NGUYÊN NHÂN MẤT NGỦ
Nguyên nhân mất ngủ có thể do ngoại cảm bệnh về nhiệt, do thất tình (7 tình chí), do ăn uống khác thường, do mệt mỏi, do các bệnh lâu ngày, do nội thương, gây tổn thương đến các tạng phủ: tâm, can, tỳ, vị, đởm, v.v… khiến công năng tạng phủ mất điều hòa, khí huyết hư suy, tâm thần mất sự nuôi dưỡng, tâm thần bị nhiễu. Sốt, đau, ho suyễn, ngứa, hoàn cảnh bên ngoài.
Phép chữa thường là điều chỉnh khí huyết âm dương của tạng phủ; an thần trấn tĩnh
-Với hư chứng: bổ ích tâm tỳ; tư âm giáng hỏa; giao thông tâm thận; ích khí dưỡng huyết.
-Với thực chứng: sơ can lý khí; hóa đờm thanh nhiệt; hòa vị hóa trệ.
Đặc điểm biện chứng: tạng phủ, hư thực, hội chứng (chứng hậu).
Tạng phủ:
-Vị trí bệnh của mất ngủ tại tim.
+Tâm thần nhiễu loạn hoặc tâm thần mất sự nuôi dưỡng sinh ra mất ngủ.
+Các tạng phủ khác như: can, đởm, tỳ, vị, thận, … âm dương khí huyết mất điều hòa cũng dẫn đến nhiễu động tâm thần sinh mất ngủ.
-Tạng phủ bị mệt dẫn đến các kiêm chứng cũng có khác nhau:
+Cấp táo dễ sinh cáu gắt (nộ) mà mất ngủ là do can hỏa nhiễu bên trong (nội nhiễu).
+Sắc mặt không tươi, mệt mỏi, buồn bã nhăn nhó mà mất ngủ thường do tỳ hư vận hóa không tốt
+Vùng thượng vị chướng đầy, hay thở dài, rêu lưỡi nhớt mà mất ngủ thường do vị phủ ăn không tiêu, đờm trọc nội thịnh.
+Tâm phiền, tâm quý, hồi hộp, váng đầu hay quên mà mất ngủ thường do âm hư hỏa vượng, tâm tỳ không hòa.
+Nhiều mộng, dễ tỉnh, hồi hộp, giật thót (đởm nhược) mà mất ngủ thường do tâm đởm khí hư. Hư thực:
-Hư do: âm huyết bất túc, tâm thần mất sự nuôi dưỡng (thất dưỡng) có đặc điểm lâm sàng là: sắc mặt không tươi, buồn bã (thần sầu) không muốn nói, hồi hộp chóng quên. Nguyên nhân phần lớn do: tỳ mất nguồn vận hóa, gan mất tàng huyết, thận mất tàng tinh.
-Thực do: đờm hỏa nội thịnh, tâm thần bị nhiễu có đặc điểm lâm sàng là: buồn bực dễ cáu gắt (tâm phiền dễ nộ), miệng đắng họng khô, trung tiện nhiều, tiện bế. Nguyên nhân phần lớn do tâm can hỏa vượng, vị khí bất hòa.
Hội chứng: Chủ chứng là mất ngủ lâu ngày ; khó vào giấc ngủ, ngủ mê không ngon giấc, lúc ngủ lúc tỉnh, thậm chí trắng đêm không ngủ.
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ:
1)Triệu chứng (TC): Buồn bực khó ngủ, táo nhiễu không yên, lòng bàn chân tay và tim nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, miệng lưỡi sịnh mụn, miệng khát họng khô, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, lưỡi ít rêu, mạch tế sác.
Chẩn đoán (CĐ): Âm hư hỏa vượng.
Phép chữa (PC): Tư âm giáng hỏa, thanh tâm an thần.
Phương (P): Hoàng liên a giao thang [1] gia giảm (giảm Kê tử hoàng; gia Quy bản, Chu sa).
Dược (D): Hoàng liên, Hoàng cầm đều 8g, A giao, Bạch thược đều 12g, Quy bản 16g, Chu sa 1,5g.
Gia giảm (GG):
-Đầu choáng tai ù, lưng gối yếu mỏi là thiên về thận âm hư, thêm Lục vị địa hoàng hoàn [2] để tư bổ thận âm.
2)TC: Khó vào giấc ngủ, hoặc mộng mị nhiều dễ tỉnh giấc, tỉnh rồi khó ngủ lại, hoặc hồi hộp dễ quên, buồn phiền, miệng nhạt vô vị, sắc mặt vàng bủng, váng đầu hoa mắt, không muốn ăn uống, nữ kinh nguyệt quá nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn nhược.
CĐ: Tâm tỳ lưỡng hư.
PC: Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.
P: Quy tỳ thang [3].
D: Nhân sâm, Bạch truật đều 10g, Bạch linh 8g, Chích Cam thảo 2g, Hoàng kỳ 10g, Táo nhân, Viễn chí, Đương quy đều 4g, Mộc hương 2g, Long nhãn 10g.
GG:
-Huyết hư mất ngủ năng, thêm: Thục địa, A giao, Bá tử nhân đều 10g, Dạ giao đằng 20g để dưỡng huyết an thần.
-Tỳ hư đại tiện lỏng, nên dùng Cảnh Nhạc thọ tỳ tiễn [4] để ôn tỳ an thần.
3)TC: Tâm phiền khó ngủ, nhiều mộng dễ tỉnh, tinh thần ủy mị, đầu choáng tai ù, lưng gối đau mỏi, nam di tinh dương nuy, nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
CĐ: Tâm thận bất giao
PC: Giao thông tâm thận.
P: Lục vị địa hoàng hoàn [2] hợp Giao thái hoàn [5].
D: Thục địa 32g, Sơn thù nhục, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả đều 12g; Hoàng liên 10g, Nhục quế 1g
GG:
-Tâm âm hư nặng, chọn dùng Thiên vương bổ tâm đan [6] để bổ tâm an thần.
4)TC: Trong giấc ngủ nhiều mộng mị, dễ giật mình tỉnh dậy, xử lý công việc suy nghĩ nhiều, hồi hộp, đởm nhược, hụt hơi tự vã mồ hôi, ngại cử đông, không có sức, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế.
CĐ: Tâm đởm khí hư.
PC: Ích khí trấn kinh, an thần định chí.
P: An thần định chí hoàn [7] hợp Toan táo nhân thang [8].
D: Phục linh, Phục thần, Viễn chí, Nhân sâm, Thạch xương bồ, Long cốt đều 12g, Chu sa 1g, Táo nhân 16g, Tri mẫu, Xuyên khung đều 8g, Cam thảo 4g.
GG:
-Kinh dị không yên, hồi hộp nặng, thêm: sinh Mẫu lệ, Chân châu mẫu đều 20g để trấn tâm an thần.
5)TC: Cấp táo dễ cáu gắt, khó vào giấc ngủ, nhiều mộng dễ tỉnh, đầu căng đầu váng, mặt đỏ tai ù, miệng khô đắng, ngực sườn đầy tức, đại tiện bế, tiểu tiện đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
CĐ: Can uất hóa hỏa.
PC: Thanh can tả hỏa, trấn tâm an thần
P: Long đởm tả can thang [9].: Long đởm thảo, Trạch tả đều 16g, Sài hồ, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa, Sơn chi, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo đều 8g.
GG:
-Ngực tức, thượng vị trướng, hay thở dài, thêm: Uất kim, Hương phụ đều 12g để sơ can giải uất.
6)TC: Ngực buồn bực, tâm phiền, không vào giấc ngủ được, nằm xuống gặp ác mộng, hoặc thấy kinh dị dễ tỉnh, đầu váng mắt hoa, thở ra, hoặc trong ngực phiền nhiệt, đờm nhiều, miệng khát thích uống nước lạnh, hoặc tinh thần u uất, hoặc tính tình vội vã, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
CĐ: Đờm nhiệt nhiễu bên trong.
PC: Hóa đờm thanh nhiệt, hòa trung an thần.
P: Ôn đởm thang [10] gia vị.
D: Phúc linh 12g, Trúc nhự 8g, Bán hạ, Chỉ thực, Trần bì đều 6g, Trích Cam thảo 4g. Thêm Gừng, Táo đều 12g; + Hoàng liên. Chi tử đều 8g.
GG:
-Nhiều mộng liên tiếp nhau, thêm: Hợp hoan hoa 10g, Dạ giao đằng 20g để ninh tâm an thần.
-Thực nhiệt hóa đờm, nôn nhiều, lâu ngày không ngủ được, thậm chí thức trắng đêm, đại tiện khô kết, có thể dùng Mông thạch cổn đờm hoàn [11] để giáng hỏa trục đờm, thanh nhiệt an thần.
7)TC: Phiền táo không ngủ được, bụng dạ chướng đầy, ợ hơi ợ chua, buồn nôn và nôn, đại tiện xong không sảng khoái, hoặc tiện bế bụng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt hoặc hoạt sác.
CĐ: Vị khí không hòa.
PC: Tiêu thực hóa trệ, hòa vị giáng nghịch.
P: Bảo hòa hoàn [12] hợp Bán hạ truật mễ thang [13].
D: Sơn tra 24g, Phục linh, Bán hạ đều 12g, Liên kiều, Lục thần khúc đều 8g, La bặc tử, Trần bì đều 4g, Truật mễ (Gạo nếp) 24g.
GG:
-Thực trệ nặng, đại tiện khô táo, thêm: Đại hoàng 8g để thông phủ tả nhiệt.
-Không muốn ăn, bụng dạ đầy khó chịu, rêu lưỡi dày nhớt, thêm: Hoắc hương, Bội lan đều 8g để hòa vị hóa thấp.
8) Một số nghiêm phương chữa mất ngủ:
8.1.Táo nhân sao 10g, Mạch môn 6g, Viễn chí 3g. Sắc uống lúc sắp đi ngủ. Thích dụng trong mất ngủ do can âm bất túc, hư nhiệt nhiễu bên trong.
8.2.Lá lạc khô 60g, Dạ giao đằng 30g, Hợp hoan bì 15g. Sắc uống, ngày 1 thang, lien tục 5-7 ngày. Thích dụng với mất ngủ do âm hư hỏa vượng.
8.3.Bạch linh, Nhân sâm, Thục địa, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Viễn chí đều 25g, Sà sàng tử 9g. Tán. Mỗi lần uống 6g sau ăn, chiêu bằng nước cháo hoặc nước cơm. Thích dụng với mất ngủ do tỳ thận lưỡng hư.
8.4.Hoàng liên a giao thang gia vị: Hoàng liên, Bạch thược đều 9g, Hoàng cầm 6g, Kê tử hoàng 2 quả, A giao 9g. Sắc Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch thược trước, tiếp sau cho A giao, cuối cùng cho Kê tử hoàng. Uống ấm. Thích dụng với mất ngủ do tâm thận bất giao.
8.5. Hoạt huyết miên thông thang: Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, chích Cam thảo đều 10g, Bạch thược, Bạch truật, Táo nhân đều 12g, Đương quy, Đan sâm đều 15g, Phục linh 18g, Dạ giao đằng 24g, Trân châu mẫu 30g. Ngày 1 thang sắc chia uống sau bữa cơm trưa và trước ngủ tối. Liệu trình 4 tuần. Thích dụng với mất ngủ ngoan cố. Kết quả điều trị từ 2-8 tuần 112 ca mất ngủ: khỏi 30, hiệu quả rõ 45, chuyển biến tốt 29, không hiệu quả 8, đạt kết quả 93% (Thư Thanh Lương, Tạp chí Trung Y Tứ Xuyên Trung Quốc 10/1987. 29-30).
8.6. Tốc miên ẩm. Táo nhân sao đen, Từ thạch (bọc sắc trước, sinh Long cốt, sinh Mẫu lệ đều 30g, Đạm đậu xị, Sơn chi (Chi tử), Viễn chí, Trần bì, Bạch truật đều 10g, Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (xung) đều 6g, Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc đều 12g, Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Kỷ tử đều 15g, sinh Bạch thược 20g, Chu sa (xung) 1,5g. Ngày 1 thang sắc, chia uống vào 15 giờ và 22 giờ. Kết quả điều trị 84 ca: khỏi 61, chuyển biến tốt 18, không hiệu quả 5, đạt tỷ lệ hiệu quả 94%. (Vương Kính Liêm, Tạp chí Trung Y Thiểm Tây Trung Quốc, 9 (3) 1988: 319)
9)Ngoại trị:
9.1.Bột Ngọc trai (Trân châu phấn), bột Đan sâm, bột Lưu hoàng, Băng phiến, lượng đều nhau, tán bột, trộn đều, dùng lượng thích hợp đỏ đầy Thần khuyết (lỗ rốn), Dùng băng cố định. 5-7 ngày thay thuốc một lần. Thích dụng với các loại mất ngủ.
9.2.Ngô thù du 9g tán mịn, trộn với dấm gạo, làm bánh, đặt vào huyệt Dũng tuyền hai chân, băng dính cố định. Ngày thay 1 lần. Thích dụng với mất ngủ do tâm thận bất giao.
9.3.Chườm nóng. Dùng một miếng Thanh bì mới, hơ nóng trên lửa que diêm, nhân lúc còn nóng xoa lên 2 mí trên dưới của mắt. Ngày 1 lần, mỗi lần làm khoảng 20 phút. Thích dụng với các loại mất ngủ.
9.4.Gối thuốc. Dùng vải sạch làm thành một cái gối, trong đựng: Cúc hoa 1000g, Xuyên khung 400g, Đơn bì, Bạch chỉ đều 200g. Gối đầu lúc ngủ. Thích dụng với các loại mất ngủ. Chú ý: không dùng cho người điên, động kinh (giản).
9.5.Ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ, ngày 1 lần trong 10 phút. Thích dụng với các loại mất ngủ.
9.6.Từ thạch 20g, Phục thần 15g, Ngũ vị tử 10g, Ngũ gia bì chế 20g. Nấu Từ thạch trước 30 phút rồi cho các thuốc khác vào nấu thêm 30 phút nữa, lọc bỏ bã. Dùng gạc sạch thấm vào nước thuốc lúc còn nóng áp vào huyệt Thái dương và trán. Mỗi tối 1 lần 20 phút. Thích dụng với các loại mấ
10)Châm cứu:
Huyệt: Thần môn (huyệt nguyên của kinh Thủ thiếu âm tâm, có tác dụng an thần ngủ yên (ninh thần an sàng); An miên (các huyệt kinh nghiệm chữa mất ngủ). Phối hợp:
-Âm hư hỏa vượng, thêm: Hành gian, Phong trì, Dương lăng tuyền để thanh tả can hỏa.
-Tâm hỏa vượng, thêm: Lao cung, Cự khuyết, Thiếu xung, Thông lý, Khích môn để thanh tâm hỏa.
-Tâm huyết hư suy: Tâm du, Cự khuyết, Cách du, Tam âm giao, Khí hải để bổ huyết dưỡng tâm.
-Tâm tỳ lưỡng hư (tâm tỳ hư suy), thêm: Tâm du, Tỳ du, Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Trung quản để dưỡng tâm kiện tỳ, bổ ích khí huyết, tư sinh hóa nguyên.
-Tâm can hư suy: Tâm du, Can du, Cách du, Thái khê để dưỡng tâm thanh can.
-Tâm thận bất giao, thêm: Tâm du, Thận du, Thái khê, Dũng tuyền, Lao cung để dưỡng tâm tư thận, giao thông tâm thận, trấn kinh.
-Vị khí bất hòa, thêm: Vị du, Trung quản, Nội quan, Đại chùy, Túc tam lý để kiện tỳ hòa vị hóa trệ.
PHỤ LỤC
[1].Hoàng liên a giao thang.
Xuất xứ (XX): Kim Quỹ yếu lược, quyển trung – Trương Trọng Cảnh.
Công dụng (CD): An thần. Chủ trị (CT): Tâm phiền, ngủ không yên, chứng mất ngủ do âm hư hoả vượng.
Dược (D): Hoàng liên 8g, A giao, Bạch thược đều 12g, Hoàng cầm 8g, Kê tử hoàng 2 cái. Sắc thuốc, lúc còn nóng, thêm lòng đỏ trứng gà, khuấy uống.
Phương giải (PG): Hoàng cầm, Hoàng liên: giáng hoả; A giao, Bạch thược, Kê tử hoàng: dưỡng tâm huyết.
[2]. Lục vị địa hoàng hoàn.
XX: Tiểu nhi dược chứng trực quyết.
CD: Tư thận âm, bổ can huyết.
