VẾT MỔ ĐẺ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
Mổ đẻ không phải là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện nay, càng ngày càng có nhiều người lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên sau mổ có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau mà không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu nguy cơ gây ra từ vết mổ đẻ và cách phòng tránh.
1. Những biến chứng có thể xảy ra ở vết mổ đẻ
Sau sinh khoảng 5-7 ngày các sản phụ sẽ được xuất viện và nếu mọi thứ ổn thì khoảng ngày thứ 7-9 có thể cắt chỉ. Trong quá trình chăm sóc vết mổ trước khi cắt chỉ và sau khi vết mổ đã liền sẹo có thể xuất hiện các vấn đề sau:
- Vết mổ sưng đỏ
Tại vết mổ có thể thấy sưng nề màu đỏ, có thể chảy mủ tử vết mổ ra bên ngoài. Bệnh nhân có thể thấy đau tại vết mổ, đau tăng khi ấn vào. Tại vết mổ có thể thấy nóng khó chịu. Sưng đau vết mổ có thể lan rộng ra khu vực xung quanh nếu không điều trị kịp thời.
Tình trạng này thường do viêm nhiễm, vì vậy bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, sốt cao, đôi khi ớn lạnh.
- Vết mổ hở
Do cơ địa mà thời gian lành vết mổ sẽ nhanh hoặc chậm. Một số trường hợp do chỉ khâu bục, dị ứng chỉ khâu, rút chỉ quá sớm hoặc do sau rút chỉ thì vết mổ bị bung ra khiến vết mổ đẻ bị hở, phần thịt bên trong lòi ra ngoài.
- Tụ dịch tại vết mổ
Tình trạng này cũng khá thường gặp, do có 1 lớp dịch đọng lại trong các hốc tạo thành trong vết mổ. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau mổ hoặc 1 thời gian dài sau mới xuất hiện.
Tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng việc tụ dịch có thể gây ra rong huyết, khó thụ thai.
- Mốt số vấn đề khác
Chảy máu tại vết mổ, vết mổ không liền, đau tại vết mổ và 1 số vấn đề khác có thể xảy ra tùy cơ địa của bệnh nhân.
2. Cách chăm sóc vết mổ để tránh các biến chứng
Để vết mổ nhanh liền không bị biến chứng thì ngoài chăm sóc vết mổ cần chú ý chế độ dinh dưỡng và vận động
- Chế độ dinh dưỡng
Sau sinh sản phụ cần được ăn đầy đủ dinh dưỡng, không được kiêng quá kĩ mà có thể khiến cơ thể bị thiếu chất. Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như nước cơm, nước cháo loãng đến khi xì hơi được mới ăn đặc hơn.
Sản phụ nên ăn nhiều chất đạm, canxi, vitamin. Không được ăn các đồ tanh, sống, đồ lạnh, thực phẩm để qua đêm, đóng hộp. Sản phụ cũng cần uống nhiều nước ấm để đủ cung cấp sữa cho con cũng như nhanh hồi phục sức khỏe.
- Chế độ vận động
Sau sinh không nên nằm im bất động mà cần đứng dậy vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông và nhanh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên sau sinh cơ thể yếu đuối nên cần chú ý nghỉ ngơi và tập luyện vừa sức, không nên quá sức.
Việc vận động đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và tránh được tình trạng dính ruột.
- Chăm sóc vết mổ sau sinh
Trong tuần đầu tiên
Vết mổ chưa liền nên cần được vệ sinh mỗi ngày, tránh nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng cần được dùng thêm kháng sinh, chống viêm để tránh nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác.
Sau khi vệ sinh thì nên băng vết mổ lại bằng gạc sạch, thay gạc 2 lần mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Dung dịch vệ sinh phù hợp chính là betadine và povidine 10%
Trong tuần thứ 2
Sau sinh khoảng 7-10 ngày sẽ kiểm tra vết mổ và cắt chỉ. Sau đó vẫn dùng các dung dịch vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Chú ý nên làm nhẹ nhàng để tránh vết mổ bị bục ra ngoài. Giai đoạn này không cần băng kín mà có thể để thoáng để vết mổ khô tự nhiên.
Từ tuần thứ 3
Vết mổ đã liền, không cần vệ sinh thường xuyên mà chỉ cần giữ gìn sạch sẽ là được.