DÂY THÌA CANH CHỮA TIỂU ĐƯỜNG
Bài đăng báo Đời sống gia đình số 36 ngày 6/9/2018
Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột… Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh trở thành loại dược liệu quý và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Theo Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam, Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) còn có tên gọi khác là Muôi, hay Lõa ti rừng, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), có xuất xứ từ rừng nhiệt đới thuộc miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Đến nay, loài cây này đã được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước để chữa bệnh tiểu đường với các tên gọi khác nhau, như. Diabeticin (Ấn Độ), Sugarest (Mỹ), Glucos care (Singapore)...
Ở Việt Nam, Dây thìa canh được xếp vào loại dây leo và được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Cây ra hoa vào tháng 6 và ra quả vào tháng 8 hàng năm. Khi chín, quả rụng xuống đất, tách đôi giống hai chiếc thìa, vì thế người dân thường gọi loại cây này là Dây thìa canh hay cây Muôi. Dây thìa canh có hai loại lá to và lá nhỏ, trong đó loại lá to có tác dụng chữa bệnh tốt hơn loại lá nhỏ. Toàn bộ là và phần dây của cây đều có thể dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian. Dây thìa canh được sử dụng làm thuốc dong y chữa bệnh tiểu đường, rối loạn chuyên hóa lipid, tăng huyết áp...
Cũng theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn -Trưởng bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội, Dây thìa canh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, vì khi người bệnh uống vào các hoạt chất trong cây sẽ tác động vào cả bốn quá trình: Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột; Tăng sản xuất và hoạt tính insulin; Tăng men sử dụng đường ở mỡ, cơ; Giảm cholesterol và trigycerid trong máu, giảm lipid trong máu và trong gan, nhờ đó vừa giúp hạ đường huyết, vừa ôn định đường huyết, ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, đầu tháng 3 năm nay, tạp chí khoa học quốc tế uy tín hàng đầu châu Âu Phytochemistry (Hiệp hội Thực vật hóa học châu Âu và Hiệp hội Thực vật hóa học Bắc Mỹ) đã công (bố kết quả nghiên cứu của các nhà hoa học Việt Nam và Hàn Quốc về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Dây thìa canh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã gây ấn tượng mạnh khi lần đầu tiên phân lập được 9 hoạt chất saponin (có tên là gymnemosides NDi -ND9) có tác dụng giúp hạ đường huyết. Đông thời, các nhà khoa học để xác định được thời điểm những hoạt chất này được tích lũy hàm lượng cao nhất để thu hái lá vào tháng 5 và tháng 10. Đây được coi là một phát hiện quan trọng, giúp xác định được hoạt chất thực sự có tác dụng hạ đường huyết từ Dây thìa canh để phục vụ cho việc sản xuất thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy, trong Dây thìa canh còn chứa các thành phần hóa học có tác dụng giảm mỡ máu, hộ trợ điều trị cao huyết áp, hạn chế tổn thương gan... Dịch chiết từ thân của cây còn chưa thành phần alcaloid có tác dụng chống sốt rét, ung thư, loạn nhịp tim. Lá Dây thìa canh được sử dụng làm thuốc chống rối loạn tiêu hóa, giải độc, kháng vi khuẩn, virus, bảo vệ tế bào gan, đắp ngoài chữa côn trùng cắn.
TS. LY Phùng Tuấn Giang cho biết, Dây thìa canh rất thích hợp dùng cho cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2, với tác dụng ôn định đường huyết, giảm lipid máu, rất có hiệu quả khi dùng phối hợp với các liệu pháp chữa bệnh tiểu đường khác. Đê hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, mỗi ngày nên dùng 50g Dây thìa canh khô đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút và uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 15-20 phút là tốt nhất, để ổn định lượng đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, có thế dùng kết hợp với cây Nở ngày đất (Gomphrena celosiodes) đệ tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
TIẾN VŨ