Đông y chữa trị gãy xương cẳng tay
Xương cẳng tay có thể gãy một hoặc cả hai xương, tùy vào lực tác động và cách bị chấn thương. Thường gặp do ngã chống tay xuống nền cứng hoặc tác động trực tiếp vào cẳng tay. Xương gãy đa dạng ở nhiều vị trí, nhưng nếu do ngã hay gặp ở phần cuối xương cẳng tay. Trong trường hợp gãy hoàn toàn có thể nhìn thấy cẳng tay sưng, lồi ra, không còn ở tư thế thẳng, tay ngắn lại.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương nhưng thường gặp do ngã chống tay xuống nên cứng hoặc làm nghề cơ khí với tác động mạnh làm gãy xương. Trẻ em gặp nhiều hơn người lớn, vì hay bị ngã do nô nghịch, leo trèo,... Các sang chấn khác ít xảy ra trừ những trường hợp tác động trực tiếp quá mạnh tới cánh tay mới gây gãy xương, những trường hợp này thường gãy cả hai xương, vị trí phức tạp do các gân cơ co kéo nhiều hướng khác nhau làm cho chiều bàn tay sấp ngửa cũng tùy thuộc vào vị trí gãy cao, thấp, gãy một hoặc cả hai xương.
Điều trị
Triệu chứng: Sau chấn thương đau cố định ở một điểm trên cẳng tay. Nếu gãy chưa hoàn toàn thì cẳng tay binhg thường, tư thế thay đổi có thế sấp, hoặc ngửa. Nếu gãy rời ra, cánh tay biến dạng và mất hẳn tư thế, sưng to nhanh.
Gãy cao phía trên, chỗ gãy ở tư thế ngửa, dưới chỗ gãy ở tư thế sấp, di lệch đi nhiều.
Gãy thấp di lệch đa dạng: ra sau, ra ngoài, lên trên, làm biến dạng bàn tay, sưng to, thậm chí tới cả bàn tay, đầu ngón tay.
Bài thuốc: Xuyên quân 12g, Một dược 10g, Đương quy vĩ 16g, Ngũ gia bì 16g, Thanh bì 12g, Nhũ hương 16g, Tục đoạn 16g, Xuyên khung 12g, Đỗ trọng 12g, Hương phụ 12g, Tần giao 12g.
Cách bào chế: Đương quy vĩ tẩm rượu. Tất cả đem sấy giòn rồi tán bột, hồ hoàn viên.
Cách dùng: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 8-12g.