CT: Can thận âm hư, lưng gối đau mỏi, đầu váng, mắt hoa, tai ù tai điếc, tai nghe như tiếng ve kêu, mồ hôi trộm, di tinh, nóng trong xương, nóng về chiều, long bàn chân tay nóng, răng đau do hư hoả bốc lên, tiêu khát, họng đau, mạch tế sác. Có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, phòng sự phát triển của ung thư. Năm 1977, Sở nghiên cứu trung dược, Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc nghiên cứu hệ thống và phát hiện có các tác dụng sau: Kháng ung thư; Tăng chỉ số phát triển gan lách chuột trung bình 15%; Tăng cân nặng thể lực của chuột thí nghiệm; Tăng khả năng thực bào của tế bào đơn nhân; Trị 92 ca ung thư thực quản, sau 1 năm theo dõi có 82 ca tế bào trở lại bình thường.
D: Thục địa 32g, Sơn thù nhục, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả đều 12g. Tán hoàn, luyện mật, uống ấm, lúc bụng đói. Ngày 3 lần, mỗi lần 10g.
PG: Thục địa: tư thận bổ can, thêm tinh, ích tuỷ, sinh huyết; Sơn thù: ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí; Hoài sơn: bổ tỳ, cố tinh; Trạch tả: thanh tả thận hoả, giảm bớt nê trệ của Thục địa; Đơn bì: thanh mát máu nhiệt, tả can hoả, giảm bớt tính ôn của Sơn thù; Bạch linh: trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ.
Tên khác (TK): Bổ thận địa hoàng hoàn (Ấu ấu toàn thư), Lục vị địa hoàng hoàn (Chính thể loại yếu – Tiết Kỷ), Lục vị hoàn (Chứng trị chuẩn thằng – Vương Khẳng Đường).
Biến phương (BP):
-Thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 8g thành Tri bá bát vị hoàn (Chứng nhân mạch trị – Tần Cảnh Minh). -Thêm Kỷ tử, Cúc hoa đều 12g thành Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp – Đổng Tây Viên).
-Thêm Bạch thược, Đương quy, Kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh đều 12g thành Minh mục địa hoàng hoàn (Toàn quốc trung dược thành dược xử phương tập – Viện nghiên cứu trung y Trung Quốc).
-Thêm Ngũ vị tử, Mạch môn thành Bát tiên trường thọ hoàn.
-Giảm Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, thêm Đỗ trọng, Đảng sâm, Chích Cam thảo, Đương quy thành Đại bổ nguyên tiễn.
[3]. Quy tỳ thang
XX: Tế sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà.
CD: Bổ khí, kiện tỳ, dưỡng huyết.
CT: Tâm tỳ đều hư, khí huyết hư, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, rong kinh, xuất huyết dưới da, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, suy tim.
D: Nhân sâm, Bạch truật đều 10g, Bạch linh 8g, Chích Cam thảo 2g, Hoàng kỳ 10g, Táo nhân, Viễn chí, Đương quy đều 4g, Mộc hương 2g, Long nhãn 10g. PG: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích Cam thảo: kiện tỳ ích khí; Hoàng kỳ: tăng thêm công hiệu ích khí; Táo nhân, Viễn chí, Đương quy: dưỡng tâm huyết, an tâm thần, Mộc hương: lý khí tỉnh tỳ.
[4].Cảnh Nhạc thọ tỳ tiễn
XX: Cảnh Nhạc toàn thư, quyển 51 – Trương Cảnh Nhạc.
CD: Ôn tỳ, nhiếp huyết, dưỡng tâm, an thần.
CT: Tỳ khí hư không nhiếp được huyết, đại tiện ra máu, phụ nữ bị băng lậu.
D: Liên nhục 50 hột, Bạch truật, Can khương đều 25g, Nhân sâm, Đương quy, Hoài sơn, Táo nhân đều 15g, Chích Cam thảo 10g, Viễn chí 3g. Sắc uống.
[5].Giao thái hoàn
XX: Hàn thị phi thông, quyển hạ – Hàn Phi Lôi.
CD: Giao thông tâm thận.
CT: Tâm thận không giao do hỏa không về nguồn, hồi hộp, ngủ không say.
D: Quế tâm 2g, Hoàng liên 20g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc bụng đói.
PG: Hoàng liên: tả tâm hỏa; Nhục quế: dẫn hỏa về nguồn (quy nguyên).
[6]. Thiên vương bổ tâm đan
XX: Thế y đắc hiệu phương – Nguỵ Diệc Lâm.
CD: Dưỡng tâm, thanh nhiệt, an thần.
