BÀI TẬP HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH TOẠ
Đau dây thần kinh tọa là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang dần trẻ hóa và gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất tránh gây biến chứng, ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, các bài tập vật lý trị liệu thông thường luôn luôn được ưu tiên kết hợp giúp người bệnh giảm đau nhức nhanh và hạn chế tái phát bệnh. Vậy, những bài tập hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa nào người bệnh nên tập luyện, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm hiểu nhé!
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010, bệnh nhân đau dây thần kinh tọa thực hiện những bài tập kết hợp với biện pháp điều trị tăng 32% khả năng phục hồi tổn thương rễ thần kinh và tăng 65% khả năng vận động ở vùng thắt lưng.
Một số bài tập tốt cho người bệnh đau dây thần kinh tọa
Bài tập ôm gối
Bài tập ôm gối có cường độ nhẹ nhàng và được khuyến khích thực hiện đầu tiên trong quá trình tập luyện. Bài tập này tác động nhẹ nhàng đến đốt sống thắt lưng, làm giảm chèn ép lên đĩa đệm và rễ thần kinh, giúp cơ thể thích nghi với những động tác có cường độ mạnh hơn.
Thực hiện: Cơ thể nằm ngửa trên mặt sàn, chân và tay thả lỏng duỗi thẳng. Từ từ nhấc đầu gối chân trái lên co về phía ngực. Sau đấy dùng 2 tay đan vào nhau kéo đầu gối chân trái xuống càng sát ngực càng tốt. Thả lỏng các khớp vai và cổ. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 giây và trở lại vị trí chuẩn bị. Thực hiện tương tự đối với chân phải.
Khi thực hiện, nên kết hợp với việc thở nhịp nhàng để điều hòa và kích thích các dây thần kinh phân nhánh trong cơ thể. Nếu người bệnh thấy đau nhức vùng lưng dưới khi thực hiện, có thể rút ngắn thời gian thực hiện còn khoảng 10 – 15 giây.
Bài tập kéo giãn cơ lưng hông ở tư thế nằm
Thực hiện: Nằm ngửa trên mặt phẳng, kê sau đầu 1 chiếc gối thấp. Gập nhẹ đầu gối chân phải. Gác bàn chân trái lên phía đùi chân phải. Dùng hai tay giữ đùi phải và kéo nhẹ về phía ngực trong khoảng từ 20 – 30 giây. Chú ý hít thở sâu và giữ nguyên vùng xương cụt trên sàn nhà trong suốt quá trình và hông thẳng. Lặp lại tương tự với chân bên kia.
Bài tập ngồi gập người về phía trước
Bài tập ngồi gập người về phía trước tác động rất tốt lên phần lưng của người bệnh, vùng thắt lưng, đùi và hông sẽ linh hoạt hơn rất nhiều. Phía sau lưng của người bệnh sẽ được kéo giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức do làm giảm được chèn ép rễ thần kinh tọa.
Thực hiện: Tư thế ngồi thẳng lưng và thẳng hai chân sao cho hai chân đặt sát nhau. Hít vào khi bạn vươn hai cánh tay lên cao trên đầu, và sau đó từ từ gập người một chút cùng với hai cánh tay. Hãy nghỉ một chút, sau đó, hít vào và tiếp tục từ từ gập người xuống một chút nữa. Dùng khớp hông để gập thân trên sao cho thân trên nằm trên chân của bạn – như tư thế đang nằm nghỉ ngơi trên đùi một cách thoải mái. Hãy lần lượt đặt bụng, đến ngực đến mũi và đầu chạm lên chân bạn. Đồng thời, trượt ngón trỏ và ngón giữa của mỗi bàn tay vào giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai của hai bàn chân bạn. Sau đó, cuộn tròn các ngón tay bên dưới và nắm chặt các ngón chân cái, quấn các ngón tay cái quanh hai ngón tay còn lại để cố định. Với mỗi lần hít vào, dùng tay kéo dài thân trên của bạn một chút. Với mỗi lần thở ra, gập sâu hơn một chút. Giữ tư thế đến một phút. Sau đó, từ từ thả tay ra khỏi ngón chân và nâng người từ từ lên lại vị trí ngồi thẳng chân và thẳng lưng ban đầu.
Tư thế em bé
Bài tập giúp bạn giải tỏa tốt căng thẳng, thư giãn cả vùng ngực và vai, đồng thời giúp thư giãn và kéo dài cột sống, giảm đau thần kinh tọa.
Thực hiện: Ngồi xuống sàn tập, gập chân lại và ngồi lên gót chân. Khi đã cảm thấy thoải mái thì bạn hãy mở rộng đầu gối và hông, đồng thời hít thở đều. Tiến hành gập người về phía trước giữa 2 đùi, kết hợp thở ra. Từ từ mở rộng phần hông. Vươn thẳng tay qua đầu và điều chỉnh sao cho thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn tập và cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn. Có thể duy trì tư thế này khoảng từ 30 giây đến vài phút. Kết thúc tư thế cần hít thở đều và từ từ nâng người lên.
Tư thế rắn hổ mang
Đây là một trong những tư thế uốn lưng giúp cho cột sống trở nên khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Từ đó giúp làm giảm nhẹ các cơn đau thần kinh tọa. Ngoài ra còn giúp mở phổi, vai và ngực.
Thực hiện: Nằm sấp xuống mặt sàn tập ở tư thế 2 chân khép, 2 tay buông xuôi. Từ từ di chuyển 2 tay lên vị trí ngang vai và chống lòng bàn tay xuống sàn. Sau đó từ từ dùng lực tay để nâng người lên. Hít vào sâu và nâng đầu lên cao, tay sẽ gập theo khuỷu tay. Cần chú ý hơi ngửa cổ về phía sau sao cho thành tư thế giống như con rắn hổ mang. Mở rộng vai, siết chặt cơ bụng lại, phần đùi và chân chạm với mặt sàn. Cần giữ tư thế này khoảng 15 – 30 giây, thở đều. Cuối cùng thả lỏng cơ thể mà từ từ đưa người về tư thế nằm sấp, 2 tay đặt cạnh đầu.
Lưu ý: Động tác này chống chỉ định với bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay, chấn thương lưng, nhức đầu, mới trải qua phẫu thuật bụng hay phụ nữ mang thai.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282