THẾ MẠNH CỦA NAM Y ĐỐI VỚI KHÁM CHỮA BỆNH HEN PHẾ QUẢN
Hen phế quản (Asthma) là một bệnh thường gặp ở nước ta. Trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên đáng kể. Đặc biệt khi trời trở lạnh, càng gia tăng các trường hợp mắc mới và làm nặng thêm tình trạng hen. Nếu không được điều trị sớm hen phế quản có thể diễn biến nặng nề gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tâm phế mạn thậm chí gây tử vong bởi những cơn hen kịch phát.
1. Định nghĩa
Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản gây làm đường hô hấp bị tắc nghẽn trên diện rộng, diễn biến thành từng cơn khó thở kịch phát. Sự tắc nghẽn này thường có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị.
2. Nguyên nhân
- Hen dị ứng: Một số người có sẵn yếu tố cơ địa khi tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài như phấn hoa, bụi, lông động vật… sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp tiết ra kháng thể IgE. Phản ứng kháng nguyên kháng thể sẽ tiết ra những chất làm co thắt phế quản, giãn mạch máu, cũng như kích thích mạnh vào hệ thần kinh phó giao cảm. Hen dị ứng hay gặp nhất ở những người trẻ tuổi có tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng.
- Hen viêm (do yếu tố nội tại): Hay gặp ở người lớn, không có nguồn gốc do dị ứng, không thấy IgE trong máu tăng. Những bệnh nhân này phản ứng bằng những cơn co thắt phế quản và tăng tiết dịch ở niêm mạc phế quản bởi những tác nhân như Virus, hít phải chất kích thích, hít không khí quá nóng hoặc quá lạnh. Đối với thể này biểu hiện viêm nổi lên rõ, sau đó giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các phản ứng phế quản kéo dài.
- Hen do thuốc: Gây ra bởi Aspirin (hội chứng Fernand Widal) hoặc những thuốc kháng viêm không steroid khác, thuốc chẹn beta giao cảm, Penicillin, Morphine…
- Viêm mạch máu: Hen có thể là biểu hiện của viêm mạch máu, nhất là trong bệnh Wegener (viêm mạch tự miễn) hoặc hội chứng Churg – Strauss (viêm mạch u hạt dưới da)…
3. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh của bệnh hen xảy ra 3 quá trình:
- Viêm phế quản: Là một quá trình cơ bản trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản bắt đầu từ khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên tạo ra phản ứng dị ứng nhờ vai trò của Globulin miễn dịch lgE. Những tế bào viêm bao gồm tế bào mast, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân (ưa acid, ưa base, trung tính), đại thực bào phế nang, lympho bào và tiểu cầu, giải phóng ra các chất trung gian hóa học gây viêm như Leucotriene, Prostaglandine, Sérotonine, Bradykinine, Thromboxane và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF – Platelet activating factor).
- Co thắt phế quản: Do các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động.
- Tăng phản ứng phế quản: Xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, qua sự tác động của các tế bào gây viêm.
4. Triệu chứng lâm sàng
Trong hen phế quản cơn hen thường xảy về đêm, gần sáng, khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên
Cơn hen điển hình thể hiện bởi tình trạng khó thở thì thở ra, cơn khó thở có thể từ 5 – 10 phút hoặc kéo dài hàng giờ tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. Trong cơn khó thở lồng ngực bệnh nhân căng ra, co kéo các cơ hô hấp phụ. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy. Sau cơn khó thở, là trận ho và khác đờm, lúc này nghe phổi có thể thấy rales ngáy lẫn rales ẩm.
Giữa các cơn, không có triệu chứng gì, khám phổi có thể bình thường.
Các thể lâm sàng:
- Hen theo mùa: Tần số xuất hiện cơn hen xảy ra thường xuyên hơn vào một mùa trong năm. Hen dị ứng kinh điển thường khởi phát từ khi còn nhỏ tuổi, đôi khi có biểu hiện dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng…) xảy ra trước.
- Hen do yếu tố nội tại: Tần số cơn hen thưa, khởi phát bởi những đợt viêm phế quản. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn, không có tiền sử dị ứng.
- Hen khó thở liên tục: Là thể nặng, gặp ở những bệnh nhân hen lâu ngày, tiến triển tới suy hô hấp mạn tính. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, khó thở thường nặng thêm bởi những cơn ho kéo dài. Thể hen này gần với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Hen do gắng sức: Cơn hen xuất hiện sau một gắng sức thể lực, và nó khác với khó thở do tim vì không có triệu chứng tim mạch và trong cơn hen chỉ có rales rít thì thở ra.
