Suy nhược là gì?
Suy nhược là tình trạng suy nhược cơ thể nói chung và/hoặc thiếu năng lượng và sức mạnh. Đây không phải là một căn bệnh mà là dấu hiệu phổ biến của một số tình trạng bệnh lý cấp tính và mãn tính. Suy nhược cũng có thể là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Suy nhược có thể ảnh hưởng đến một cá nhân về mặt thể chất, cảm xúc và nhận thức. Ngoài ra, một người có thể bị suy nhược về thể chất ở các bộ phận cơ thể cụ thể hoặc trên toàn bộ cơ thể.
Nguyên nhân nào gây ra chứng suy nhược?
Suy nhược thường do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra. Nguyên nhân có thể cấp tính, chẳng hạn như trong trường hợp nhiễm trùng (ví dụ viêm màng não), có thể dẫn đến cứng cơ; hoặc do đau tim hoặc đột quỵ. Các nguyên nhân mãn tính bao gồm lão hóa tự nhiên; suy dinh dưỡng; mất cân bằng dinh dưỡng (ví dụ, thiếu vitamin B-12); thiếu máu; suy giáp; tiểu đường; bệnh lao; ngưng thở khi ngủ; và các tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm.
Suy nhược và yếu cơ toàn thân có thể phổ biến ở những người mắc bệnh giai đoạn cuối, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim sung huyết (CHF) và ung thư. Sức mạnh cơ ngoại biên và hô hấp có thể giảm, do đó dẫn đến khả năng tập thể dục hạn chế. Ngoài ra, các bệnh tự miễn của cơ, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, thường có thể gây ra chứng suy nhược.
Cuối cùng, chứng suy nhược có liên quan đến một số loại thuốc, bao gồm thuốc được kê đơn để kiểm soát huyết áp cao thuốc chống trầm cảm; statin được sử dụng để kiểm soát cholesterol trong máu cao. Nó cũng có thể do tương tác thuốc-thuốc, chẳng hạn như khi thuốc phiện tương tác với thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin và/hoặc benzodiazepin.
Những dấu hiệu và triệu chứng đau đầu của bệnh suy nhược là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng suy nhược bao gồm cảm giác chủ quan về sự mệt mỏi về thể chất, cảm xúc hoặc nhận thức, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng yếu thường không tương xứng với hoạt động đang thực hiện và có thể gây đau đớn và dai dẳng.
Suy nhược có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, cũng như khó thực hiện các công việc hàng ngày.
Suy nhược có thể là cục bộ, xảy ra ở các bộ phận cơ thể cụ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Không giống như liệt, khi cá nhân không thể di chuyển bộ phận cơ thể, họ vẫn có thể di chuyển chi, tuy nhiên, có thể cảm thấy như cần rất nhiều nỗ lực. Có thể có chuyển động chậm và chậm lại, co thắt cơ và run.
Đau đầu do suy nhược cơ thể?
Đau đầu do suy nhược cơ thể là đau đầu do căng thẳng, đau đầu do thần kinh, đau đầu do mạch máu, chủ yếu do u sầu, lo lắng gây co rúm liên tục các cơ ở đầu, mặt, cổ, vai và/hoặc co mạch ngoại sọ, thiếu máu cục bộ là các loại đau đầu phổ biến nhất.
Người bệnh nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể bị suốt ngày hoặc một vài giờ; tăng lên khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.
Nguyên nhân gây ra hư lao đầu thống
Hư lao đầu thống do có nhiều nguyên nhân dẫn đến Tuỷ hải trồng rồng. Não thất sở dưỡng mà dẫn đến đau đầu. Lâm sàng biểu hiện là đầu căng trướng, đau âm ỉ, hôn mê, kèm theo chứng trạng mệt mỏi, ù tai, mất ngủ. “Hoàng đế nội kinh" viết “ Não là bể của tuỷ" “ Đầu là phủ của tỉnh minh”. Tinh huyết của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều đi lên đổ vào đầu. “ Linh khu Hải luận" nói: “ Não vì Tuỷ chi hải, Tuỷ hữu dư khỉnh kình hữu lực, tự át kỳ độ, Tuỷ hải bất túc, tắc Não truyền nhĩ lung. Hĩnh toan huyễn mạo, mục vô sở kiến”. Nếu tiên thiên bẩm sinh bất túc, hoặc tình chí bất toại, hoặc lao dục thương thận, âm tinh hao tổn, hoặc tuổi cao khí huyết suy bại, hoặc cứu bệnh không khỏi, hậu sản thất huyết, dinh huyết khuy tổn, khí huyết không lên Não, Tuỷ hải không lấp đầy, sẽ xuất hiện đầu thống.
Chứng trạng và pháp - phương điều trị
Khí huyết lưỡng hư
Đầu đau âm ỉ, chóng mặt, nặng hơn khi gắng sức, mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhạt, rêu trắng móng, mạch tế hoặc nhược, tâm trạng chán nản, mất ngủ, mình thần mệt mỏi.
Nguyên tắc điều trị: Ích khí bổ huyết, dưỡng thanh không.
Châm cứu: Chủ huyệt Bách Hội, Tín Hội; Phổi huyệt: Quan Nguyên, Khỉ Hải, Túc Tam Lý, Linh Đạo.
Bài thuốc: Bài thuốc “Thập toàn đại bổ” gia giảm.
Tuỷ hải trống rỗng
Đau đầu trống không, hoa mắt, ù tai, lưng gối đau mỏi; Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế. Tinh thần mệt mỏi, hoạt tinh, đới hạ ít.
Nguyên tắc điều trị: Bổ thận điền tinh, ích tuỷ chỉ thống.
Châm cứu: Chủ huyệt: Bách Hội, Huyền Trung, thận Du; Phối huyệt: Thái Khê, Chiếu Hải, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý.
Bài thuốc: “Lục vị hoàn” gia giảm.
Can dương thượng cang
Đầu căng đau, đỉnh đầu nặng, miệng đắng mặt đỏ; Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hoạt, tâm phiền dễ cáu, mất ngủ mơ nhiều, chóng mặt, ù tai, đau hạ sườn.
Nguyên tắc điều trị: Tư bổ can âm, tiềm dương chỉ thống.
Châm cứu: Chủ huyệt: Thái Xung, Bách Hội, Huyền Lư, Phong Trì; Phối huyệt: Hành Gian, Túc Lâm Khấp, Thái Khê.
Bài thuốc: “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm.
Tâm tỳ lưỡng hư
Đau đầu liên tục, đau kiểu mạch đập; Hồi hộp trống ngực, huyễn vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc, ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.
Phương pháp điều trị: kiện tỳ dưỡng tâm – nhu dưỡng thanh không.
Châm cứu: Chủ huyệt: Bách hội, Tiền đình đỉnh, Tín hội, Thượng tinh, Thần đình, Thần thông trái phải; Phối huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao, Linh đạo, Côn lôn.
Phương thuốc: “Quy tỳ thang gia giảm”.
Biện pháp phòng tránh
Muốn loại bỏ triệu chứng đau đầu chóng mặt do hội chứng suy nhược, phải giải quyết được vấn đề về tinh thần và sức khoẻ hành ngày bằng cách:
- Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, không làm việc quá sức.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Thường xuyên tập luyện thể thao.
- Ăn uống đủ chất, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
- Khi làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn nên sử dụng dụng cụ giảm tiếng ồn ở tai.
Khám và điều trị đau đầu ở đâu tốt?
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một vấn đề nào về sức khỏe, để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh. Khi bị đau đầu, đau nửa đầu không rõ nguyên nhân, tùy từng hoàn cảnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện tuyến Huyện, Tỉnh. Nếu đã đi khám và điều trị nhưng không khỏi, lúc này bệnh nhân cần tìm đến các bệnh viện ở tuyến Trung ương, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, có thể xác định được bệnh đau đầu do đâu, từ đó có phác đồ điều trị bệnh thích hợp.
Điều trị đau đầu bằng Nam y
Bên cạnh những cơ sở y tế Tây y tuyến trung ương mà người bệnh có thể tham khảo tới khám bệnh đau đầu thì người bệnh có thể tham khảo địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu bằng Nam y uy tín đó là Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường.
Địa chỉ: Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1, Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ 3 – Chủ nhật, từ 8h00 đến 17h30
Hiện nay, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh bằng Nam y uy tín, đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân đau đầu trong đó có cả đau đầu do suy nhược – hư lao đầu thống cho kết quả tốt. Khi đến khám tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, người bệnh không chỉ được thăm khám một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ, diễn tiến bệnh của mình bằng phương pháp “tứ chẩn” (vọng, văn, vấn, thiết) của y học cổ truyền mà còn được thăm khám tỉ mỉ hơn bằng chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của y học hiện đại, phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt với máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Sau khi đã biết chính xác nguyên nhân gây bệnh đau đầu do hội chứng suy nhược, thầy thuốc sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Biện pháp điều trị chủ yếu là tâm lý kết hợp với dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc: Mục đích cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng đau đầu, dựa vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ, chú ý đến bổ âm - dương và khí - huyết. Cùng với đó là liệu pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, đắp thuốc, sử dụng máy cộng hưởng điện sinh học,…
Điều trị bằng tâm lý: Mục đích nhằm loại trừ những căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh tạo ra tâm lý thoải mái, ổn định, bồi dưỡng nhân cách giúp bệnh nhân sẵn sàng chống lại được những stress trong công việc, học tập, cuộc sống…
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SĐT 0943406995). Điều này giúp hỗ trợ những bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
BS. Đỗ Nguyệt Thanh (Thọ Xuân Đường)