TỔNG QUAN VỀ BỆNH VẢY NẾN
Vảy nến là một bệnh mạn tính gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả thẩm mỹ. Bệnh vảy nến khiến nhiều người mệt mỏi và không biết cần điều trị như thế nào cho dứt điểm. Cùng tìm hiểu về căn bệnh vảy nến này qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine, ngoài ra có nhiều yếu tố làm khởi phát hoặc làm nặng bệnh.
• Yếu tố di truyền:
- 33-50% bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
- Có sự mất cân bằng của 1 số gen HLA trong bệnh vảy nến.
- Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22, có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này thường liên quan đến di truyền.
Còn nhóm khởi phát muộn thường xuất hiện bệnh ở độ tuổi 57-60, loại này thường nhẹ và khu trú.
• Yếu tố môi trường:
- Nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, phẫu thuật làm khởi phát bệnh ở những người có yếu tố di truyền tiềm tàng.
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sốt rét, chẹn beta, kháng viêm nonsteroid, ức chế men chuyển angiotensin, lithium, imiquimod…
II. Phân loại bệnh
1. Theo hình thái bệnh
• Vảy nến mảng
- Thương tổn da: xuất hiện các dát, mảng hồng ban trên da với đặc điểm: không tẩm nhuận; ranh giới rõ với da lành; có vảy trắng khô, dễ bong.
- Vị trí: toàn thân, thường khu trú ở khuỷu tay, đầu gối, rìa chân tóc
- Sang thương đối xứng
- Nghiệm pháp Brocque (+): Dùng thìa cạo nhẹ nhàng trên bề mặt tổn thương từ 30 đến 100 lần thấy xuất hiện các dấu hiệu theo thứ tự: nhiều lớp vẩy trẳng mỏng bong ra, lớp sau cùng tróc ra thành 1 lớp mỏng duy nhất giống vẩy hành, cuối cùng là trên bề mặt tổn thương có các điểm xuất huyết nhỏ đọng lại thành giọt sương máu.
• Vảy nến giọt
- Kích thước thương tổn nhỏ từ 0.5-1.5cm, là các chấm nhỏ, đỏ hoặc hồng đỏ, như giọt nước rải khắp bề mặt da, các chấm có vảy màu hồng bạc.
- Thương tổn thường khu trú trên thân mình, cánh tay và chân
- Thường gặp ở người trẻ tuổi, có mối liên hệ với yếu tố HLA – Cw6
- Nhiễm Streptococcus sui (liên cầu) gây việm họng, viêm amidan… thường có trước hoặc cùng với đợt bùng phát bệnh.
• Đỏ da toàn thân vảy nến
- Nguyên nhân: Thường do vảy nến mảng tiến triển từ từ tới đỏ da toàn thân, cũng có khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh, hoặc do hậu quả điều trị không đúng cách do dùng corticoid hoặc UVB sai cách…
- Đặc trưng bởi ban đỏ, tróc da nặng, ngứa và đau
• Vảy nến mụn mủ và vảy nến mụn mủ toàn thân:
- Vảy nến mụn mủ thường cư trú thành từng cụm mủ vô trúng có kích thước như đầu kim hoặc rải khắp toàn thân.
- Da trở lên đỏ và mẫn cảm chỉ trong thời gian ngắn, các mụn mủ trở lại thành những mảng hồng ban.
- Có mụn mủ gây nhức có thể kết hợp tạo thành mảng chùm. Sau đó các mụn mủ khô đi, lột da để lại bề mặt hồng ban sáng bóng, sau đó lại xuất hiện đợt mụn mủ mới.
- Thường đi kèm sốt hoặc các triệu chứng toàn thần
• Các thể bệnh khác ít gặp:
- Vảy nến nhạy cảm ánh sáng
- Vẩy nến ở bệnh nhân HIV
- Vẩy nến ở bệnh lậu.
2. Theo vị trí bệnh:
• Vảy nến khớp
- Là bệnh viêm khớp mãn tính xuất hiện trong khoảng 39% ở các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến
- Tiến triển có thể chậm với các triệu chứng nhẹ hoặc tiến triển nhanh với các cơn đau buốt và đặc trưng là ăn mòn xương
- Thường gây tổn thương các khớp giữa các đốt ngón tay, ngón chân, viêm khớp cùng chậu và đốt sống. Cuối cùng gây cứng khớp và biến dạng khớp.
• Vảy nến móng
Gặp ở 30-40% bệnh nhân vảy nến với các đặc điểm:
- Có thể chỉ xuất hiện ở 1 vài móng, ở móng tay hoặc móng chân
- Móng ngả màu vàng, dày, dễ bị mủn, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt
- Dễ bị bong tróc móng, nhiễm trùng móng
• Vảy nến da đầu
- Khu trú bệnh ở khu vực da đầu, gáy, trán, tóc tai
- Tổn thương da đầu thường nhỏ, hiếm khi vượt quá >2cm qua khỏi đường chân tóc
- Thường không đối xứng
• Vảy nến lòng bàn tay chân
- Xuất hiện dưới dạng tăng sừng hóa (dày da), có màu đỏ hoặc vàng
- Mảng xếp vảy ở lòng bàn tay hoặc vùng chịu sức nặng của gan bàn chân
- Thường có giới hạn rõ và thường đi kèm với nứt và nẻ da.
• Vảy nến thể đảo ngược (vảy nến nếp gấp da)
- Khu trú tại các nếp gấp da: nách, phần dưới ngực, quanh bẹn, giữa mong và trong lớp gấp da của người bị béo phì.
- Bị kích ứng do gãi và đổ mồ hôi vì vị trí của chúng nằm trong nếp gấp da và vùng da mềm
- Đặc điểm là các mảng mỏng, có giới hạn và bề mặt bóng thường đi kèm với nứt da hoặc bợt da
- Thường dẫn đến thứ phát như nấm da và nấm Candida
• Vẩy nến ở ngón tay
Có thể xuất hiện ở ngón tay với các đặc trưng của bệnh vảy nến.
3. Theo mức độ bệnh:
Dựa theo chỉ số BSA (diện tích bề mặt tổn thương của cơ thể) và thang điểm PASI (mức độ nghiêm trọng và vùng bệnh vảy nến)
III. Điều trị
1. Mục tiêu điều trị
- Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì
- Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1
- Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1
- Điều trị triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
2. Điều trị cụ thể
• Thuốc bôi ngoài, điều trị tại chỗ:
Có nhiều thuốc khác nhau có thể lựa chọn:
• Quang trị liệu:
- Tia UVB: Ưu điểm: Khỏi bệnh kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. Nhược điểm: Tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.
- Tia PUVA: Ưu điểm: Khỏi bệnh nhanh. Nhược điểm: Tổn thương da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư da.
• Thuốc uống

Các loại thuốc tân dược trên có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Hiện nay, việc dùng các biện pháp y học cổ truyền: Thuốc uống, thuốc bôi, ngâm tắm, xông hơi (thuốc nam, thuốc bắc), mai hoa châm… là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả cao.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)