- Hen ở trẻ nhỏ: Là thể kịch phát và có tăng thân nhiệt. Đôi khi trước cơn hen trẻ còn bị mẩn ngứa ở vùng trước cổ và ngực. Bên cạnh những cơn hen điển hình, còn hay gặp những thể không điển hình cơn co thắt phế quản và cơn ho xảy ra về đêm.
5. Triệu chứng cận lâm sàng
- Thăm dò chức năng hô hấp:
+ Lưu lượng đỉnh (Peak flow): Nếu thấy giá trị lưu lượng đỉnh thấp dưới 200 l/phút hoặc dưới 50% giá trị bình thường thì kết luận là hen nặng, nếu dưới 150 l/phút cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. Đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi hít Salbutamol 200mg sẽ giúp chẩn đoán xác định nếu kết quả chênh lệch nhau >15%.
+ Đo thể tích thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1 - Forced expiratory volume) và FEV1/FVC (tỉ số Tiffeneau): Trong cơn hen giảm dưới 80% so trị số với lý thuyết.
+ Đo lưu lượng thở ra đỉnh (PEF- Peak expiratory flow): Trong cơn hen giảm dưới 80% so với trị số lý thuyết.
- Khí máu: Đo PaO2, PaCO2, SaO2, và pH máu,để đánh giá mức độ suy hô hấp.
+ Suy hô hấp khi: PaO2 < 70mmHg, SaO2 < 96%, PaCO2 bình thường hoặc tăng >45mmHg.
+ Suy hô hấp type I: Giảm PaO2 đơn thuần, pH máu bình thường.
+ Suy hô hấp type II: Giảm PaO2 kèm theo tăng PaCO2, pH máu trong giới hạn bình thường.
+ Suy hô hấp cấp tính:Khi PaO2 <50mmHg, PaCO2 >60mmHg, pH < 7,35.
+ Suy hô hấp mãn tính: Khi PaO2 từ 70 - 60mmHg, SaO2 từ 80- 90%, PaCO2 từ 50 - 60mmHg, pH máu có thể thấp nhưng vẫn trong giới hạn bình thường, HCO3- tăng.
- Xét nghiệm về dị ứng, miễn dịch:
+ Test da: Dùng phương pháp lảy da test với các dị nguyên nghi ngờ, da đỏ là dương tính.
+ Test tìm kháng thể: Các kháng thể ngưng kết thường là lgG, lgM.
+ Định lượng kháng thể lgE toàn phần và lgE đặc hiệu, trong hen phế quản dị ứng IgE thường tăng.
- Chụp xquang lồng ngực: Trong cơn hen, lồng ngực căng, các khoảng gian sườn giãn rộng, cơ hoành hạ thấp, phổi tăng sáng, trường hợp nặng có thể có tràn khí màng phổi, rốn phổi đậm.
6. Chữa hen phế quản bằng Nam y
Nam y là nền y học Việt Nam, được hình thành bởi những giá trị lâu đời của y học cổ truyền, tinh hoa từ văn hóa chữa bệnh của 54 dân tộc và tiếp thu những tiến bộ của y học hiện đại.
Bệnh hen phế quản được mô tả trong chứng “háo suyễn”, “đàm ẩm” gây ra bởi ngoại cảm lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), tình chí thất điều, ẩm thực, lao quyện làm làm tổn thương phế khí gây ra bệnh. Bệnh liên quan đến công năng hoạt động chủ yếu của hai tạng phế thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng, thận chủ nạp khí). Khi phế không tuyên giáng, thận không nạp khí gây ra các biểu hiện khó thở, tức ngực… Bệnh có liên quan đến đàm, đàm là sản vật bệnh lý sinh ra bởi sự rối loạn vận hóa thủy thấp (thận hư không chủ được thủy, thận dương hư không ôn được tỳ, tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, phế hư không thông điều thủy đạo) biểu hiện trên lâm sàng bằng các biểu hiện ngực đầy tức, khạc đàm nhiều… Bệnh thường diễn biến mạn tính, công năng tạng phủ giảm sút (hư chứng), khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen (thực chứng), khi điều trị cần chú ý đến tiêu (ngọn), bản (gốc), hoãn, cấp mà xử trí thích hợp.
Để điều trị bệnh hen phế quản toàn diện, hiệu quả nhất, Nam y dựa vào chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại, tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) của y học cổ truyền, chẩn đoán kinh lạc bằng cách đo nhiệt độ các huyệt, dựa quy luật sinh học để xác định mức độ nông sâu của bệnh.
Những nguyên tắc điều trị hen phế quản bằng Nam y:
- Dùng các vị thuốc Nam có tác dụng tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể hen hàn hay hen nhiệt mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp.
- Phục hồi công năng các tạng phế, tỳ, thận, điều hòa khí huyết trong giai đoạn ổn định để tránh tái phát các cơn hen.
- Giải độc cơ thể, tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi để phòng chống các bệnh dị ứng, miễn dịch.
