-wald) và ấn đầu trên trong lông mày với xoang (điểm Ewing).
Các biến chứng của viêm xoang
- Biến chứng nhiễm khuẩn:
+ Biến chứng gần: Vi khuẩn lan xung quanh gây: Viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa…
+ Biến chứng xa: Vi khuẩn theo đường máu, gây ra biến chứng rất nặng như: Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm xoang mãn tính thường gây đau đầu, do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh vi mạch máu ở mũi. Do mũi và xoang bao quanh ba phía của hốc mắt, nên viêm xoang lâu ngày có thể gây ảnh hưởng xấu cho mắt như đau hốc mắt, sưng nề mi mắt, suy giảm thị lực.
- Viêm xoang lâu ngày gây mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
4. Chữa viêm xoang bằng Nam Y
Theo Đông Y nguyên nhân gây viêm xoang do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt, can nhiệt, thấp nhiệt, phong nhiệt), do dị ứng với lạnh (phong hàn) gây bệnh. Viêm xoang dị ứng thường do phế khí hư, vệ khí kém dễ bị phong hàn xâm nhập, triệu chứng gần giống với viêm mũi dị ứng. Viêm xoang nhiễm khuẩn nguyên nhân do phong nhiệt, nhiệt độc gây nên thành cấp tính và mãn tính. Bệnh gây ảnh hưởng đến công năng của phế khí, diễn biến lâu ngày nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến tạng thận (phế kim sinh thận thủy, phế chủ chư khí, thận chủ nạp khí).
Nam Y dựa trên cơ chế bệnh sinh của Y học hiện đại kết hợp với lý luận của Y học cổ truyền đã nhìn nhận bệnh viêm xoang một cách khoa học và đầy đủ. Theo Nam Y, viêm xoang sinh ra thường do cơ địa dị ứng. Cơ địa dị ứng do gan nóng, phế nhiệt gây nên. Khi cơ thể mẫn cảm dị ứng, trước các dị nguyên làm cho cuốn mũi phì đại, tăng tiết dịch, chảy dịch vào khoang xoang và xuống dưới họng gây viêm nhiễm. Mặt khác, cơ thể bị ô nhiễm nội môi, miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu ra những phương pháp chữa bệnh viêm xoang bằng Nam Y Nam dược vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân mắc viêm xoang điều trị bằng Nam Y được thăm khám tỉ mỉ bằng “thất chẩn” bao gồm: Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của của Y học hiện đại, tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) của Y học cổ truyền, đo tỉnh huyệt ở các đầu chi để chẩn đoán kinh lạc, chẩn đoán mức độ nông sâu của bệnh dựa trên những quy luật sinh học.
Dưới đây là những nguyên tắc chữa bệnh viêm xoang bằng Nam Y:
- Dùng các vị thuốc Nam có tác dụng khu phong tán hàn cho các trường hợp do phong hàn, các vị thuốc có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc cho các trường hợp do phong nhiệt, nhiệt độc, mát gan thanh phế nhiệt, chống dị ứng.
- Dùng các vị thuốc Nam để điều chỉnh công năng khí huyết, tạng phủ, đặc biệt là các vị thuốc bổ khí cố biểu, dưỡng âm nhuận táo, tư bổ phế thận âm.
- Giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, tăng thể trạng và nâng cao miễn dịch.
- Ngoài các vị thuốc sắc, thuốc viên hoàn uống trong, còn có thuốc dạng xịt mũi, giúp cho vùng xoang mũi được tiếp xúc với thuốc tốt, có tác dụng nhanh chóng ngay sau khi sử dụng.
- Châm cứu “Thần châm” để tập trung nguồn năng lượng nội sinh để chống lại các tác nhân gây bệnh, chống dị ứng, teo cuốn mũi, tăng cường tuần hoàn não. Châm các huyệt tại chỗ vùng xoang kết hợp với các nhóm huyệt có tác dụng tả nhiệt, các nhóm huyệt bổ phế, thận (du - mộ, nguyên – lạc).
- Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng mũi xoang trong mùa lạnh, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, khói công nghiệp, khói thuốc lá… Vệ sinh vùng mũi, họng, khoang miệng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
- Điều trị giải quyết những nguyên nhân cơ học gây viêm xoang như dị hình vách ngăn, đặc biệt khối u, khối Polyp mũi bằng thuốc Nam dạng nhỏ, thuốc uống trong theo kỳ môn y pháp để tiêu u.
5. Kết quả điều trị viêm xoang bằng Nam Y
Phòng khám Thọ Xuân Đường với truyền thống chữa bệnh hơn 400 năm, với các bài thuốc gia truyền kết hợp với sự nghiên cứu, tìm tòi không ngừng để tìm ra những phương pháp mới đã chữa viêm xoang khỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là một số bệnh nhân điều trị viêm xoang quản tại Thọ Xuân Đường đã gửi lời cảm ơn đến phòng khám Thọ Xuân Đường.
- Trường hợp bệnh nhân Ngô Thị Xoan (66 tuổi – Thái Bình): Bệnh nhân bị viêm đa xoang từ năm 20 tuổi, đã chữa nhiều nơi không khỏi, thường xuyên bị chảy nước mũi, đau đầu buổi sáng, ảnh hưởng nhiều đến công việc. Bệnh nhân điều trị tại Thọ Xuân Đường 2 tháng đã thấy đỡ hẳn, không còn những triệu chứng khó chịu nữa, duy trì dùng thuốc xịt thêm 3 tháng, đến nay bệnh nhân khỏi hoàn toàn bệnh viêm xoang.
- Trường hợp bệnh nhân Ngô Hoàng Kiều Nga (30 tuổi – Hai Bà Trưng, Hà Nội): Bệnh nhân cơ địa dị ứng, bị viêm mũi, viêm xoang từ nhỏ. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, bệnh nhân vô cùng khó chịu bởi những triệu chứng hắt hơi, nhức đầu, xổ mũi. Bệnh nhân chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Bệnh nhân đến phòng khám Thọ Xuân Đường, được tư vấn kĩ càng về cách sinh hoạt hợp lí khoa học và điều trị theo phác đồ thuốc uống và thuốc xịt của phòng khám. Bệnh nhân rất phấn khởi vì đang trong đợt cấp dùng thuốc xịt xong có tác dụng ngay. Kiên trì điều trị liên tục 4 tháng, bệnh nhân đã khỏi bệnh.
- Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Quốc Huy (12 tuổi – Mê Linh, Hà Nội): Bệnh nhân bị viêm xoang, kèm theo hen phế quản từ nhỏ. Thường xuyên bị xổ mũi, đau đầu, khó thở. Bệnh nhân gầy, xanh xao, thể trạng yếu, ăn uống kém, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập. Bệnh nhân đến phòng khám Thọ Xuân Đường được điều trị toàn diện cả hen phế quản và viêm xoang. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực, không còn khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi nữa, ăn ngủ tốt hơn, hồng hào khỏe mạnh. Đến nay cả bệnh hen và bệnh viêm xoang đều khỏi, bệnh nhân học tập và sinh hoạt như trẻ bình thường.
6. Kết luận
Phương pháp chữa xoang bằng Nam Y đã góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Rất nhiều người mắc bệnh viêm xoang đã được chữa khỏi nhờ những vị thuốc, bài thuốc từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ và dễ dàng sử dụng, bệnh nhân nên kết hợp với châm cứu “thần châm”. Phòng khám Thọ Xuân Đường không ngừng nỗ lực nghiên cứu bệnh lý, tìm tòi phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Nam Y đáng tin cậy cho nhân dân trong nước và quốc tế.
Tiến sĩ – Lương Y: Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)