5 LOẠI UNG THƯ CÓ THỂ DI TRUYỀN
Ung thư là một bệnh lý tế bào, mà trong đó các tế bào thường vì một nguyên nhân nào đấy bị đột biến gen trở thành tế bào lạ, hay còn gọi tế bào ung thư. Nguyên nhân gây ung thư đến nay chưa được xác định nhưng đã có nhiều yếu tố nguy cơ được nhắc đên như môi trường sống, chế độ ăn, di truyền… Trong đó, yếu tố di truyền được đề cập tới ở một số loại bệnh ung thư, lý giải cho việc này là con cái và bố mẹ có kiểu gen gần giống nhau cộng với môi trường sống, thói quen sinh hoạt tương đương. Nếu bố mang gen dễ đột biến thì con cái cũng có khả năng rất cao. Cùng tìm hiểu 5 loại ung thư có thể di truyền cho đời sau nhé.
1. Ung thư vú
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng ảnh hưởng của các gen bất thường (BRCA1 và BRCA2) di truyền từ cha mẹ sang con cái chiếm từ 5-10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư. Khi các gen BRCA bị đột biến thì vai trò duy trì các tế bào vú phát triển bình thường và sửa chữa các tế bào bị tổn thương của chúng bị bất hoạt vì vậy làm tăng nguy cơ gây ung thư vú. Và nó là gen được di truyền cho thế hệ sau bằng hai con đường một là mẹ truyền cho con gái (thường bị cả 2 bên vú khi còn trẻ, trước tiền mãn kinh) và di truyền trong họ hàng (họ bên ngoại có 1-2 người ung thư vú, thường bị một bên). Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú do đột biến gen BRCA có người nhà đã từng mắc ung thư vú là khá cao. Vì vậy, nữ giới có người nhà mắc ung thư vú nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư vú sớm.
2. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp trạng cũng là một loại ung thư khá phổ biến. Thông thường, nữ giới thì có tỷ lệ bệnh tuyến giáp cao hơn gấp nhiều lần so với đàn ông. Những thống kê về ung thư tuyến giáp chỉ ra rằng có đến 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị em…) cũng mắc bệnh. Khác với ung thư vú, ung thư tuyến giáp chưa được các nhà khoa học chỉ đích danh loại gen đột biến gây bệnh.
3. Ung thư đại trực tràng
Bệnh lý đầu tiên dễ gặp phải về đại trực tràng là rối loạn chức năng, lâu dần thành địa tràng mạn tính và có khả năng biến đổi thành ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại tràng trên thế ngày càng tăng, và tỷ lệ tử vong cũng tăng cao. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 20% số người mắc ung thư đại trực tràng có tiền sử người thân trong gia đình (cha mẹ, chị em, con cái) đã từng mắc bệnh. Con số này có thể tăng lên gấp 3-6 lần đối với những người có quan hệ thân cận với ng bệnh ung thư đại trực tràng và có tuổi trước 60.
4. Ung thư tuyến tiền liệt
Đây là căn bệnh ung thư thường gặp ở nam giới sau tuổi 55 nhưng đang có xu hướng trẻ hóa và là loại bệnh có tỷ lệ di truyền cao. Các nghiên cứu về di truyền học đã tìm ra sự liên quan mật thiết đến chủng tộc, đột biến gen của những người sống trong gia đình có người bị ung thư tiền liệt tuyến. Theo đó, nếu bạn sống trong gia đình có người thân (ông, bố hoặc cả hai) mắc ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn cũng phải đối mặt với căn bệnh này cao gấp 2-5 lần.
Để phát hiện bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng gia đoạn đầu thường rất mơ hồ, và thường dễ nhầm lẫn. Xét nghiệm PSA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Vì vậy, khuyến cáo đưa ra với nam giới độ tuổi sau 55 nên đi xét nghiệm PSA để sàng lọc bệnh.
5. Ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi chia ra làm nhiều thể khác nhau. Các chuyên ra khẳng định rằng không phải loại bệnh ung thư phổi nào cũng di truyền nhưng riêng ung thư biểu mô tế bào vảy phổi và ung thư biểu mô tế bào phế nang là hai loại ung thư có tỷ lệ di truyền cao. Cụ thể: có đến trên 35% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy phổi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và tỷ lệ này lên tới 58,3% đối với phụ nữ mắc ung thư biểu mô tế bào phế nang có ng thân mắc bệnh.
Ngoài ra còn có một số loại ung thư khác cũng di truyền như ung thư nguyên bào võng mạc, … Vì vậy, với mỗi gia đình có người thân mắc ung thư nên đi khám sàng lọc định kỳ, tham khảo tư vấn từ chuyên gia, và thực hiện lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.