Các yếu tố nguy cơ
Tai biến mạch máu não đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Những bệnh nhân sống sót cũng có nguy cơ gặp nhiều di chứng và là gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội. Do đó việc xác định được những yếu tố nguy cơ để có biện pháp phòng tránh là rất cần thiết. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thường góp phần gây nên đột quỵ não mà chúng ta cần biết.
• Tiền sử về gia đình có người bị tai biến mạch máu não, đau tim, tai biến mạch máu não thoáng qua.
• Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn.
• Huyết áp cao - nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp cao hơn 115/75 mmHg. Bác sĩ sẽ giúp quyết định huyết áp mục tiêu dựa vào tuổi tác, có bệnh tiểu đường và các yếu tố khác.
• Cholesterol cao - mức tổng cholesterol trên 200 mg mỗi dL (mg/dL), hoặc 5,2 millimoles mỗi lít (mmol/L).
• Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
• Bệnh tiểu đường.
• Dị dạng mạch máu não.
• Thừa cân (chỉ số khối cơ thể 25 - 29) hoặc béo phì (chỉ số khối cơ thể là 30 hoặc cao hơn).
• Vận động ít, không hoạt động thể lực.
• Bệnh lý tim mạch, bao gồm cả suy tim, khuyết tật tim, nhiễm trùng tim, hoặc nhịp tim bất thường.
• Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon bao gồm estrogen.
• Uống rượu nặng.
• Sử dụng ma túy như cocaine và methamphetamine.
Bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác, và phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, nam giới có đột quỵ và chết mỗi năm nhiều hơn phụ nữ. Người da đen có nhiều khả năng có đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác.
Phòng bệnh
Phòng bệnh hiện nay, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) là phòng từ lúc chưa bị bệnh, khi có yếu tố nguy cơ và phòng bệnh trong cả giai đoạn điều trị cũng như sau điều trị.
Phòng bệnh trong tai biến mạch máu não được chia làm 4 cấp như sau:
Phòng bệnh cấp 0
Với yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên, đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Do đó, nên có thông tin rộng rãi để các đối tượng trên để được theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết áp như hạn chế ăn mặn, tránh căng thẳng tinh thần, hạn chế ăn các đồ ăn nhanh đồ nhiều chất béo để giảm nguy cơ thừa cân béo phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Bên cạnh đó yếu tố thời tiết cũng cần được chú trọng nên mặc ấm khi thay đổi thời tiết nhất là từ nóng chuyển sang lạnh hay đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột, không tắm đêm quá muộn... Ngoài ra cần phòng thấp tim một cách hiệu quả để tránh tổn thương van tim như tránh ở nơi ẩm thấp, giữ ấm cổ khi trời lạnh để tránh viêm họng. Khi bị thấp tim phải được theo dõi và điều trị đúng .
Phòng bệnh cấp 1
Khi có yếu tố nguy cơ phải điều trị để tránh xảy ra tai biến theo y lệnh của bác sỹ. Cần theo dõi và điều trị tăng huyết áp bằng cách thay đổi chế độ ăn và sử dụng thuốc hạ áp. Khi có xơ vữa động mạch cần điều trị bằng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu bằng như aspirine hay disgren, điều trị hẹp hai lá bằng chống đông khi có rung nhĩ hay nong van hoặc thay van...
Phòng bệnh cấp 2
Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thoáng qua phải tìm các yếu tố nguy cơ để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành thì tránh tái phát bằng cách điều trị các nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Phòng bệnh cấp 3
Trong giai đoạn điều trị bệnh,nên thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1-2 giờ hay nằm đệm nước để tránh loét. Vận động tay chân sớm để tránh cứng khớp. Kết hợp với khoa phục hồi chức năng để luyện tập cho bệnh nhân đồng thời hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân tập luyện tại nhà. Ðòi hỏi sự kiên trì tập luyện vì hồi phục kéo dài đến hai năm sau tai biến.
BS. Nguyễn Thị Minh (Thọ Xuân Đường)