PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y CHỮA PHÙ KHI MANG THAI
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, sản phụ trải qua nhiều khó khăn và vất vả. Bắt đầu từ tháng thứ 4,5 sản phụ có thể xuất hiện phù hay gặp nhất là ở chân. Nguyên nhân có thể do sinh lý cũng có thể báo hiệu tiền sản giật. Theo đông y, phù khi mang thai đa số do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, một số trường hợp là do khí trệ. Với các sản phụ đang mang thai việc dùng thuốc cần được theo dõi và kiểm soát kỹ lưỡng.
1. Do tỳ hư sinh thủy thũng
Tỳ hư, khí ở trung tiêu không vận hóa được thủy cốc, nước ứ lại ở da thịt gây phù thũng.
- Chứng trạng: Mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, sức kém, ngại nói, tay chân lạnh, miệng nhạt, ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, rêu lưỡi mỏng nhuận, mạch hư hoạt.
- Pháp chữa: kiện tỳ hành thủy
- Phương chữa: Toàn sinh bạch truật thang:
2. Do thận dương hư sinh phù thũng
Mệnh môn tướng hỏa suy, không ôn vận tỳ dương gây phù thũng.
- Chứng trạng: có thai vài tháng, mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, sợ lạnh, tay chân lạnh, đầy bụng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trì.
- Pháp chữa: ôn thận hành thủy
- Phương chữa: Chân vũ thang
3. Do thủy thấp
- Chứng trạng: có thai tay chân mình phù thũng, da đỏ sáng bóng, mặt trắng nhợt, đầu căng, hoa mắt, tim hồi hợp, ngực tức, lưng gối mỏi, bí tiểu tiện, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn. Nếu đọng nước bào thai (đa ối) bụng to nhiều, ngực bụng đầy tức, khí nghịch ko yên.
- Pháp chữa: thông khí hành thủy
- Bài thuốc: Phục linh đạo thủy thang
4. Do khí trệ
- Chứng trạng: Có thai 3 tháng, chân phù thũng, lân lên đùi, màu da không thay đổi, đi đứng khó khăn. Nếu nặng thì ngón tay, ngón chân chảy nước vàng, tinh thần uất ức, đầu choáng căng đau, ngực bụng đầy chướng, ăn ít, rêu lưỡi nhờn dầy, mạch trầm huyền hoạt.
- Pháp chữa: Kiện tỳ, hành khí, lợi thủy
- Phương chữa: Bổ trung ích khí + Ngũ bì ẩm
Sản phụ khi mang thai cần đi khám định kỳ, chú ý những biểu hiện phù và những triệu chứng toàn thân khác. Chữa phù khi mang thai bằng thuốc đông y rất hiệu quả, tốt nhất nên được thầy thuốc khám trực tiếp để chẩn đoán đúng thể bệnh.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)