Chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu

Thay đổi chế độ ăn là bước có tính quyết định để kiểm soát mỡ máu. Cùng tìm hiểu chế độ ăn chuẩn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu nhé!

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI RỐI LOẠN LIPID MÁU

Tỉ lệ người mắc rối loạn lipid máu ngày một tăng, không chỉ gặp ở người béo phì thừa cân mà một số người gầy cũng mắc bệnh khiến không ít người lo lắng. Tình trạng này kéo dài gây những hậu quả nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu, tăng huyết áp… Thay đổi chế độ ăn là bước có tính quyết định để kiểm soát mỡ máu. Cùng tìm hiểu chế độ ăn chuẩn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu nhé!

1.    Giảm cân, duy trì cân nặng lí tưởng

Chỉ số BMI lí tưởng là 19-23. Tùy theo mỗi bệnh nhân hiện đang có BMI bao nhiêu để tính toán năng lượng khẩu phần ăn.

Trung bình năng lượng cung cấp 25-30kcal/kg/ngày. Với bệnh nhân béo phì và thừa cân, giảm năng lượng khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcalo cho đến khi đạt mục tiêu về chỉ số BMI.

Không nên giảm quá nhanh vì cơ thể cần thời gian thích nghi, giảm quá nhanh có thể dẫn đến năng lượng không đủ cung cấp cho các hoạt động dễ dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi.

2.    Khẩu phẩn ăn đảm bảo sự cân bằng protid, lipid và glucid

•    Glucid

Đảm bảo khoảng 55-60% khẩu phần ăn. Nên ăn glucid đa dạng từ ngũ cốc, các loại củ như bột mỳ, khoai tây, gạo lứt, khoai lang, yến mạch…

•    Protid

Cung cấp 1g/kg/ngày. Trong đó ưu tiên sử dụng các loại đạm chứa ít chất béo như thịt có màu trắng: thịt gà, thịt ngan, thịt vịt (chú ý bỏ da vì da rất nhiều cholesterol), các loại cá nước ngọt, ngao, hến… 

Ngoài ra có sử dụng đạm thực vật có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đạm thực vật có nhiều trong nấm, các loại ngũ cốc họ đậu, quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều…

•    Lipid

Hạn chế chất béo, chỉ khoảng 12% khẩu phần. Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu hạt cải, dầu mè… tốt nhất là nên tự ép dầu vì các sản phẩm dầu bán trên thị trường thường được pha chế. 

Không nên ăn các thức ăn chứa nhiều mỡ từ phủ tạng động vật, tiết canh, tim, gan, thận, lòng đỏ trứng gà…

Không dùng các chất béo bão hòa từ mỡ động vật, bơ, phomat, sữa động vật… tăng cường các acid báo không bão hòa và dầu cá tự nhiên chứa DHA và omega 3 tốt cho sức khỏe.

3.    Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe

-    Bổ sung rau xanh có màu đậm và hoa quả để tăng cường chất xơ, giúp cho tiêu hóa tốt hơn và hạn chế hấp thu mỡ.
-    Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin E như gấc, cà rốt, giá đỗ…
-    Không ăn đồ đóng hộp, các thức ăn chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, đường tinh luyện, nước ngọt có ga…
-    Không uống rượu bia, các chất gas, các chất kích thích.
-    Ăn nhạt vừa phải để tránh các nguy cơ bệnh huyết áp, tim mạch.
-    Uống đủ nước để duy trì cân bằng nước điện giải.

4.    Rèn luyện thói quen ăn uống

-    Nên ăn đủ bữa không để bụng rơi vào tình trạng quá no hay quá đói. Tốt nhất nên chia nhỏ bữa, mỗi bữa cách nhau 3-4h.
-    Ăn chậm và nhai kĩ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, mỗi bữa ăn nên kéo dài khoảng 40 phút.
-    Không nên ăn đêm muộn, vì khi đó hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, hơn nữa ban đêm hoạt động ngủ tiêu hao rất ít năng lượng, khiến lượng mỡ thừa bị tích lũy.
-    Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ tập luyện cũng quan trọng không kém, góp phần tiêu hao năng lượng dư thừa và nâng cao thể trạng. Hơn nữa để kiểm soát tốt bệnh cần kết hợp sử dụng thêm thuốc hoặc các thảo dược như cây nần vàng, linh chi, giảo cổ lam, lá sen… để tăng hiệu quả.

Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986