CÁC VỊ THUỐC THANH NHIỆT HAY DÙNG NHẤT HIỆN NAY
Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính chất hàn lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người. Dân gian sử dụng rất nhiều vị thuốc thanh nhiệt khác nhau để điều trị các chứng sốt cao do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng, hoặc do thử nhiệt gây say nắng. Cùng tìm hiểu các vị thuốc thanh nhiệt hay dùng nhất hiện nay!
1. Thạch cao
Bộ phận dùng: khoáng chất thiên nhiên có thành phần chính là calci sunfat
Tính vị quy kinh: vị ngọt, cay, tính hàn. Quy kinh Phế, Vị
Tác dụng: thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền chỉ khát
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa các chứng cảm mạo phong hàn, biểu thực không có mồ hôi, phiền táo, vật vã trằn trọc
- Chữa ho suyễn do nhiễm trùng, các trường hợp viêm phế quản, viêm phổi, hen
- Chữa khát do sốt cao mất tân dịch
- Giải độc, chữa viêm tuyến vú, sưng lợi, loét miệng
- Chữa sốt phát ban, chảy máu dưới da.
Liều lượng: 12-30g/ngày
2. Chi tử
Bộ phận dùng: quả chín phơi sấy khô của cây dành dành (Gardenia Jasminoides Ellis), thuộc họ cà phê (Rubiaceae).
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính lạnh. Quy kinh Tâm, Can, Phế, Vị
Tác dụng: thanh nhiệt giáng hỏa, thanh huyết nhiệt, lợi niệu
Ứng dụng lâm sàng:
- Hạ sốt cao, vật vã
- Chữa các chứng bí đái, đái ra máu
- Chữa hoàng đản nhiễm trùng, cầm máu do sốt cao gây chảy máu, chữa viêm dạ dày, viêm màng tiếp hợp.
Liều lượng: 4-12g/ngày
3. Trúc diệp
Bộ phận dùng: Sử dụng lá cây tre (Lophatherum gracile Brongn), cây vầu thuộc họ Lúa (Gramineae).
Tính vị quy kinh: vị cay, đạm, ngọt, tính hàn quy kinh Tâm, Vị
Tác dụng: thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền an thần
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa các chứng sốt cao, miệng lở loét
- An thần khi sốt cao vật vã
- Chữa ho đau họng, viêm phế quản
Liều lượng: 4-24g/ngày
4. Rễ sậy (Lô căn)
Bộ phận dùng: rễ tươi hay phơi khô của cây sậy (Phragmites communis (L) Trin), thuộc họ Lúa (Gramineae).
Tính vị quy kinh: ngọt, tính Hàn. Quy kinh Vị, Phế
Tác dụng: thanh phế nhiệt, vị nhiệt
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm phế quản, viêm họng, nôn mửa do sốt cao
- Chữa ngộ độc thức ăn do cua.
Liều lượng: 20-40g/ngày
5. Hạ khô thảo
Bộ phận dùng: hoa và quả cây hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), thuộc họ Hoa môi (Labiatae).
Tính vị quy kinh: vị đắng cay, tính Hàn. Quy kinh Can, Đởm
Tác dụng: thanh can hỏa, hoạt huyết, lợi niệu
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, viêm hạch, lao hạch
- Chữa dị ứng, ngứa, chàm, hạ sốt
- Cầm máu do ứ huyết gây thoát quản như rong huyết, ngã sưng đau
Liều lượng: 8-20g/ngày
6. Hạt muồng (Thảo quyết minh)
Bộ phận dùng: hạt phơi khô của cây muồng (Senna obtusifolia (L.) H.S.Irwin & Barneby), thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tính vị quy kinh: vị mặn, tính bình. Quy kinh Can, Thận
Tác dụng: bình can nhuận tràng
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, hạ sốt
- Nhuận tràng, dùng lá tươi xát chữa hắc lào
Liều lượng: 8-20g/ngày
7. Hạt mào gà trắng (Thanh Tương tử)
Bộ phận dùng: hạt chín phơi khô của cây mào gà trắng (Celosia argentea L.), thuộc họ Dền (Amanthaceae).
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính Hàn. Quy kinh Can
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, cầm máu
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chữa dị ứng, ngứa
- Chữa nhức đầu, hạ sốt, chảy máu do sốt nhiễm trùng
Liều lượng: 4-12g/ngày
8. Cây cối xay
Bộ phận dùng: dùng toàn cây bỏ rễ phơi khô của cây cối xay (Abutilon indicum L.), thuộc họ Bông (Malvaceae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình. Quy kinh Can, Bàng quang
Tác dụng: khu phong, thanh nhiệt, thăng thanh giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết
Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, viêm bàng quang, sốt cao
Liều lượng: 8-12g/ngày
9. Mật gấu
Bộ phận dùng: mật của con gấu ngựa (Ursus thibetanus)
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính Hàn. Quy kinh Can, Đởm, Tâm
Tác dụng: thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa sốt cao, viêm màng tiếp hợp
- Chống sưng đau do chấn thương và viêm nhiễm
Liều lượng: 0.3 – 0.6g/ngày
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe quý vị vui lòng liên hệ đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995