Làm thế nào để phòng tránh sán lá gan

Sán lá gan là một căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và có tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng, có thể do sán lá gan lớn hoặc sán lá gan nhỏ gây ra. Sán lá gan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về cách phòng tránh căn bệnh đáng sợ này.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH SÁN LÁ GAN

Sán lá gan là một căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và có tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng, có thể do sán lá gan lớn hoặc sán lá gan nhỏ gây ra. Sán lá gan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về cách phòng tránh căn bệnh đáng sợ này.

1.    Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là một loại kí sinh trùng thường gây bệnh cho gan, có 2 loại là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Đặc điểm chung của chúng là có hình dáng như chiếc lá, thân dẹt, cơ thể lưỡng giới nên có thể tự sinh sản. 
Sán lá gan có sức đề kháng yếu ở điều kiện ngoại cành, chúng dễ bị các yếu tố như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ… tiêu diệt. Để trứng sán phát triển chúng phải có môi trường nước để thành ấu trùng. Con đường lây truyền bệnh của 2 loại này khác nhau:

-    Với sán lá gan nhỏ
Thông thường những ấu trùng sán lá gan nhỏ sẽ kí sinh trong cá, ốc và 1 số loài thủy sản dưới nước. Sau đó khi con người, động vật (chó, mèo, hổ, báo…) ăn phải thì ấu trùng sán lá gan sẽ đi vào dạ dày, sau đó theo xuống tá tràng rồi di chuyển theo đường mật để lên gan để sống và phát triển thành sán lá gan.
Khi bị nhiễm sán lá gan nhỏ thường sẽ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng gan. Nếu sán phát triển mạnh có thể khiến gan to và xơ gan, viêm đường mật, chảy máu đường mật, thậm chí gây ung thư đường mật. 
-    Với sán lá gan lớn
Ấu trùng sán là gan lớn thường có trong nước, trong các loại rau trồng dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau muống, rau cần, rau cải xoong… Khi con người ăn những loại rau nhiễm sán không được nấu chín kĩ sẽ nhiễm ấu trùng sán. Chúng sẽ từ dạ dày di chuyển tới ruột rồi lên gan và phát triển ở đây, chúng gây bệnh trong thời gian dài. Các biểu hiện thường gặp khi nhiễm sán lá gan lớn là đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, đầy chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp có thể tạo thành áp xe gan gây nguy hiểm. Một số trường hợp sán kí sinh lạc chỗ tại phổi, dưới da ngực.

2.    Làm thế nào để phòng bệnh sán lá gan?

Qua tìm hiểu sán lá gan chúng ta có thể biết sán lá gan nhỏ kí sinh ở các loài động vật thủy sinh như cá, ốc còn sán lá gan lớn kí sinh ở các loài rau thủy canh. Chính vì vậy để phòng tránh căn bệnh này cần thực hiện các biện pháp sau:
-    Ăn chín uống sôi
Đây là điều rất dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng làm được, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn sồng, ăn tái. Để phòng tránh sán lá gan cần chú ý chế biến các loại ốc, rau sống dưới nước chín kỹ, tuyệt đối không ăn sống.
-    Vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn bằng xà phòng giúp diệt vi khuẩn và đảm bảo an toàn, phòng tránh tiếp xúc với trứng sán có trong phân. 
- Quản lý phân người và động vật
Trong phân người và phân các loài động vật ăn cỏ như trâu bò có thể chứa trứng sán lá gan. Vì vậy cần thu gom và xử lý chúng cẩn thận, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau.
-    Sử dụng nước sạch để ăn uống
Nguồn nước cũng rất quan trọng với việc phòng sán lá gan. Việc lọc sạch nước và đun sôi cũng giúp tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả
-    Tẩy giun định kỳ
Tẩy giun sán định kỳ cũng giúp phòng bệnh sán hiệu quả.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với

 NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 – 0937638282

Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)


Điện thoại liên hệ:0943.986.986