CT: Tâm huyết không đủ, âm hư huyết suy, thần chí không yên, tân dịch khô, họng khô, hay quên, hồi hộp, lo sợ, đại tiện không lợi, miệng lưỡi lở loét.
D: Sinh địa 120g, Huyền sâm, Đan sâm, Đương quy, Nhân sâm, Phục linh, Viễn chí, Bá tử nhân, Táo nhân, Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, Cát cánh, Đỗ trọng, Phục thần, Thạch xương bồ, Cam thảo đều 30g. Tán bột, hoàn. Ngày 16-20g với nước sắc Đăng tâm.
PG: Sinh địa, Huyền sâm: tráng thuỷ chế hoả; Đan sâm, Đương quy: bổ huyết dưỡng tâm; Nhân sâm, Phục linh: ích tâm khí; Táo nhân, Viễn chí, Bá tử nhân: dưỡng tâm thần; Thiên môn, 7 Mạch môn: tăng âm dịch; Ngũ vị tử: liễm tâm khí bị hao tán; Cát cánh: dẫn thuốc lên trên làm sứ; Thần sa bao ngoài: dẫn thuốc vào tâm, an thần.
Kiêng kỵ (KK): Người tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hoá, chán ăn không nên dùng vì trong bài có nhiều vị thuốc nê trệ.
[7]. An thần định chí hoàn.
XX: Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc, Tạng phủ, quyển 6 – Thẩm Kim Ngao.
CT: Hồi hộp, khó ngủ, cơ thể suy nhược.
D: Nhân sâm, Phục linh, Phục thần, Thạch xương bồ, Viễn chí, Thần sa, Long xỉ, lượng đều nhau, tán bột, làm hoàn. Ngày uống 20-30g.
[8]. Toan táo nhân thang.
XX: Kim Quỹ yếu lược, quyển thượng – Trương Trọng Cảnh.
CD: Bổ tâm, liễm khí, thanh nhiệt, trừ phiền.
CT: Hư lao, hư phiền, mồ hôi trộm, ngủ không được.
D: Táo nhân 16g, Tri mẫu, Phục linh, Xuyên khung đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
PG: Toan táo nhân dưỡng can, an thần; Xuyên khung điều huyết, hoạt huyết, giúp Táo nhân dưỡng huyết; Phục linh và Táo nhân an thần; Tri mẫu thanh nhiệt trừ phiền; Cam thảo kiện tỳ, hoà trung.
TK: Toan táo thang (Trung Hoa danh y phương tễ đại toàn).
[9]. Long đởm tả can thang
XX: Thái Bình huệ dân hoà tễ cục phương – Trần Sư Văn.
CD: Tả can đởm thực hoả, thanh can kinh thấp nhiệt.
CT: Can kinh uất nhiệt, miệng đắng, mạn sườn đau, mắt đỏ, tai ù. Huyết áp cao (thể thực nhiệt), viêm cầu thận cấp, viêm tinh hoàn, viêm bàng quang. Mất ngủ do can uất hóa hỏa.
D: Long đởm thảo, Trạch tả đều 4g, Sài hồ, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa, Sơn chi, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo đều 2g. Sắc uống.
PG: Long đởm thảo: tả thực nhiệt ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu; Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ: đắng hàn, tả hoả; Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả: thanh lợi thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt thoát ra theo đường tiểu; Sinh địa, Đương quy: mát máu, ích âm; Cam thảo: điều hoà vị thuốc, sứ.
[10]. Ôn đởm thang
XX: Bị cấp thiên kim yếu phương, quyển 12 – Tôn Tư Mạo.
CD: Thanh đởm, hoà vị, trừ phiền, chỉ ẩu.
CT: Đờm nhiều do đởm hư, không ngủ được, kinh sợ, miệng đắng, chảy nước bọt. Các bệnh của hệ thần kinh, đờm nhiệt nội kháng, mất ngủ do vị không hoà, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ.
D: Phúc linh 12g, Trúc nhự 8g, Bán hạ, Chỉ thực, Trần bì đều 6g, Trích Cam thảo 4g. Thêm Gừng, Táo, sắc uống8
PG: Nhị trần thang phối hợp Chỉ thực, Bán hạ hoá đờm giáng nghịch; Đại táo, Phục linh, Cam thảo hoà trung, an thần; Chỉ thực, Trúc nhự có tính mát, Trần bì, Bán hạ có tính ôn, nên thanh nhiệt mà không hàn, hoá đờm mà không táo. BP: Bỏ Trúc nhự, Đại táo, thêm Toan táo nhân, Nhân sâm, Thục địa, Ngũ vị tử, Viễn chí thành Thập nhị ôn đởm thang.
[11].Mông thạch cổn đờm hoàn
XX: Đậu chẩn kinh kính lục, quyển thượng – Ông Trọng Nhâm.
CD: Giáng hỏa, trục đờm.
CT: Thực nhiệt, đờm lâu ngày gây nên điên cuồng, hoảng sợ, ho nhiều đờm, đờm ứ ở tử cung gây nên không thụ thai được, táo bón.
D: Đại hoàng, Hoàng cầm đều 32g, Phác tiêu, Thanh mông thạch đều 4g, Trầm hương 2g. Đập vun Thanh mông thạch, cùng Phác tiêu bỏ vào nồi đất, trét kín, nung lửa cho khô, đến lúc Thanh mông thạch có màu sắc như vàng, lấy ra tán nhỏ, hòa chung với 3 vị Đại hoàng, Hoàng cầm, Trầm hương đều đã tán mịn. Làm hoàn. Ngày uống 8-12g.
PG: Thanh mông thạch: khu trục đờm; Đại hoàng: quét sạch đờm kết lâu ngày, khai thông đường bên dưới; Hoàng cầm: thanh hỏa ở can phế, thanh trừ gốc đờm; Trầm hương: điều đạt khí cơ.
TK: Cồn đờm hoàn (Ngọc cơ vi nghĩa).
KK: Cơ thể hư yếu: không dùng; Có thai: cẩn thận khi dùng.
[12]. Bảo hoà hoàn
XX: Đan Khê tâm pháp, quyển 3 – Chu Đan Khê.
CD: Tiêu thực, hoà vị.
CT: Tích thực đình trệ, bụng trên đầy trướng, tức đau, không muốn ăn, đại tiện không thuận.
D: Sơn tra 24g, Phục linh, Bán hạ đều 12g, Liên kiều, Lục thần khúc đều 8g, Lai phục tử, Trần bì đều 4g. Sắc uống. Hoặc tán bột, ngày 2 lần, môi lần 8-12g.
PG: Sơn tra, Thần khúc, Lai phục tử : giúp tiêu hoá, tiêu thực tích; Trần bì, Bán hạ, Phục linh: hoà vị; Liên kiều: trừ uất nhiệt do thực trệ gây ra.
BP: Thêm Bạch truật 8g thành Đại an hoàn.
[13].Bán hạ truật mễ thang
XX: Lan Đài quỹ phạm, quyển 7 – Từ Đại Xuân.
CD: Hóa đờm hòa vị.
CT: Đờm ẩm nội trở, vị khí bất hòa, tối ngủ không yên.
D: Bán hạ 5 hợp, Truật mễ (Gạo nếp) 1 thăng. Dùng 8 thăng nước lấy từ ngoài ngàn dặm, quẩy lên đến vạn lần, lọc lấy nước trong 5 thăng. Dùng cây lau sậy để nấu nước.Khi nước sôi cho thêm vào 1 thăng Gạo nếp, rồi cho Bán hạ vào, sắc nhỏ lửa cạn còn 1,5 thăng. Lọc bỏ bã. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Hiện nay ta dùng Bán hạ 12g, Gạo nếp 25g. Nấu cháo. Lọc bỏ bã Bán hạ, chia 3 lần uống trong ngày.
TK: Bán hạ thang (Thiên tà khách, Linh Khu kinh, quyển 71 – Hoàng Đế) Phác đồ điều trị tại Đông y Thọ Xuân Đường: sử dụng các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng kết hợp với thất chẩn chẩn đoán chính xác nguyên nhân và các thể của bệnh mất ngủ. Có thể dùng thuốc viên an thần TXĐ kết hợp viên trấn kinh an thần hoặc Dùng thuốc sắc kết hợp thuốc viên , áp dụng phác đồ thần châm chữa rất hiệu quả mất ngủ và tăng cường tuần hoàn não và trí nhớ. Đã chữa khỏi cho hàng vạn bệnh nhân!
Phùng Tuấn Giang (dongythoxuanduong.com.vn)