CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP THEO TÂY Y
U tuyến giáp là căn bệnh không còn xa lạ, với tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng khiến nhiều người lo lắng. Tuy căn bệnh được phát hiện khá sớm nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay tối ưu nào để giải quyết triệt để. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị u tuyến giáp theo tây y.
1. Phương pháp điều trị bằng Thyroxine
- Phương pháp điều trị này vẫn đang được tranh cãi, vì có tỉ lệ đáp ứng thấp
- Chỉ định: Bệnh nhân sống ở vùng thiếu iod, nhân tuyến giáp nhỏ, bướu giáp keo và đã loại trừ ác tính. Ngoài ra còn sử dụng điều trị cho bệnh nhân sau mổ u giáp, theo đánh giá tỉ lệ tái phát thấp hơn 5 lần nếu được điều trị thyroxin sau mổ
- Đáp ứng điều trị: khoảng <20% bệnh nhân đáp ứng với điều trị ức chế bằng Thyroxine
- Nguy cơ, tác dụng phụ khi điều trị theo phương pháp này
+ Rung nhĩ
+ Giảm mật độ xương
+ Nhân giáp phát triển trở lại sau ngừng thuốc
Chính vì vậy Thyroxine chống chỉ định trong các trường hợp: tuổi cao>60, có bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, TSH thấp, bướu giáp to, hoặc bướu giáp được chẩn đoán từ lâu.
2. Điều trị u tuyến giáp bằng phẫu thuật
- Chỉ định:
+ U tuyến giáp to gây chèn ép hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ
+ Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư trên lâm sàng và kết quả tế bào học
+ Bướu giáp nóng kèm các triệu chứng cường giáp
- Phương pháp mổ: Cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ nếu có
- Nguy cơ, biến chứng sau mổ
+ Nhiễm trùng, viêm nhiễm
+ Để lại vết sẹo to, gây mất thẩm mỹ
+ Nói khàn, mất tiếng nếu quá trình phẫu thuật ảnh hưởng dây thanh
+ Hạ canxi máu nếu cắt nhầm cả tuyến cận giáp
+ Suy giáp do cắt toàn bộ tuyến giáp
+ U tái phát sau mổ
3. Điều trị bằng iod phóng xạ
- Chỉ định: Bướu nhân hoạt động kèm hoặc không kèm cường giáp
Sau mổ u ác tính tuyến giáp
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú
- Nguy cơ, tác dụng phụ
+ Suy giáp: gặp ở khoảng 10% bệnh nhân
+ Mệt mỏi
+ Đau sung tuyến nước bọt
+ Có thể gây mãn kinh sớm ở nữ, giảm chất lượng tinh trùng ở nam
4. Tiêm cồn qua da
- Cơ chế tác dụng: gây hoại tử coagulative và gây tắc các mạch máu nhỏ, kết quả điều trị được đánh giá tốt hơn dùng thyroxine
- Chỉ định: U lành, không phải nhân tự chủ. Cần tiến hành tiêm dưới hướng dẫn siêu âm
Hiệu quả tốt với các u nang lớn, thường tiêm cồn sau chọc hút dịch. Hiệu quả nhất ở mũi tiêm đầu tiên. Kết quả kém hơn ở bướu đa nhân
- Nguy cơ, tác dụng phụ
+ Đau
+ Nhiễm trùng
5. Điều trị quang đông bằng laser
Phương pháp này ít được sử dụng
Hiệu quả tương đương với tiêm cồn
Nói chung việc điều trị u tuyến giáp vẫn đang gặp nhiều tranh cãi, chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để. Chính vì vậy có thể lựa chọn điều trị bảo tồn, sử dụng thêm các thảo dược đông y để hoạt huyết tiêu u và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986