CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 04 ngày 03/06/2020
Câu hỏi 1: Em đau bụng vào cấp cứu, nhập viện điều trị 7 ngày và có chẩn đoán là sỏi đường mật 7mm, men gan tăng cao. Nhưng không có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ điều trị cho về nhà sau 7 ngày. Vậy em có thể uống thuốc hay tác động gì để sỏi mật tan không ạ? (Ngọc Thanh – Quảng Ninh)
TS – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Sỏi đường mật là bệnh tạo sỏi trong hệ thống đường dẫn mật (bao gồm túi mật và đường dẫn mật). Cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều có các phương pháp điều trị bệnh này.
Ngoài ra, Em có thể sử dụng những thực phẩm sau:
Cà rốt: đây là loại rau rất giàu β-caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.
Giao bạch (củ non của cây niễng): có công dụng lợi niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong ngày.
Dưa hấu: có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hằng ngày.
Củ cải: là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.
Mã thầy: có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch, thái vụn rồi hãm lấy nước uống.
Râu ngô: có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30-50 gam sắc uống thay trà trong ngày.
Rau diếp cá: rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng 150-180 gam.
Bí đao: có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100-150 gam sắc uống thay trà trong ngày.
Cần tây: là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Rau thìa là: có công dụng giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20 gam), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.
Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng trọng dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen…
Uống trà thảo dược: Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hòe, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso…
Ăn dầu thực vật: Đồng thời kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tủy động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng…
Tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường điều trị sỏi mật bằng YHCT giúp bệnh nhân không cần phẫu thuật, mời bạn liên hệ trực tiếp nhà thuốc để được thăm khám và tư vấn cụ thể, từ đó sẽ có phương thuốc phù hợp với bạn.
Câu hỏi 2: Tôi thường xuyên phải uống rượu bia khi giao tiếp. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo về bệnh gan nhiễm mỡ không. Xin cho biết nguyên nhân và triệu chứng bệnh? (Sỹ Thắng, TPHCM)
TS – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan.
Các dấu hiệu cảnh báo về bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu cần điều trị tích cực để khống chế, lười vận động, uống bia, rượu, có thói quen sinh hoạt không tốt.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như:
- Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, chì...
- Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường...
- Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.
- Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Triệu chứng thì thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu, lá gan có thể bị sưng to, một số ít người có thể bị vàng da.
Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.
Câu hỏi 3: Tôi 55 tuổi, mới mổ ruột thừa xong 3 hôm rồi, chưa xì hơi được thì có nên ăn uống không ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Hoàng Lan – Bình Định)
TS – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Sau phẫu thuật ổ bụng nói chung và mổ ruột thừa nói riêng, ruột thường bị liệt tạm thời dẫn đến đầy bụng, chướng bụng, không trung tiện (xì hơi), chán ăn. Để nhu động ruột nhanh chóng được phục hồi thì có 2 việc quan trọng nhất rất đơn giản và dễ làm, đó là ăn lại sớm và tập vận động sớm.
Việc tập vận động sớm sau mổ ngày nay đã được chứng minh là không ảnh hưởng đến vết mổ, không làm tăng đau vết mổ mà còn cải thiện triệu chứng đau, cải thiện nhu động ruột. Bạn cần tập hít thở, tập gồng bụng sau đó ngồi dậy và đi lại trong phòng.
Về chế độ ăn thì tốt nhất là ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu (như súp, cháo) ít dầu mỡ không chua cay, đến khi đánh hơi được thì có thể ăn uống lại như bình thường. Uống 1 chút nước có gas chưa được chứng minh có lợi nhưng nhai kẹo cao su thì đã được chứng minh giúp người bệnh trung tiện (đánh hơi) được sớm.
Trước mắt bạn hãy điều chỉnh lại việc ăn uống và tập vận động lại thêm 1-2 ngày. Nếu vẫn không hết thì cần báo bác sĩ hoặc khi có biểu hiện buồn nôn, nôn, bụng đau nhiều, chướng ngày càng tăng, sốt, đi tiêu lỏng thì cần phải vào viện kiểm tra lại ngay.
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282