CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA UNG THƯ BÀNG QUANG
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 179 (3532) thứ 6 ngày 08/09/2023
Ung thư bàng quang là căn bệnh ác tính nguy hiểm xảy ra khi xuất hiện các tế bào bất thường được nhân lên với số lượng lớn trong bàng quang, sau dần hình thành khối u và xâm chiếm đến các mô, cơ quan xung quanh. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, tuy nhiên thực tế cho thấy rất nhiều ca bệnh chẩn đoán chậm trễ, dẫn đến điều trị không hiệu quả.
Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm ở vùng bụng dưới với nhiệm vụ chính là chứa nước tiểu từ thận thải ra. Ung thư bàng quang thường khởi phát từ các tế bào mặt lót (gồm các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy) phía trong của bàng quang, kích thước khối u lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn ung thư.
Ung thư bàng quang có mấy loại ?
Ung thư tế bào chuyển tiếp: Đây là dạng phổ biến nhất của ung thư bàng quang, chiếm tỷ lệ mắc là 90%. Ung thư tế bào chuyển tiếp xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang (các tế bào chuyển tiếp sẽ co lại khi bàng quang trống và giãn ra khi nước tiểu trong bàng quang đầy). Những tế bào này cũng có mặt bên trong niệu quản và niệu đạo, nên khả năng xâm lấn của tế bào ác tính này ra các cơ quan lân cận sẽ nhanh hơn các loại tế bào khác.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Có khoảng 8% số ca mắc ung thư bàng quang là dạng ung thư biểu mô tế bào vảy. Thông thường, các tế bào vảy xuất hiện trong bàng quang có nhiệm vụ phản ứng lại kích thích và nhiễm trùng. Nếu cơ thể người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng có thể khiến các tế bào vảy này phát triển thành ung thư.
Ung thư tuyến (adenocarcinoma): Đây là dạng hiếm gặp nhất của ung thư bàng quang, chiếm tỉ lệ chỉ 2%. Bệnh bắt đầu từ các tế bào tạo ra các tuyến tiết ra chất nhầy bên trong bàng quang.
Ngoài ra, một số ung thư bàng quang có thể bao gồm nhiều hơn một loại tế bào.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư bàng quang
Đánh giá giai đoạn của bệnh ung thư bàng quang là vô cùng quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Những giai đoạn phát triển của bệnh bao gồm:
Giai đoạn 0 (Ung thư bàng quang giai đoạn đầu)
Đây là giai đoạn ung thư bề mặt hay còn gọi là ung thư tại chỗ. Dấu hiệu bệnh lúc này hầu như không biểu hiện ra bên ngoài. Các tế bào ung thư chỉ xảy ra trên bề mặt thành bàng quang với kích thước rất nhỏ, chưa xâm lấn các hạch bạch huyết hay các mô liên kết, các cơ bàng quang. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn lên đến 98%. Khi ung thư bàng quang ở giai đoạn 0, các bác sĩ có thể lấy bỏ khối u mà vẫn giữ được bàng quang nhưng tỉ lệ tái phát vẫn ở mức cao.
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn ung thư chỉ xảy ra trên bề mặt trong của bàng quang với kích thước lớn hơn. So với các giai đoạn ung thư bàng quang thì đây cũng là giai đoạn có dấu hiệu mờ nhạt nhất. Ở giai đoạn này, ung thư bàng quang có thể phát triển đến mô liên kết dưới lớp lót bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến cơ thành, các hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, ung thư đã xâm lấn tới thành bàng quang, nhưng vẫn còn giới hạn trong bàng quang, chưa xâm lấn đến các mô quanh bàng quang cũng như các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa.
