THẾ MẠNH CỦA NAM Y ĐỐI VỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Bệnh động kinh (Epilepsy) là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương theo cơn do sự phóng điện đột ngột và quá mức của các neuron vỏ não hoặc qua vỏ não. Đây là bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Đa số bệnh nhân động kinh phải sống chung với bệnh và điều trị bằng thuốc cắt cơn động kinh. Xu hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn đó là điều trị bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu theo Nam Y đạo pháp. Đây là phương pháp toàn diện, mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân động kinh.
Thế mạnh của Nam Y đối với điều trị bệnh động kinh đó là dựa vào những lý luận y học cổ truyền, kết hợp bệnh học bệnh của y học hiện đại, từ đó nghiên cứu và ứng dụng điều trị động kinh một cách tối ưu. Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả Nam Y dùng những chẩn đoán về lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại làm gốc, dùng tứ chẩn của y học cổ truyền để đưa ra bát cương (âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý, hư, thực) của khí, huyết, tạng, phủ. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán riêng của Nam Y như chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học.
Bệnh động kinh thường không rõ nguyên nhân, căn nguyên ẩn không phát hiện. Động kinh nguyên phát là cơn động kinh xảy ra mà không có tổn thương thực thể khu trú tại não và có yếu tố di truyền, loại này chiếm khoảng >50% trường hợp bệnh. Thường xuất hiện dưới 20 tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Trẻ phát triển tâm lý, tri thức, vận động của trẻ bình thường cho tới lúc xuất hiện cơn động kinh, có thể biểu hiện lâm sàng bằng các cơn vắng ý thức, cơn giật cơ, cơn co giật toàn thân. Động kinh có nguyên nhân là do các tổn thương thực thể tại não (tiến triển hay di chứng) hay có yếu tố di truyền. Triệu chứng lâm sàng của cơn động kinh có đặc tính: Xuất hiện đột ngột và tự lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương (não), đặc biệt là những rối loạn về tri thức, vận động, cảm giác, giác quan. Thời gian mỗi cơn động kinh có thể kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, tái đi tái lại có tính định hình (cơn sau giống cơn trước), thường thấy mất ý thức trong cơn.
Động kinh thuộc chứng “kinh phong”, “kinh giản”, “điên giản” theo y học cổ truyền liên quan đến sự rối loạn công năng của các tạng tâm, tỳ, can, thận làm mất cân bằng âm dương gây khí nghịch, đàm trệ, hỏa viêm, phong động, che lấp thanh khiếu. Khi can thận âm suy yếu, không kiềm được dương, dương vượng lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh cực phong gây can phong nội động, hoặc do nhiệt thịnh sinh đàm, do ăn uống thất điều, ăn quá nhiều đồ béo ngọt làm tổn thương tỳ vị làm đàm trọc tụ lại. Hay tình chí uất kết hoặc lao lực quá độ làm khí nghịch lên. Can phong kết hợp với đàm nhiễu lên gây bế trở kinh lạc, che lấp tâm khiếu gây ra bệnh. Hoặc do tiên thiên bất túc, bẩm tố âm hư nhất là ở trẻ nhỏ. Điều trị cơn động kinh bằng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận (theo y học cổ truyền can chủ cân, thận chủ cốt tủy thông với não liên quan trực tiếp đến các bệnh).
Những nguyên tắc điều trị động kinh theo Nam Y bao gồm:
- Làm sạch nội môi, đào thải các chất cặn bã, gây độc cho cơ thể mà y học cổ truyền gọi là Đàm (sản vật bệnh lý).
- Dùng các vị thuốc có tính tác dụng trấn kinh, an thần, bình can tức phong, trừ đàm để điều trị bệnh, các cơn động kinh sẽ thưa dần, giảm các triệu chứng nặng nề và tiến tới ổn định.
- Bổ khí huyết, âm dương điều chỉnh công năng tạng phủ trên những người bệnh có bẩm tố bất túc, hoặc bệnh lâu ngày dẫn đến hư nhược. Việc kết hợp bổ tả (tiêu bản đồng trị) giúp bệnh nhân cắt cơn động kinh và hạn chế xuất hiện lại các cơn động kinh.
- Thần châm, đây là thế mạnh trong điều trị động kinh bằng Nam Y. Ứng dụng Thần châm là dùng các kim có kích thước nhỏ châm vào các huyệt tại chỗ và toàn thân theo phác đồ cụ thể trên từng bệnh nhân tác dụng tăng tuần hoàn não, huy động nguồn năng lượng nội sinh giúp phục hồi các tổn thương thần kinh, do đó hỗ trợ cắt cơn động kinh hiệu quả.
- Dùng Nam dược và thần châm để điều trị căn nguyên gây động kinh như: U não, tai biến mạch máu não, sán não, nhiễm độc, nhiễm khuẩn…
- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các chất kích thích, cay nóng như tiêu, ớt, thịt và mỡ động vật… Không nên uống rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc phiện…
- Tư vấn cho bệnh nhân cách sinh hoạt điều độ, không lao lực quá sức, tránh căng thẳng stress để hạn chế các yếu tố thuận lợi xảy ra cơn động kinh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, luyện yoga hay thiền cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc nâng cao thể trạng, điều hòa tinh – khí – thần.
Với những nguyên tắc điều trị trên, Nam Y đã trở thành thế mạnh trong việc điều trị bệnh động kinh. Nhiều trường hợp bệnh nhân với các độ tuổi khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau, mức độ bệnh khác nhau đã đến với Nam Y điều trị bệnh và đều đạt được kết quả rất tốt. Nếu như trước đây những bệnh nhân này thường xuyên lên cơn động kinh, cuộc sống bị ảnh hưởng thì đến nay đã kiểm soát bệnh rất tốt, tần số cơn động kinh giảm hẳn, nhiều bệnh nhân không thấy xuất hiện bệnh nữa, sức khỏe tốt dần lên, họ trở lại với cuộc sống và sinh hoạt như người bình thường.