TÁC DỤNG CỦA CÂY CƠM NGUỘI ÍT AI BIẾT
Trên các con phố Hà Nội hay nhiều thành phố khác có rất nhiều cây gỗ, cây cảnh nhưng không phải ai cũng biết tên chúng. Và đôi khi chúng là những cây thuốc quý mà không phải ai cũng biết tác dụng cũng như cách dùng hiệu quả. Cây cơm nguội cũng là một cây như thế. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về cây cơm nguội!
1. Mô tả dược liệu
- Danh pháp khoa học: Bischofia javanica Blume. Họ Euphorbiaceae.
- Tên gọi khác: cây nhội, thu phong, trọng dương mộc
- Phân bố: Cây được trồng ở nhiều đường phố trong các thành phố làm cảnh và bóng mát, cây mọc hoang trong rừng khắp đất nước Việt Nam ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, các vùng đồng Bằng, miền trung, Tây Nguyên đều xuất hiện cây cơm nguội.
Trên thế giới cây cũng có mặt ở 1 số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia…
- Đặc điểm thực vật
Cây cơm nguội là dạng thân gỗ cao lớn, rất dễ trồng và phát triển ở nhiều địa hình khác nhau. Cây có thể cao tới 20m nếu sống lâu năm và được chăm sóc tốt. Cây cơm nguội có lá kép, mọc so le, có cuống chung thẳng, dài 8 - 12 cm, đầu cuống có 3 lá chét, lá chét giữa lớn hơn hai lá chét bên. Lá chét hình trứng hay hình mác, mép lá có răng cưa nông, dài 8 - 10cm. Đầu và đáy lá chét nhọn. Lá cây mọc thành tán xanh quanh năm và ít rụng.
Khoảng cuối mùa xuân cây bắt đầu ra hoa. Những cụm hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính khác gốc, nhỏ màu lục nhạt. Hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị. Hoa cái có 5 lá đài và bầu thượng 3 ô. Quả thịt hình cầu, khi chín có màu nâu hay màu hồng nhạt, vị chát; quả tạo thành một chùm thõng xuống.
2. Tác dụng và cách sử dụng của cây cơm nguội
- Bộ phận dùng: lá non cây cơm nguội
- Thành phấn hóa học: Theo 1 số nghiên cứu trong lá non cây cơm nguội có chứa glucid, protid, chất xơ, vitamin C và 1 số triterpenoid và các dẫn chất khác
Trong vỏ thân chứa tannin
Trong hạt chứa dầu thô
- Tác dụng dược lý:
Năm 1963 Bộ môn kí sinh trùng ĐH y dược HN phát hiện lá và quả cơm nguội có tác dụng mạnh với trùng roi Trichomonas. Từ đó áp dùng trong điều trị khí hư do trùng roi âm đạo ở phụ nữ
- Tính vị quy kinh: Lá non có vị hơi cay, chát, tính mát.
Tác dụng hành khí hoạt huyết, tiêu thũng giải độc
- Ứng dụng lâm sàng
Chữa tiêu chảy: Dùng 20-40g lá khô cây cơm nguội sắc nước uống hàng ngày. Đến khi cầm tiêu chảy thì dừng
Chữ khí hư, viêm âm đạo: Dùng 100g lá cây cơm nguội tươi sắc lấy nước cô đặc rồi ngâm rửa âm đạo
Chữa dị ứng do tiếp xúc hóa chất, lở ngứa do nguồn nước vệ sinh bẩn: Dùng lá cơm nguội đun nước tắm hàng ngày
Nói chung cây cơm nguội không chỉ cho bóng mát mà còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên trên đây là những kinh nghiệm dân gian, nếu quý bạn đọc muốn áp dụng trong điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến y bác sĩ đông y để được tư vấn liệu trình phù hợp nhất!