Giai đoạn 3
Các tế bào ung thư đã lan qua thành bàng quang để tới các mô xung quanh. Nó cũng có thể đã lây lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung hoặc âm đạo ở phụ nữ. Trường hợp khác, tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết vùng chậu nhưng vẫn chưa di căn đến các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 4 (ung thư bàng quang giai đoạn cuối)
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn ung thư bàng quang. Ở thời điểm này, tế bào ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác như phổi, xương hoặc gan... Tiên lượng sống cho giai đoạn này chỉ còn khoảng 15%.
Từ sự phân loại bệnh và các giai đoạn phát triển của ung thư bàng quang nói trên, kết hợp với sức khỏe tổng thể hiện tại của bệnh nhân, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất đối với từng bệnh nhân để người bệnh yên tâm điều trị.
Thoát khỏi “án tử” ung thư bàng quang nhờ một tờ báo…
Truyền đến mũi thuốc thứ 6 mà bệnh không thuyên giảm, bà Ngọ (ở Dương liễu, Hoài Đức, Hà Nội) buồn bã than thở với chồng: “Chắc tôi không qua khỏi…”. Ở tuổi gần 70 mà giờ tóc rụng gần hết, lại mang cái “án tử” ung thư bàng quang, đã cắt một quả thận bên phải, giờ bệnh viện lại khuyên nên cắt bàng quang để khỏi di căn khiến bà vô cùng tuyệt vọng. Trong lúc ngồi chờ vợ truyền hóa chất tại bệnh viện B., ông Ngọ tình cờ nhặt được một tờ báo ai đó để quên trên ghế đá bệnh viện, trong đó kể câu chuyện về 3 người cựu chiến binh bị ung thư được một Nhà thuốc Nam y gia truyền hỗ trợ điều trị hiệu quả… Ông mừng như bắt được vàng, vội bảo vợ “Để tôi đưa bà đến!”. Hóa ra tờ báo đó lại chính là “ân nhân” của vợ chồng ông.
Bà Ngọ bắt đầu kể về hành trình thoát bệnh của mình:
“Năm 2008, tôi bị đi tiểu ra máu. Sau khi siêu âm, bác sĩ kết luận tôi bị hỏng thận phải, cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Đến năm 2013, tôi tiếp tục bị đi tiểu ra máu kèm theo đau vùng bụng dưới liên tục. Tôi đến bệnh viện Bạch Mai khám và phát hiện ung thư bàng quang. Tôi sang bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật và hóa trị 6 đợt. Trước khi bị bệnh, tôi rất khỏe mạnh, nhưng sau khi trải qua phẫu thuật và hóa trị, sức khỏe của tôi yếu đi rất nhiều, chân tay rụng rời không muốn cử động, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, tóc rụng hết.
Tháng 4/2015, tôi đi khám ở bệnh viện Ung bướu Hà Nội phát hiện ung thư bàng quang tái phát. Các bác sĩ chỉ định sẽ mời bác sĩ giỏi về phẫu thuật cho tôi, nhưng tôi không yên tâm nên từ chối. Tôi sang bệnh viện Bạch Mai khám lại từ đầu. Kết quả vẫn không thay đổi nên quyết định làm phẫu thuật lần nữa.
Sau phẫu thuật không lâu, tôi bị đau dây thần kinh tọa 2 bên, không đi lại được nên điều trị bằng châm cứu và tiêm H5000. Sau đợt điều trị đó, bác sĩ nhận định thuốc này có thể làm bệnh ung thư phát triển mạnh nên tôi rất lo lắng. Lần nữa đi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra tôi có 2 khối u tái phát lồi trong thành bàng quang điểm 5h và 7h kích thước 7x11mm và 7x12mm. Mặc cho con cái khuyên tôi phẫu thuật, tôi nhất quyết tìm đến thuốc Nam để trị bệnh.
Tháng 10/ 2015 hai vợ chồng bà Ngọ tìm đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường. Được trực tiếp TS. Lương y Phùng Tuấn Giang tận tình khám bệnh và tư vấn chế độ dùng thuốc cùng phương pháp ăn rau củ sống. Theo phác đồ điều trị bà được châm cứu kết hợp uống thuốc nam bao gồm thuốc sắc và thuốc viên. Theo bà, thuốc ở đây dễ uống, cộng thêm chế độ ăn hỗ trợ chữa bệnh mà Nhà thuốc hướng dẫn rất hay khiến cho bà dần dần mất đi cảm giác khó chịu do bệnh gây nên.