- Điều trị hen phế quản bằng châm cứu “thần châm”. Châm cứu để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản để cắt cơn khó thở, để chống lại các tác nhân gây hen. Ngoài ra còn có thể châm bổ hoặc cứu các huyệt du mộ, các nguyên huyệt để bổ khí, bổ phế, tỳ, thận hư.
- Chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý. Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh (phấn hoa, bụi nhà, khói bụi công nghiệp, khói thuốc lá, lông động vật, thức ăn gây dị ứng…). Hạn chế gắng sức thể lực, tránh căng thẳng stress vì đây là những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các cơn hen.
- Tránh những thực phẩm không có lợi cho cơ thể như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, đồ ăn gây dị ứng tùy vào cơ địa của từng người. Thay vào đó là chế độ ăn giàu Vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lý, bổ sung Acid béo Omega 3 từ các loại cá và các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, mè…).
- Tập dưỡng sinh, tập thở, tập thiền: Việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân hen phế quản, tập hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí của bệnh nhân. Việc tập dưỡng sinh, tập thở, thiền sẽ giúp nâng cao sức khỏe để phòng tránh bệnh tật vì nó giúp cân bằng “tinh-khí-thần”.
7. Kết quả điều trị hen phế quản bằng Nam y
Với truyền thống chữa bệnh lâu đời (400 năm kinh nghiệm), qua thực tế điều trị hen phế quản bằng Nam y nhiều năm, lương y Phùng Tuấn Giang - nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã chữa thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị hen phế quản. Dưới đây là một số bệnh nhân điều trị hen phế quản tại Thọ Xuân Đường với những cảm tưởng về quá trình điều trị.
- Trường hợp bệnh nhân Mai Đình Quyền (67 tuổi, Đống Đa, Hà Nội).
Bệnh nhân bị hen phế quản từ đầu năm 2010, với tình trạng lên cơn hen thường xuyên vào đêm và gần sáng, điều trị bằng thuốc Tây y không đỡ. Sau đó, bệnh nhân đến Phòng khám Thọ Xuân Đường khám bắt mạch, tư vấn và điều trị. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân không còn lên cơn khó thở. Từ khi điều trị đến nay là 5 năm, bệnh không thấy xuất hiện lại các hen nữa, sức khỏe cải thiện rõ rệt.
- Trường hợp bệnh nhân Hà Thị Hà (35 tuổi, Phú Thọ)
Bệnh nhân bị hen phế quản từ nhỏ, bệnh tiến triển ngày càng nặng dần, đã điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. Cuối tháng 3/2014 bệnh nhân tìm đến phòng khám Thọ Xuân Đường để khám và điều trị. Đến tháng thứ 3 điều trị, bệnh nhân đã đã cắt được hoàn toàn cơn hen, cảm thấy người dễ chịu, ngủ ngon, sinh hoạt bình thường như chưa từng mắc bệnh hen phế quản vậy.
- Trường hợp bệnh nhân Trần Trung Hải (19 tuổi, Thường Tín, Hà Nội)
Lúc cháu 11 tuổi bị hen rất nặng, thường xuyên thở rít từng cơn, người gầy xanh tím tái… Gia đình chạy chữa bệnh hen cho cháu rất nhiều nơi nhưng bệnh không đỡ. Nhờ được nhiều bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh hen tại Thọ Xuân Đường giới thiệu, gia đình đã cho cháu đến đây khám và điều trị. Bệnh tình của cháu cải thiện rất tốt, các cơn hen thưa dần rồi cắt hẳn. Đến nay cháu đã 19 tuổi, người khoẻ mạnh, bệnh hen không tái phát lại nữa, sinh hoạt và học tập bình thường.
Còn rất nhiều bệnh nhân mắc hen phế quản được nhà thuốc Thọ Xuân Đường chữa khỏi gửi những lời nhận xét điều trị, những lời cảm ơn chân thành đến nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
Ngoài hen phế quản, nhà thuốc còn chữa các bệnh khác về đường hô hấp bằng Nam Y, Nam dược có kết quả tốt như:
- Viêm phế quản, viêm phế quản thể hen.
- Viêm phổi.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Lao phổi.
- Ung thư phổi.
- Ung thư khác di căn phổi, màng phổi.
8. Kết luận
Việc điều trị hen phế quản không đúng cách làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Hiện dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn dễ dàng sử dụng và không có tác dụng phụ kết hợp với châm cứu và tập thở có thể cắt cơn hen và điều trị ổn định bệnh từ căn gốc tạng phủ.
Với sự nghiên cứu toàn diện bệnh học theo y học hiện đại, lý luận y học cổ truyền, phân tích quy luật sinh học, Nam y không ngừng phát triển và có những thành tựu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tiến sĩ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang