NAM Y ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ, SA SÚT TRÍ TUỆ
Bài đăng Tạp chí Người cao tuổi số 155 ngày 05/08/2022
Có thể dễ dàng nhận thấy bộ não là cơ quan quan trọng của cơ thể, chúng ta cần quan tâm và không thể lơ là khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường đặc biệt là về trí nhớ, bởi lẽ chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ
Tình trạng suy giảm trí nhớ dẫn đến xáo trộn cuộc sống thường ngày;
Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề;
Gặp khó khăn trong việc hoàn thành những công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hoặc khi vui chơi;
Lú lẫn về thời gian hay nơi chốn;
Gặp khó khăn để hiểu những hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian;
Gặp những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết;
Đặt đồ vật nhầm chỗ đồng thời mất khả năng hồi tưởng lại ;
Giảm khả năng phán đoán hoặc đánh giá kém;
Rút lui khỏi những công việc hoặc các hoạt động xã hội;
Tâm trạng và tính cách dần thay đổi;
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ
Căng thẳng và áp lực kéo dài: Công việc quá nhiều, khó khăn trong việc trang trải cuộc sống chính là các yếu tố dễ khiến bạn bị stress, căng thẳng hay suy nghĩ nhiều. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, nó có thể sẽ trở thành áp lực đè nặng và đưa bạn vào hội chứng lo âu hay rối loạn giấc ngủ. Theo thời gian, giảm độ tập trung và sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, khiến bạn không thể nhớ được một vài sự kiện hay thông tin đã qua.
Mất ngủ thường xuyên và ngủ không đủ giấc cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và dẫn đến mất trí nhớ. Bởi lẽ, nếu bạn không đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày sẽ khiến giảm hiệu quả quá trình trao đổi chất trong não, có thể sẽ dẫn đến tình trạng teo các khu vực quan trọng của não như cảm xúc, học tập hay trí nhớ,…
Chấn thương sọ não do tai nạn có thể dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có thể tự khôi phục được trí nhớ sau một thời gian.
Sử dụng những chất kích thích, chất gây nghiện như bia, rượu hay ma túy,… có thể gây ra rối loạn hệ thần kinh, lâu ngày gây mất trí nhớ, lo âu hay thậm chí trầm cảm.
Ảnh hưởng của mất trí nhớ đến chất lượng cuộc sống
Về vấn đề sức khỏe: Tuy mất trí nhớ ban đầu chỉ là dấu hiệu nhẹ nhưng nếu không kịp thời can thiệp sẽ dần chuyển biến nặng hơn, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Lúc này não sẽ không thể tiếp nhận bất cứ thông tin nào cũng như không đủ khả năng để điều khiển các cơ quan khác.
Về vấn đề công việc: làm giảm năng suất làm việc của bạn, kéo theo sự mất tập trung, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc tư duy. Từ đó, nếu gặp phải vấn đề cần giải quyết, bạn sẽ không đủ độ nhạy để có thể phản ứng lại ngay và sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Giảm chất lượng cuộc sống vô cùng nghiêm trọng: từ những lần quên việc tắt điện, quên khóa cửa khi ra ngoài,… sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi cả quên đường về nhà, không thể nhận ra người thân. Ngoài ra, mất trí nhớ cũng ảnh hưởng phần nào đến những hành vi, cảm xúc của chính bản thân bạn, gây ra nhiều rắc rối cho bạn và những người xung quanh.
Những biện pháp điều trị bệnh mất trí nhớ
Các phương pháp để điều trị mất trí nhớ bao gồm:
Cân nhắc sử dụng thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm hay thuốc giải lo âu khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng loạn thần hay rối loạn hành vi, tuy nhiên trong quá trình sử dụng những loại thuốc trên cần phải theo dõi khả năng dung nạp thuốc của người bệnh cũng như các tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ hay khả năng nhận thức như những loại thuốc dinh dưỡng về thần kinh, giúp tăng cường chuyển hóa và tuần hoàn não; đặc biệt là những loại thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh cholinergic trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ như tacrine, donepezil, rivastigmine…
Áp dụng những phương pháp điều trị bệnh như vật lý trị liệu hay trị liệu nghề nghiệp, những liệu pháp ngôn ngữ hoặc cách nói chuyện nhằm giúp cải thiện những vấn đề về vận động và công việc hàng ngày cũng như giao tiếp của bệnh nhân.
Dùng thuốc nam hiện nay cũng là một phương pháp nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Việc điều trị bằng phương pháp này có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng vô cùng an toàn và lành tính.
Điều trị bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ bằng Nam y
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết :
Sa sút trí tuệ là do sự suy giảm chức năng của não, suy giảm chức năng về tâm thần, đặc biệt là trí nhớ ở người già. Nguyên nhân là do các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, thiếu dinh dưỡng, chấn thương vùng đầu... Ngoài ra còn do di truyền gia đình, môi trường, giáo dục,… Người từ 65 tuổi trở đi thường mắc căn bệnh này và cứ sau 5 năm, số người mắc bệnh này lại tăng lên gấp đôi.
Người bệnh thường có những biểu hiện: Mất trí nhớ ngày một tăng, không có khả năng tập trung; Giảm khả năng giải thích, phán đoán; Bị ảo giác, thay đổi cảm giác, nhận thức, nhận biết, khó ngủ.… Suy yếu chức năng vận động (khó phối hợp động tác, thay đổi dáng đi,…), mất phương hướng; Giảm hoặc mất khả năng tư duy, mất khả năng nói, diễn đạt, đọc Viết; Dễ cáu, chán nản, khó kiềm chế, không nhường nhịn, không dứt khoát...; Nặng hơn là thay đổi khả năng chịu đựng, có thể đại, tiểu tiện không tự chủ. Nếu không điều trị sẽ gây ra những “hệ lụy”.
Sa sút trí tuệ có dạng bệnh:
Rối loạn nhận thức nhẹ tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày, nhưng bắt đầu suy giảm về trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, trước khi suy giảm rõ rệt trí nhớ.
Bệnh Alzheimer: Chiếm 50 - 60% trong các trường hợp mất trí ở NCT. Alzheimer là nguyên nhân chính của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh tiến triển chậm, bắt đầu với những dấu hiệu nhẹ rối loạn trí nhớ và kết thúc bằng các triệu chứng nguy hiểm ở não.
Sa sút trí tuệ thế Lewy: Mất trí nhớ trong thời gian ngắn, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, run lúc nghỉ ngơi, vận động chậm chạp, đi lết chân, lưng còng, vẻ mặt thiểu biểu cảm.
Sa sút trí tuệ trán - thái dương: Do tích lũy một loại protein không bình thường trong não có tên là tau protein. Đây là bệnh hiếm gặp. 20-40% bệnh nhân mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Điều trị theo liệu pháp tự nhiên là cách tốt nhất cho chứng bệnh này. Bao gồm: Tâm lí liệu pháp, châm cứu - vật lí trị liệu, uống thuốc Nam, tập luyện thể chất, kết hợp chế độ ăn uống khoa học hợp tự nhiên. Đây là cách mà phương pháp Nam y hiện nay thường áp dụng cho các bệnh nhân.
- Tâm lí liệu pháp: Dùng các phương pháp như Lao động, âm nhạc, thiền định, luyện ý, trò chơi... để trị liệu tâm lí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp của gia đình người bệnh, tạo không khí vui vẻ, trò chuyện, làm mọi việc cùng bệnh nhân…
- Sử dụng thuốc Nam: Tùy thể bệnh, Nam y có các bài thuốc đông y tương ứng như sau:
+ Thể thận tinh khuy tổn: Đỗ đen (sao chín), Hà thủ ô, Hạt dây tơ hồng, Sâm nam, Hoàng tinh, quả dâu chín, Kỷ tử, Ngọc trúc.
+ Khí huyết lưỡng hư. Nam sâm, Đỗ đen (sao chín), Long nhãn, Củ mài, Rễ vú bò, quả Dâu chín, Kê huyết đằng, Hạt sen, Lạc tiên, Hà thủ ô đỏ.
+ Đàm trọc trở khiếu: Hạt cải trắng, Xương bồ, Bạch truật, rễ Cỏ xước, ích trí nhân, Trần bì, Sơn tra, Củ mài, Trúc nhự, Bán hạ chế.
+ Khí trệ huyết ngưng: Sâm Nam, Huyết dụ, Tô mộc, Chỉ xác, Kê huyết đằng, Đan sâm, Huyết giác, Xương bồ.
Ngoài rạ, còn một số vị thuốc như: Rau đắng biển, lá bạch quả, rau má, thạch tùng răng cưa... tác dụng tốt cho trí não.
- Châm cứu, xoa bóp: Dùng châm cứu, xoa bóp để cải thiện tuần hoàn não, nuôi dưỡng thần kinh, huy động nguồn năng lượng nội sinh giúp người bệnh phục hồi tổn thương não.
- Tập luyện thể chất: Giúp cải thiện tinh thần, rèn luyện trí nhớ, thói quen… Bệnh nhân có thể tập tại lớp học để được hướng dẫn và có niềm hứng khởi từ những người tập cùng.
- Chế độ ăn uống: Ăn đủ, đúng giờ, đúng bữa. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa, thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu và đủ ấm. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều axit béo, vitamin C, nhiều kẽm, ăn đa dạng các loại rau, củ, quả. Tăng cường rau xanh. như cải, cải bắp, súp lơ xanh... Những loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá bơn, cá ngừ, cá thu; Các loại hạt đậu, hạt lanh và dầu thực vật như dầu olive; Những trải cây như dâu, mận, cam, nho đỏ, cherry... chứa nhiều chất chống ôxy hóa hữu ích cho não bộ người bị sa sút trí tuệ. Nên uống nhiều nước và không nên ăn quá nhiều tỉnh bột, đường, muối, mỡ động vật, thuốc lá, rượu bia...
Người bệnh không thể thiếu sự chăm sóc từ người thân, kịp thời giúp đỡ họ trong các hoạt động vệ sinh, ăn uống… Không nên để người bệnh ngủ một mình hay để gần tầm tay người bệnh những vật dụng nguy hiểm. Luôn có thể ghi tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại người nhà trong người bệnh nhân và không được để họ đi xa một mình.
Bạn đọc cần tư vấn miễn phí về bệnh vui lòng liên hệ hotline Nhà thuốc Thọ Xuân Đường 0943986986 – 0937638282.
Link:
https://ngaymoionline.com.vn/nam-y-dieu-tri-benh-mat-tri-nho-sa-sut-tri-tue-36433.html
Mai Thanh