Bà hào hứng kể về việc bà thực hiện chế độ “ăn sống chống ung thư” mà Nhà thuốc đã hướng dẫn: Trước khi ăn sáng, ăn mấy lát gừng, chục ngọn húng quế và một thìa nha đam. Ăn sáng xong thì uống thuốc. Trước khi bữa trưa thì ăn dưa chuột, cà chua, rau cần nước, ớt Đà lạt, ít đậu xanh nảy mầm, lá hung quế… và vắt nửa quả chanh vào ăn (tất cả có 7 thứ rau). Bữa chiều ăn tối bằng hạt điều, hạnh nhân, óc chó, các loại đậu. Mỗi ngày uống 1 quả dừa hoặc 2 cốc nước rau diếp cá… “Ăn sống lúc đầu khó ăn lắm. Nhưng tôi vẫn nghiêm chỉnh thực hiện theo hướng dẫn và đều đặn uống thuốc. Sau 3 tháng, tôi đi khám lại thì chỉ còn 1 khối u kích thước 5x11mm và không còn hiện tượng đi tiểu ra máu”.
Tháng thứ 5 tôi đến Nhà thuốc kiểm tra lại, sau khi bắt mạch và nhìn sắc thái của tôi TS. Giang đã chúc mừng tôi. Thầy cho tôi siêu âm, kết quả đã chuyển biến tốt, 2 cái u giờ chỉ còn 1 và đã nhỏ đi nhiều. Tôi thấy phấn chấn và cứ thế kiên trì điều trị”.
Bà kể tiếp: “Sau một năm, ra bệnh viện B. khám, các bác sĩ nói trong bàng quang của tôi không còn khối u nào nữa. Tôi mừng quá, đi Hải Phòng chơi báo cho con gái đang làm bác sĩ ở bệnh viện Việt Tiệp biết. Cô ấy dẫn tôi vào siêu âm vì cô không tin mẹ mình uống thuốc Nam lại khỏi bệnh. Sau khi siêu âm các bác sĩ ở đây cũng kết luận bàng quang của tôi không có vấn đề gì. Lúc này con gái tôi ngạc nhiên lắm, vì thời gian qua cô đã rất lo lắng cho mẹ khi biết mẹ bị K bàng quang và càng lo lắng hơn khi đang điều trị ở Bạch Mai, bố cô lại quyết định đưa mẹ đến một Nhà thuốc Nam gia truyền… Vậy mà, không ngờ thuốc Nam đã chữa khỏi bệnh cho mẹ!”
Tôi thấy sự đặc biệt từ phác đồ của Nhà thuốc là tận tâm, ngoài thuốc tốt, thầy thuốc hướng dẫn cho bệnh nhân cách ăn, một chế độ ăn tuyệt vời. Ăn các loại rau củ ấy tôi thấy dễ chịu, nó không những giúp tôi chữa bệnh mà cho đến nay với thói quen ăn như vậy nó đã giúp cho tôi ổn định sức khỏe, giữ được cân nặng, ít ốm đau. Trước đây, trong cuộc sống thường ngày tôi vẫn cứ lấy các loại lá quanh vườn nhà để uống mỗi khi trái gió trở trời. Sau khi điều trị ở Thọ Xuân Đường về giờ tôi lại có thêm nhiều kinh nghiệm điều trị thuốc Nam, kết hợp chế độ ăn khoa học nên tôi giờ rất yên tâm về sức khỏe”.
Link báo chí:
https://ngaymoionline.com.vn/cac-giai-doan-phat-trien-cua-ung-thu-bang-quang-46552.html
Tình Vũ